Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1 đến 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Hua Nà

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được sự hình thành của XHPK Châu Âu (chú trọng sự thành

lập các Vương quốc mới; sự hình thành quan hệ sản xuất mới)

- Nắm được tổ chức hoạt động và đặc trưng cơ bản của lãnh chúa

- Nắm được nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại; so sánh giữa kinh tế

Lãnh chúa và kinh tế thành thị

2. Phẩm chất

- Thông qua bài học nhằm rèn cho học sinh phẩm chất tốt đẹp : Chăm chỉ

học tập, tìm tòi, hình thành kiến thức mới ; tính trung thực tự giác khi tham

gia hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

3. Năng lực

a. Năng lực chung: Rèn cho học sinh năng lực tự chủ, tự học ; năng lực giao

tiếp và hợp tác ; giải quyết vấn đề

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực vê ngôn ngữ : HS phát âm chuẩn, viết chuẩn

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Bảng phụ, phiếu học tập

2. HS: Chuẩn bị nội dung bài học theo hướng dẫn của GV

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

*. Phương pháp, kĩ thuật sử dụng

- Sử dụng phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm bàn, hoạt

động nhóm lớn

- Sử dụng kĩ thuật: Khăn trải bàn

pdf20 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 1 đến 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8/9/2020 PHẦN I : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI Tiết 1- Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XHPK Ở CHÂU ÂU (THỜI SƠ - TRUNG KỲ- TRUNG ĐẠI) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được sự hình thành của XHPK Châu Âu (chú trọng sự thành lập các Vương quốc mới; sự hình thành quan hệ sản xuất mới) - Nắm được tổ chức hoạt động và đặc trưng cơ bản của lãnh chúa - Nắm được nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại; so sánh giữa kinh tế Lãnh chúa và kinh tế thành thị 2. Phẩm chất - Thông qua bài học nhằm rèn cho học sinh phẩm chất tốt đẹp : Chăm chỉ học tập, tìm tòi, hình thành kiến thức mới ; tính trung thực tự giác khi tham gia hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 3. Năng lực a. Năng lực chung: Rèn cho học sinh năng lực tự chủ, tự học ; năng lực giao tiếp và hợp tác ; giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù: - Năng lực vê ngôn ngữ : HS phát âm chuẩn, viết chuẩn II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ, phiếu học tập 2. HS: Chuẩn bị nội dung bài học theo hướng dẫn của GV III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT *. Phương pháp, kĩ thuật sử dụng - Sử dụng phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm bàn, hoạt động nhóm lớn - Sử dụng kĩ thuật: Khăn trải bàn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Câu hỏi khởi động Yêu cầu trả lời Chỉ ra những việc làm của giec-man + Thành lập vương quốc mới + Chiếm ruộng đất chia cho nhau Lãnh chúa PK và nông nô có điểm gì + Lãnh chúa có ruộng đất khác biệt + Nông nô không có ruộng đất Ai là người bóc lột, ai là người bị bóc lột * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS đọc SGK mục 1(trang) HĐ cá nhân (đọc thầm) ? Bộ tộc người giec-man tràn xuống tiêu diệt các quốc gia phương tây vào thời gian nào? (cuối TKV) ? Khi tràn xuống họ đã làm những gì? Kể tên các vương quốc mới thành lập? HĐ nhóm 6- kĩ thuật khăn trải bàn (5 phút) + Nhóm 1,2: chỉ ra những việc làm của giec-man + Nhóm 3,4: chỉ ra sự khác biệt giữa lãnh chúa phong kiến và Nông nô GV hướng dẫn học sinh đọc SGK để trả lời câu hỏi Sau 5 phút cử đại diện nhóm trình bày kết quả HĐ ? Xã hội PK châu âu được hình thành khi nào? GV chốt nội dung ghi bảng cho HS GV cho 1 HS đọc thông tin SGK HĐ cá nhân (1phút) ? Lãnh địa phong kiến là gì? Ai đứng đầu lãnh địa? ? Cuộc sống của lãnh chúa và nông nô có gì khác nhau? Lãnh chúa sống xa hoa sung sướng; 1. Sự hình thành xã hội phong kiến Châu âu - Từ cuối thế kỉ V bộ tộc người Giec -man tràn xuống tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương tây - Thành lập các vương quốc mới + Vương quốc phơ-răng + Vương quốc Tây gốt + Vương quốc Đông- gôt... (sau này gọi là vương quốc: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, ý...) - Chiếm ruộng đất của chủ nô cũ của Rô-ma chia cho nhau - Hình thành lãnh chúa phong kiến và nông nô + Lãnh chúa PK: Là người giàu có vừa có nhiều ruộng đất vừa có tước vị + Nông nô: là những người nông dân, nô lệ không có ruộng đất, tước vị, phụ thuộc hoàn toàn vào lãnh chúa  XHPK Châu âu được hình thành 2. Lãnh địa Phong kiến. - Lãnh địa PK: là phần đất đai rộng lớn mà lãnh chúa (quý tộc) chiếm Nông nô nghèo khổ phụ thuộc vào lãnh chúa ? Thành thị trung đại xuất hiện khi nào? (cuối TK XI) ? Do đâu mà thành thị Trung đại được hình thành? ? Kinh tế ở lãnh địa và thành thị trung đại có gì khác nhau? đoạt được biến thành khu đất riêng của mình; Đứng đầu lãnh địa là lãnh chúa 3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại. - Thành thị trung đại xuất hiện từ cuối TK XI * Nguyên nhân - Do sản xuất phát trỉên sản phẩm thủ công ngày càng nhiều thợ thủ công lập xưởng sản xuất, và đến chỗ đông người để bán từ đó lập ra thị trấn và thành phố hay gọi là TT trung đại * HĐ3: LUYỆN TẬP Hỏi: - Nhắc lại sự khác biệt cơ bản của Lãnh chúa và Nông nô - Thành thị trung đại xuất hiện khi nào? * HĐ4: VẬN DỤNG - Vẽ sơ đồ về sự hình thành của XHPK Châu âu Nông nô Lãnh chúa Phụ thuộc lãnh chúa (không có ruộng) (Có ruộng) Xã hội Phong kiến * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Hỏi: Xã hội phong kiến chấu Âu được hình thành khi nào? ( khi xã hội xuất hiện người bóc lột và người bị bóc lột) Hỏi: Vậy ai là người bóc lột và ai là người bị bóc lột? ( Lãnh chúa bóc lột sức lao động của người làm thuê là Nông Nô) Hỏi: Kinh tế trong Lãnh địa và kinh tế Thành thị có gì khác nhau? ( Kinh tế của lãnh chúa đóng kín trong lãnh địa mang tính tự sản, tự tiêu; kinh tế thành thị sản phẩm làm ra được vươn ra thị trường để được giao lưu trao đổi cho nhau) IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Đọc trước bài 2: sự suy vong của CĐPK, sự hình thành của CN TB... - Câu hỏi chuẩn bị: 1. Nguyên nhân, ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí ở châu âu? 2. Chỉ rõ giai cấp tư sản, giai cấp vô sản gồm những ai? 3. Phân biệt sự khác biệt giữa giai cấp vô sản và tư sản? Ngày dạy: 10/9/2020 Tiết 2- Bài 2 SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA CNTB Ở CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được nguyên nhân, ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí - Sự hình thành của giai cấp tư sản, vô sản ở Châu Âu 2. Phẩm chất - Thông qua bài học nhằm rèn cho học sinh phẩm chất tốt đẹp : tính chăm chỉ,tự giác học tập, chủ động tìm tòi hình thành kiến thức mới ; rèn tính trung thực tự giác khi tham gia hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 3. Năng lực a. Năng lực chung: Rèn cho học sinh năng lực tự chủ, tự học ; năng lực giao tiếp và hợp tác ; giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù: - Năng lực vê ngôn ngữ : HS hiểu được bản chất của cuộc phát kiến địa lí, tư sản, vô sản II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ, phiếu học tập 2. HS: Chuẩn bị nội dung bài học theo hướng dẫn của GV III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT *. Phương pháp, kĩ thuật sử dụng - Sử dụng phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm bàn, hoạt động nhóm lớn - Sử dụng kĩ thuật: Khăn trải bàn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 2. Kiểm tra bài cũ Hỏi: Cho biết sự khác biệt cơ bản của Lãnh chúa và Nông nô? