Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 27+28 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp,

thương nghiệp thời Trần.

- Học sinh nắm được nguyên nhân phát triển kinh tế thời Trần.

- Học sinh nắm được các tầng lớp xã hội thời Trần.

2. Kỹ năng: Rèn có học sinh kĩ năng tự nghiên cứu, phát hiện, nhận xét, đánh

giá

3. Thái độ: Biết trân trọng thành quả kinh tế về: NN, thủ CN, thương nghiệp

thời Trần

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, chủ động, sáng tạo

- Năng lực hợp tác, tương tác để giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận xét, đánh giá thành quả kinh tế thời Trần

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Phiếu học tập( phiếu 1,2)

2.Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi của GV

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Rèn cho học sinh phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể, phối hợp với

học tập hợp tác; thông qua kiểm tra, đánh giá

2. Kĩ thuật:

- Chuyển giao, thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

- Trao đổi, thảo luận, báo cáo kết quả học tập của học sinh

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 27+28 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 18/11/2019 Tiết 27. Bài 15 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VĂN HOÁ THỜI TRẦN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Học sinh nắm được tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Trần. - Học sinh nắm được nguyên nhân phát triển kinh tế thời Trần. - Học sinh nắm được các tầng lớp xã hội thời Trần. 2. Kỹ năng: Rèn có học sinh kĩ năng tự nghiên cứu, phát hiện, nhận xét, đánh giá 3. Thái độ: Biết trân trọng thành quả kinh tế về: NN, thủ CN, thương nghiệp thời Trần 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, chủ động, sáng tạo - Năng lực hợp tác, tương tác để giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận xét, đánh giá thành quả kinh tế thời Trần II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: Phiếu học tập( phiếu 1,2) 2.Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi của GV III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Rèn cho học sinh phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; thông qua kiểm tra, đánh giá 2. Kĩ thuật: - Chuyển giao, thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS - Trao đổi, thảo luận, báo cáo kết quả học tập của học sinh IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút Đề bài: Câu 1: (8 điểm) Trình bày những nguyên nhân thắng lợi của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên ( Thế kỉ XIII)? Câu 2: (2 điểm) Em có đánh giá gì về công lao của Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến? Hướng dẫn chấm Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân. 2,0 - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần chăm loc sức dân, nâng cao đời sống vật 2,0 chất, tinh thần của nhân dân tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. - Tinh thần hi sinh quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc địch từ thế mạnh sang thế yếu, từ chủ động sang bị động để tiêu diệt chúng 2,0 2 - Trần Hưng Đạo là tổng chỉ huy cuộc kháng chiến. 1,0 - Cùng với vua Trần đề ra đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. 1,0 Tổng điểm toàn bài 10,0 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Sau chiến tranh nhà Trần đã làm gì để khôi phục nền kinh tế nông nghiệp? Thủ công nghiệp? Thương nghiệp? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung HDHS quan sát 6 dòng đầu HĐ cá nhân(2”) H: Chỉ ra những việc làm của nhà Trần nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp? GVgọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung, hoàn thiện Hỏi: Ruộng đất được phân chia thành mấy loại? GV cho học sinh hoạt động nhóm 2 thông qua phiếu bài tập( 2”) Phiếu 1 Chỉ rõ từng loại đất do ai cai quản? + Ruộng đất công làng xã: .............................................................. .............................................................. + Ruộng đất điền trang, thái ấp: .............................................................. + Ruộng đất tư hữu: .............................................................. Hỏi: Em nêu nhận xét của mình về tình hình kinh tế nông nghiệp thời Trần? I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Kinh tế thời Trần sau chiến tranh * Nông Nghiệp - Những việc làm của nhà Trần + Mở rộng diện tích trồng trọt, khai khẩn đất hoang + Thành lập làng xã, củng cố đê điều + Chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang - Ruộng đất: + Ruộng đất công làng xã: ruộng đất nhà nước giao cho dân làm và nộp thuế + Ruộng đất điền trang, thái ấp: phần ruộng đất do