Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 16, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075v - 1077) - THCS Tân Châu

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

Giúp học sinh hiểu được:

- Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.

-Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiết là hành động tự vệ chính đáng của ta.

2. Tư tưởng :

- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ ngoại xâm.

-Giáo dục lòng tự hào, biết ơn vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lớn với đất nước.

3. Kỹ năng :

 -Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy.

-Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 16, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075v - 1077) - THCS Tân Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 NS: 22/10/07 Tiết 15 ND: 26/10/07 Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được: - Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước. -Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiết là hành động tự vệ chính đáng của ta. 2. Tư tưởng : - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ ngoại xâm. -Giáo dục lòng tự hào, biết ơn vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lớn với đất nước. 3. Kỹ năng : -Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy. -Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử. II. Tài liệu- phưng tiện dạy học: -Bản đồ cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống ( 1075 – 1077 ) III. Tiến trình dạy học: 1. Ôån định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ : 2.1.Nhà Lý được thành lập như thế nào? Tại sao năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long? 2.2. Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nuớc? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài mới: Sau khi thi hành hàng loạt các biện pháp nhằm đẩy mạnh công cuộc củng cố và xây dựng đất nước; nền độc lập và thống nhất quốc gia được giữ vững. Đất nước yên bình. Nhưng bọn phong kiến phương Bắc chưa bao giờ chịu từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta. Từ giữa thế kỉ XI, quan hệ giữa 2 nước Việt – Tống bị cắt đứt bởi nhà Tống có những hành động khiêu khích , xâm lược Đại Việt. Vậy nhà Lý đã đối phó như thế nào? Kết quả ra sao? Bài 11 chúng ta cùng tìm hiểu. Bài này chúng ta học trong 2 tiết, tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu phần I. b.Hoạt động dạy học: -HS đọc mục 1/ 38, / SGK. -H: Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược nước ta? ( Nhà Tống gặp nhiều khó khăn: Tài chính, nội bộ triều đình, đời sống nhân dân, nhiều cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra, phía bắc bị tộc người Liêu, Hạ quấy phá) -Giảng: Nhà Tống xâm lược nước ta nhằm mục I.Giai đoạn thứ nhất ( 1075) 1.Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta: đích gì? -HS đọc đoạn chữ nhỏ / 39/ SGK. -GV giảng mở rộng: Chúng ngấm ngầm chuẩn bị kế hoạch xâm chiếm Đại Việt làm cho quan hệ giữa hai nước ngày một xấu đi: Phía bắc, ngăn cản nhân dân 2 miền biên giới đi lại, quấy phá lãnh thổ, dụ dỗ tù trưởng dân tộc ít người; Phía nam, xúi giục Cham-pa đánh lên. -H: Tại sao nhà Tống xúi giục Cham-pa đánh lên Đại Việt? ( Nhằm làm suy yếu lực lượng của ta và gây mất ổn định tình hình " Chúng dễ bề đánh chiếm , thực hiện âm mưu xâm lược) -H: Trước âm mưu của nhà Tống ta đã phải làm gì? -GV sơ kết mục 1, chuyển ý sang mục 2 -H:Sớm phát hiện được âm mưu của nhà Tống, nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào? -H:Em biết gì về Lý Thường Kiệt?( chữ nhỏ SGK/39) GV : Sinh 1019, tại Thăng Long, vốn họ Ngô tên Tuấn. Đến đời Lý Thánh Tông, vua được nhận làm con nuôi, đổi sang họ Lý – tên Thường Kiệt. -H:Sau khi được cử làm tổng chỉ huy kháng chiến, Lý Thường Kiệt đã làm gì? -H:Tại sao lại phải chinh phạt Champa?( phá tan mưu đồ phối hợp với Champa của nhà Tống, ổn định biên giới phía nam) Giảng: Năm 1072, vua Lý Thánh Tông chết, vua mới là Lý Nhân Tông còn nhỏ tuổi, cả nước lo việc tang " nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt. -H:Trước tình hình đó, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì? - Đọc câu nói cuả Lý Thường Kiệt. -H:Qua đó, em có suy nghĩ gì về chủ trương này? ( táo bạo) Giảng:Thực hiện chủ trương này,ông gấp rút chuẩn bị cho cuộc tấn công vào những nơi tập chung quân lương của nhà Tống, gần biên giới Đại Việt:Châu Ung, Châu Khâm, Châu Liêm. -GV treo bản đồ “ cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077), giơí thiệu 3 mục tiêu và giải thích kí hiệu GV tường thuật diễn biến. “10. 1975rút quân về nước” trên bản đồ. -HS thảo luận:Qua diễn biến kết quả của cuộc tập kích của quân ta vào đất Tống.Cho biết tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ mà không phải cuộc tấn công xâm lược? (+Ta chỉ tấn công vào các căn cứ quân sự, các kho lương thảo - là những nơi nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. +Trên đường đi, ta cho yết bảng nói rõ mục đích của cuộc tấn công là để tự vệ. +Sau khi hoàn thành mục tiêu cuộc tấn công, ta chủ động nhanh chóng rút về nước.) -H:Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý thắng lợi có ý nghĩa như thế nào? - Tài thao lược của Lý Thường Kiệt, việc tập kích sang đất Tống để tự vệ là cần thiết và chính đáng. -Để giải quyết tình hình khó khăn trong nước và bành trướng lãnh thổ. 2.Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ: Nhà Lý chủ động đối phó: +Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy kháng chiến. +Tăng cường lực lượng quốc phòng. +Chinh phạt Champa. -Tiến công trước để tự vệ. *Diễn biến: -10. 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ – bộ, chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống. -Trên đường đi, cho yết bảng nói rõ mục đích tiến công để tự vệ. * Kết quả: - Sau 42 ngày đêm chiến đấu, ta đã làm chủ Ung Châu, tướng giặc Tô Giám phải tự tử. Sau thắng lợi,Lý Thường Kiệt chủ động rút quân về nước. *Ý nghĩa: Quân Tống: hoang mang, bị động phải thay đổi kế hoạch, chậm thời giam xâm lược nước ta. -Ta: Có thời gian chuẩn bị tốt hơn cho kháng chiến. 4.Củng cố bài học: a. Bài tập: 1. Nhà lý đã chủ động đối phó : a. Cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy cuộc khag1 chiến. b. Tăng cường lực lượngquốc phòng . c. Bãi chức các tù trưởng. d. Liên kết với Chăm –Pa. 2. Trình bày diễn biến, kết quả cuộc tấn công tự vệ của quân ta vào đất Tống trên bản đồ. Nêu ý nghĩa? b. Kết luận: Nhà Tống có âm mưu xâm lược nước ta nhằm bành trướng lãnh thổ và để giải quyết những khó khăn trong nước . Trước những âm mưu đó nhà Lý đã chủ động tấn công trước để tự vệ , cho quân đánh vào những khu căn cứ quân sự , những khu tập kết lương thảo của quân Tống để chuẩn bị tấn công vào nước ta là Châu Ung , Châu Khâm , Châu Liêm, làm giảm và chậm cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nước ta. 5.Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị phần II ( bài 11): Giai đoạn thứ 2 ( 1076 – 1077)

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_tiet_16_bai_11_cuoc_khang_chien_chong_quan.doc
Giáo án liên quan