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Câu hỏi khởi động Yêu cầu trả lời ? Em hiểu phát kiến địa lí nghĩa là gì - Những nhà thương nhân vượt trùng dương xa xôi tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới ? ý nghĩa của các cuộc phát kiến? - Thúc đẩy công thương nghiệp phát triển ? Vô sản là gì? Tư sản là gì? - Tư sản: chủ xưởng, chủ đồn điền, thương nhân giàu có - Vô sản: đông đảo người làm thuê * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS đọc SGK mục 1(trang 6) HĐ cá nhân(2 phút) ? Các cuộc phát kiến địa lí bắt đầu khi nào?( từ giữa thế kỉ XV) ? Phát kiến địa lí do ai khởi xướng?( C.Cô-lôm-bô) ? Họ đi bằng con đường nào? Đi bằng phương tiện gì? Tàu ca-ra-ven (hình 3-SGK) GV cho HS quan sát SGK và giải thích tàu ca-ra-ven ? Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? HĐ nhóm bàn (5 phút) GV hướng dẫn học sinh đọc SGK để trả lời câu hỏi Sau 5 phút cử đại diện nhóm trình bày kết quả HĐ GV chốt nội dung ghi bảng cho HS GV dẫn nội dung 3 dòng đầu SGK trang 7 HD đọc phần chữ nhó SGK- trang 7 HĐ nhóm bàn (5 phút) ? Sau các cuộc phát kiến Qúy tộc và thương nhân Châu Âu đã những gì? (Cướp biển, cướp bóc tài nguyên, buôn bán nô lệ da đen) ? Giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào? 1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí - Nguyên nhân: + Do nhu cầu phát triển sản xuất. + Tiến bộ về kĩ thuật hàng hải như: la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tàu... - Ý nghĩa: + Thúc đẩy thương nghiệp phát triển. + Đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu. 2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu âu. - Các thương nhân Châu Âu giàu lên nhanh chóng nhờ cướp bóc tài nguyên, buôn bán nô lệ da đen, cướp biển - Giai cấp tư sản: gồm các chủ xưởng,chủ đồn điền và thương nhân giàu có bóc lột sức lao động của người làm thuê - Giai cấp vô sản: là những người nông dân bị mất đất phải làm thuê cho tư sản, ? Bản chất của quan hệ sản xuất tư bản là gì? ( Có người bóc lột và người bị bóc lột đây chính là nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu âu) bị tư sản bóc lột thậm tệ  Quan hệ sản xuất tư bản được hình thành * HĐ3: LUYỆN TẬP Hỏi: - Nêu lại nguyên nhân, ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí ở Châu Âu ( HS Trung bình- Yếu) - Cho biết bản chất của quan hệ sản xuất tư bản là gì?( HS khá) * HĐ4: VẬN DỤNG - Phân biệt giữa giai cấp tư sản và vô sản? - Quan hệ sản xuất tư bản so với quan hệ sản xuất tại các lãnh địa có gì giống và khác nhau? * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Quan hệ sản xuất tư bản so với quan hệ sản xuất tại các lãnh địa có gì giống và khác nhau? - Quan hệ sản xuất hiện nay của ta hiện nay có phải là quan hệ sản xuất tư bản không? Tại sao? IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Đọc trước bài 3: Cuộc đấu tranh của GCTS chống phong kiến.... - Câu hỏi chuẩn bị: 1. Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng 2. Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng 3. Thế nào là Cải cách tôn giáo? Tác động của Cải cách tôn giáo đối với XH Châu Âu Ngày dạy: 15/9/2020 Tiết 3- Bài 3 CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nội dung, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng. - Nguyên nhân, hệ quả của phong trào cải cách tôn giáo. 2. Phẩm chất - Thông qua bài học nhằm rèn cho học sinh phẩm chất tốt đẹp : tính chăm chỉ,tự giác học tập, chủ động tìm tòi hình thành kiến thức mới ; rèn tính trung thực tự giác khi tham gia hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 3. Năng lực a. Năng lực chung: Rèn cho học sinh năng lực tự chủ, tự học ; năng lực giao tiếp và hợp tác ; giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù: - Năng lực vê ngôn ngữ : HS nắm được thế nào là phong trào văn hóa Phục hưng, cải cách tôn giáo II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ, phiếu học tập 2. HS: Chuẩn bị nội dung bài học theo hướng dẫn của GV III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT *. Phương pháp, kĩ thuật sử dụng - Sử dụng phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm bàn, hoạt động nhóm lớn - Sử dụng kĩ thuật: Khăn trải bàn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 2. Kiểm tra bài cũ Hỏi: Cho biết nguyên nhân, ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí ở Châu âu 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 1. Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng? 2. Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng? 3. Thế nào là Cải cách tôn giáo? 4. Tác động của Cải cách tôn giáo đối với XH Châu Âu? * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS đọc SGK mục 1(trang 8,9) HĐ cá nhân(2 phút) ? Em hiểu Văn hóa Phục hưng là gì? 1.Nội dung, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục hưng VHPH: Phát huy nền văn hóa cổ của hi Lạp- Rô-ma và phát triển nó trên 1 tầm cao mới ? Chế độ PK Châu âu tồn tại bao lâu? Từ thế kỷ V đến thế kỷ XV ? Kể tên những “con người khổng lồ” của văn hoá phục hưng? + HĐ nhóm bàn (5”) HS: Ra Bơ Le, Đê các tơ, Ne ô na đơ vanh xi, Cô - Fec nich, Sêch - XFia. GV: Giới thiệu tranh ảnh., tư liệu, H6. ? Nêu nhận xét về sự tiến bộ của KH- KT thời kì này? KH-KT tiến bộ vượt bậc, sự phong phú về VH, thành công lĩnh vực NT GV: các thành tựu đến nay vẫn có giá trị. ? Chỉ ra những nội dung, ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục Hưng? + HĐ nhóm bàn (5 phút) GV hướng dẫn học sinh đọc SGK để trả lời câu hỏi Sau 5 phút cử đại diện nhóm trình bày kết quả HĐ GV chốt nội dung ghi bảng cho HS Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên mở đường cho sự phát triển văn hoá nhân loại * Nội dung: - Lên án nghiêm khắc giáo hội Ki – tô, đả phá trật tự xã hội PK - Đề cáo giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật * ý nghĩa: - Phát động quần chúng đấu tranh chống lại chế độ PK - Mở đường cho sự phát triển của văn hóa châu âu và nhân loại HS: Đọc SGK trang 9 ? Nguyên nhân nào dẫn đến PT cải cách tôn giáo (Giáo hội bóc lột ND – cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản) 2. Phong trào cải cách tôn giáo. * Nguyên nhân: - Do sự thống trị về tư tưởng, giáo lí của chế độ phong kiến là lực cản đối GV: Cho HS đọc tư liệu S7. ? Trình bày nội dung, tư tưởng cuộc cải cách của M. Lu thơ – Can -vanh. - Cải cách M-Lu- thơ(Đức): lên án những hành vi tham lam và đồi bại của giáo hoàng, đòi bãi bỏ những thủ tục, nghi lễ phiền toái - Cải cách Can - vanh(Thụy sĩ): chịu ảnh hưởng những cải cách của Lu thơ, hình thành một giáo phái mới gọi là đạo tin lành ? Phong trào cải cách tôn giáo đã phát triển như thế nào?. HS: Lan rộng sang nhiều nước, Tây Âu, Anh, Pháp, Thuỵ Sỹ. ? Tác động của phong trào cải cách tôn giáo đến xã hội châu Âu như thế nào? với giai cấp tư sản, yêu cầu đặt ra phải tiến hành cải cách * Hệ quả: - Đạo Ki- tô bị chia thành 2 giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo, mâu thuẫn và xung đột với nhau, bùng nổ cuộc chiến tranh của nông dân Đức * HĐ3: LUYỆN TẬP - Nêu lại nội dung, ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng ( HS Trung bình- Yếu) - Tác động của cải cách tôn giáo trong đời sống xã hội Châu âu?