Vương hầu, quý tộc cai quản + Ruộng đất tư hữu: địa chủ cai quản -> Kinh tế nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển HS đọc SGK ( trang 69) H: Chỉ ra những nghành nghề chính của thủ công nghiệp nhà nước và nghành nghề thủ công nghiệp trong nhân dân? H: Em có nhận xét gì về chất lượng các sản phẩm thủ công? H: Tại sao Thăng Long, Vân Đồn là trung tâm kinh tế sầm uất? H: Em có nhận xét gì về sự phát triển kinh tế Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần? GV chốt mục 1: Nhà Trần đã làm gì để khôi phục và phát triển KT? * Thủ công nghiệp - TCN nhà nước: phát triển với nhiều nghành nghề như làm đồ gốm tráng men, đúc đồng, làm giấy, chế tạo vũ khí, đóng thuyền - TCN trong nhân dân: làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy, mộc, xây dựng, khai khoáng... - Thành lập các làng nghề, phường nghề - Chất lượng sản phẩm thủ công ngày càng tốt đẹp hơn, trình độ kĩ thuật cao *Thương nghiệp - Chợ búa mọc lên ở nhiều nơi tập trung ở đô thị, thương cảng - Xuất hiện nhiều thương nhân - Thăng Long, Vân Đồn là trung tâm kinh tế sầm uất thu hút nhiều thương nhân trong và ngoài nước HS đọc SGK trang 70 Hỏi: Xã hội thời Trần chia mấy tầng lớp chính? Đó là tầng lớp nào? Tầng lớp thống trị, bị trị gồm những lớp người nào? Phiếu 2 H: Chỉ rõ đặc điểm của từng lớp người đó trong xã hội? - Tầng lớp thống trị gồm: + Vương hầu, quý tộc: ............................................................ ............................................................ + Địa chủ:......................................... ............................................................ - Tầng lớp bị trị: + Nông dân tá điền, lĩnh canh: ............................................................ ............................................................ + Thợ thủ công, thương nhân: ............................................................ + Nông nô, nô tì:.............................. ............................................................. + HĐ nhóm 4 2. Xã hội thời Trần sau chiến tranh. - Xã hội thời Trần chia 2 tầng lớp chính - Tầng lớp thống trị : + Vương hầu, quý tộc : Nhiều ruộng đất, nhiều đăc quyền, đặc lợi, nắm giữ chức vụ chủ chốt + Địa chủ : giàu có, nhiều ruộng đất giao cho nông dân làm và thu thuế - Tầng lớp bị trị : + Nông dân tá điền, lĩnh canh : Nhận ruộng đất công của nhà nước, ruộng đất của địa chủ làm và nộp tô thuế + Thợ thủ công, thương nhân : sản xuất ra sản phẩm thủ công và trao đổi buôn bán + Nông nô, nô tì : là tầng lớp thấp hèn, bị lệ thuộc và bị bóc lột nặng nề +Thời gian HĐ (5”) + Các nhóm trao đổi phiếu để KT và bổ sung cho nhau + Cử đại diện 1 nhóm lên trình bày + Các nhóm khác bổ sung,hoàn thiện + HS tự chấm điểm, công bố kết quả GV chốt KT cho HS ghi vở HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Hãy trình bày tóm tắt những nét chính về tình hình kinh tế thời Trần thế kỷ XIII?( Nông nghiệp, thủ CN, thương nghiệp) HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng(trên lớp/ở nhà) ? Theo em sự phục hồi phát triển kinh tế có tác dụng gì trong công cuộc xây dựng chính quyền? Củng cố chính quyền vững mạnh, đời sống nhân dân sung túc, xã hội ổn định HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa bộ máy quan lại và hệ thống hành chính các cấp thời Lý- Trần? + Giống nhau: Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền gồm 3 cấp + Khác nhau:Bộ máy thời Trần quy chủ, đầy đủ hơn có chế độ Thái Thượng hoàng V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chỉ ra những nét hoạt động văn hóa thời Trần về tín ngưỡng, nho giáo, phật giáo, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán? - Văn học chữ Hán, giáo dục có bước phát triển NTN - Kể tên những công trình kiến trúc điêu khắc có giá trị thời Trần Ngày giảng: 21/11/2019 Tiết 28. Bài 15 SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HOÁ THỜI TRẦN (Tiếp) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Học sinh nắm được những nét chính về văn hóa thời Trần. - Học sinh biết nhận xét về văn học, giáo dục, khoa học-kĩ thuật thời Trần. - Nắm được những nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần. 2. Kỹ năng: Rèn có học sinh kĩ năng tự nghiên cứu, phát hiện, nhận xét, đánh giá 3. Thái độ: Biết trân trọng những thành tựu về văn hóa, văn học, giáo dục và những nét độc đáo về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, chủ động, sáng tạo - Năng lực hợp tác, tương tác để giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù: - Năng lực nhận xét, đánh giá sự kiện II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: - Bài soạn, phiếu học tập( phiếu 1,2,3,4) 2.Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi của GV III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Rèn cho học sinh phương pháp tự học; tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; thông qua kiểm tra, đánh giá 2. Kĩ thuật: - Chuyển giao, thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS - Trao đổi, thảo luận, báo cáo kết quả học tập của học sinh IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: H: Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động(5’’) Hỏi: Dưới thời Trần nguồn thu nhập chính của nhà nước từ những loại ruộng đất nào trong các phương án sau? A. Ruộng đất công làng xã; B: Ruộng đất của Vương hầu, quý tộc; C: Ruộng đất tư hữu của địa chủ H: Giáo dục thời Trần có điểm gì mới và tiến bộ hơn thời Lý? (Trường học được mở rộng phục vụ tất cả các đối tượng theo học; khoa thi mở thường xuyên; ra đời Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu) HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung GV cho học sinh đọc SGK mục 1 II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA (trang 71) 1. Đời sống văn hoá H: Hãy chỉ ra những nét đặc sắc về đời sống văn hóa thời Trần về: - Tín ngưỡng cổ truyền - Nho giáo, phật giáo - Sinh hoạt văn hóa GV cho HS hoạt động nhóm 2 Thời gian HĐ: 5” Phiếu 1: Đời sống VH Nội dung -Tín ngưỡng cổ truyền -Nho giáo, phật giáo - Sinh hoạt văn hóa - Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân + Thờ tổ tiên + Thờ các vị anh hùng dân tộc + Thờ những người có công lao - Phật giáo, nho giáo đều phát triển mạnh và ngày càng được nâng cao - Sinh hoạt văn hoá: ca hát, nhảy múa tuồng, chèo, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền... đều phổ biến và phát triển HS trao đổi phiếu bổ sung cho nhau; báo cáo kết quả HĐ;GV chốt GV chia lớp thành 3 nhóm( dãy bàn) Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 2 2. Văn học, GD, khoa học kĩ thuật Dãy 1: (Nhóm 1) Phiếu 2: Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển ra sao, nội dung? * Văn học - Văn học chữ Hán phát triển mạnh, văn học chữ Nôm bước đầu phát triển - Nội dung: thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc Dãy 2: (Nhóm 2) Phiếu 3: Giáo dục có gì mới và phát triển hơn so với thời Lý? Dãy 3: (Nhóm 3) Phiếu 4: Chỉ ra những thành tựu về quân sự, y học, sử học? Đại diện các nhóm trình bày, xin ý kiến cùng nhóm, nhóm khác bổ sung * Giáo dục - Trường học được mở ra càng nhiều, xuống tận làng xã - Kì thi chọn người giỏi được tổ chức thường xuyên - Lập quốc sử viện: 1272 do Lê văn Hưu đứng đầu * Khoa học kỹ thuật + Quân sự: TP nổi tiếng “ Binh thư yếu lược- Trần Hưng Đạo” + y học: Thầy thuốc Tuệ Tĩnh nhà thuốc nam nổi tiếng + Sử học: biên soạn cuốn đại Việt Sử kí đây là bộ sử đầu tiên có giá trị + Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền lớn... Hỏi: Em có nhận xét gì về sự phát triển của VH, GD, KHKT thời Trần? GV chốt nội dung mục 2 Quân sự, y học, sử học, thiên văn học... đạt nhiều thành tựu to lớn phát triển mạnh, đóng góp nhiều cho nền văn hoá dân tộc HS đọc thông tin SGK cho biết 3. Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc H: Kể tên những công trình kiến trúc có giá trị? Hỏi: Nghệ thuật chạm, khảm ra sao? GV chốt nội dung mục 3 - Nhiều công trình KT có giá trị ra đời. + Tháp Phổ Minh( Nam Định) + Thành Tây Đô (Thanh Hóa) + Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc) + 1 số công trình cung điện, đền tháp tu sửa lại.... - Nghệ thuật chạm khảm tinh tế: hình rồng khắc trên đá, tượng hổ, sư tử... HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Hỏi: Trình bày lại vài nét về tình hình giáo dục thời Lý và nêu nhận xét? Hỏi: giới thiệu những nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thông qua hình 37,38 ( SGK trang 73) HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng(trên lớp/ở nhà) Hãy điền vào bảng dưới đây tên địa phương có các công trình kiến trúc có giá trị dưới thời Trần Tên các công trình kiến trúc Tên địa phương Tháp Phổ Minh Nam Định Thành Tây Đô Thanh Hóa Cung Thái Thượng Hoàng Tức Mạc( Nam Định) Chùa Phổ Minh Nam Định Tháp Bình Sơn Vĩnh Phúc HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - GV phân tích cho học sinh thấy được điểm khác nhau, tiến bộ giữa giáo dục thời Trần và thời Lý V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU Về nhà đọc bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV cho biết 1.Tình hình kinh tế nhà Trần từ nửa sau thế kỉ XIV? 2. Cuộc sống của vua, quan, nhân dân nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV 3. Đọc kĩ nội dung mục 2( SGK trang 74,75,76) điền những thông tin yêu cầu vào bảng sau: Tên các cuộc khởi nghĩa Năm khởi nghĩa Địa danh khởi nghĩa

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_2728_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf
Giáo án liên quan