( HS khá) * HĐ4: VẬN DỤNG - Cải cách Tôn giáo được đặt ra khi nào? * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Cuộc chiến tranh của Nông dân Đức bùng nổ khi nào? Do đâu? IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Đọc trước bài 4: Trung Quốc thời phong kiến - Câu hỏi chuẩn bị: + Nhà nước Trung Quốc hình thành từ bao giờ? ở đâu? + Xã hội Trung Quốc chia thành mấy giai cấp cơ bản? đó là giai cấp nào? + Chỉ ra sự khác biệt của 2 giai cấp này là gì? + Chính sách đối nội, đối ngoại của TQ dưới thời Tần, Hán, Đường ......................................................................... Ngày dạy: 17,18 /9/2020 Tiết 4-5- Bài 4 TRUN G QUỐC THỜI PHONG KIẾN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS nắm được sự hình thành 2 giai cấp cơ bản của XHPK thời phong kiến - Nắm được chính sách đối nội, đối ngoại của các vua Tần – Hán – Đường – Tống- Nguyên- Minh- Thanh - Nắm được những tác động của những chính sách này đối với Trung Quốc thời phong kiến - Nắm được nét đặc sắc về kinh tế, chính trị thời Minh Thanh; Chỉ ra và đánh giá được những thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Minh Thanh 2. Phẩm chất - Thông qua bài học nhằm rèn cho học sinh tính tự giác, chăm chỉ, ý thức tự nghiên cứu, tự học phần niên biểu lịch sử TQ thời cổ trung đại (SGK trang 11) ) ; rèn tính chủ động tự giác trong hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 3. Năng lực a. Năng lực chung: Rèn cho học sinh năng lực tự chủ, tự học ; năng lực giao tiếp và hợp tác ; giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù: - Năng lực vê ngôn ngữ : Nắm được niên biểu lịch sử Trung Quốc ; hiểu thế nào là chính sách đối nội, đối ngoại ; tác động của nó đối với xã hội TQ thời đó II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ, phiếu học tập 2. HS: Chuẩn bị nội dung bài học theo hướng dẫn của GV III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT *. Phương pháp, kĩ thuật sử dụng - Sử dụng phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm bàn, hoạt động nhóm lớn - Sử dụng kĩ thuật: Khăn trải bàn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 2. Kiểm tra bài cũ Hỏi: Cho biết tác động của phong trào cải cách tôn giáo đối với xã hội phong kiến châu âu? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Xã hội Trung Quốc hình thành vào thời gian nào? - Thời Nhà Tần, Hán, Đường hình thành vào khoảng thời gian nào? - Chỉ rõ thời gian hình thành của nhà Nguyên, Minh, Thanh? - Thế nào là chính sách đối nội, Đối ngoại? - Nêu hiểu biết của em về vị vua Tần Thủy Hoàng? - Trong các triều đại của xã hội TQ thì triều đại nào phát triển thịnh vượng và phồn thịnh nhất? Vì sao? * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm HS đọc mục 1- đoạn 2(SGKtrang 10) HĐ cá nhân(2 phút) ? Xã hội TQ hình thành những giai cấp cơ bản nào? ? Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền ở TQ hình thành NTN? Bao gồm những ai? ? Theo em quan hế sản xuất phong kiến được hình thành khi nào? ( khi xã hội có kẻ giàu người nghèo, người bóc lột và người bị bóc lột) GV hướng dẫn HS tự học phần niên biểu lịch sử TQ thời phong kiến( SGK trang 11) 1. Sự hình thành 2 giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến TQ - Địa chủ: Quan lại, nông dân giàu có, chiếm nhiều ruộng đất có quyền lực, sống sung sướng - Tá điền( nông dân lĩnh canh): Nông dân nghèo bị mất ruộng đất, phải nhận ruộng của địa chủ làm thuê và nộp địa tô ? Em hiểu đối nội và đối ngoại có gì khác nhau? GV cho HS hoạt động cá nhân, đọc thầm nội dung mục 1,2,3 9 (5phút) GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm + Chỉ ra những chính sách đối nội, đối ngoại của thời Tần, Hán, Đường? + Sử dụng phiếu bài tập (theo mẫu) + Thời gian hoạt động: 10 phút + Kĩ thuật : Kĩ thuật khăn trải bàn + GV chia lớp 4 nhóm (nhóm lớn) Sau 10 phút GV cho các nhóm đổi chéo kết quả HĐ, bổ sung bằng bút khác màu (đỏ) + Thời gian HĐ: (5 phút) + Trưng kết quả 04 nhóm lên bảng l + Đại diện các nhóm trình bày KQ 2. Chính sách đối nội, đối ngoại thời Tần, Hán, Đường + Các nhóm bổ sung hoàn thiện - GV chốt nội dung ghi bảng GV hướng dẫn HS lập bảng chỉ ra tình hình chính trị, kinh tế thời nhà Minh, nhà Thanh + Hình thức tổ chức: HĐ nhóm bàn + Thời gian HĐ: 5 phút + Sau 5 phút các bàn đổi phiếu cho nhau để kiểm tra, bổ sung GV chốt nội dung, ghi bảng 3. Tình hình kinh tế, chính trị thời Minh Thanh GV cho HS đọc nội dung SGK trang 13,14 ? Kể tên những nhà văn nổi tiếng, các tác phaamt tiêu biểu của TQ thời Minh Thanh? ? Nêu những nhận xét, đánh giá của mình về Nghệ thuật TQ? ? ChỈ ra những thành tựu về khoa học Kĩ thuật TQ? ? Đánh giá về văn hóa, khoa học, kĩ thuật TQ thời Minh Thanh? Văn hóa, khoa học, kĩ thuật phát triển và đạt tới trình độ cao, nhiều phát minh có giá trị 4. Thành tựu văn hóa thời Minh Thanh * Văn hoá: - Về tư tưởng: nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của XHPK * Văn học: Nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Lí Bạch, Đỗ Phủ với những bộ tiểu thuyết tiêu biểu như Thủy Hử, Tây du Kí * Nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, mĩ nghệ cũng đạt trình độ cao, phong cách nổi tiếng * Khoa học kĩ thuật: có nhiều phát minh mới như la bàn, thuốc súng, nghề in, gốm sứ, kĩ thuật đóng thuyền có bánh lái, luyện sắt, khai mỏ, khí đốt GV sử dụng Phiếu HT(số 1): Hãy chỉ ra chính sách đối nội, đối ngoại dưới thời Tần, Hán, Đường Tên các triều đại ở TQ Chính sách thi hành Đối nội Đối ngoại Thời nhà Tần Thời nhà Hán Thời nhà Đường Chốt nội dung ghi bảng ( mục 2) Các triều đại TQ Chính sách Đối nội Đối ngoại Thời nhà Tần - Chia đất nước thành quận huyện, cử quan lại cai trị - Ban hành chế độ đo lường, tiền tệ, bắt lao dịch Mở rộng lãnh thổ bằng nhiều cuộc chiến tranh xâm lược: Triều Tiên, Nội Mông, Đại Việt Thời nhà Hán - Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc - giảm tô thuế, sưu dịch cho dân - Khuyến khích nhân dân nhận ruộng cày cấy, khai khẩn đất hoang Thời nhà Đường - Củng cố và hoàn thiện bộ máy chính quyền; cử người thân cận cai quản các địa phương - Mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài - Thi hành chính sách giảm tô, chia lại ruộng đất cho nhân dân, thực hiện chế độ quân điền - Sản xuất phát triển, kinh tế phồn thịnh GV sử dụng Phiếu HT(số2): Tình hình kinh tế, chính trị thời Minh- Thanh ( mục 3) Tình hình chính trị Tình hình kinh tế Nhà Minh Nhà Thanh Nội dung chốt ghi bảng(mục 3) Tình hình chính trị Tình hình kinh tế Nhà Minh - 1368 Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên TL nhà Minh - Nhà Minh bị Lí Tự Thành lật đổ - Lí Tự Thành bị nhà Thanh lật đổ - Công thương nghiệp phát triển; Kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện; xuất hiện nhiều xưởng dệt lớn, chuyên môn hóa cao, xưởng làm đồ sứ... Nhà Thanh - Nhà Thanh thành lập và tồn tại từ 1644-1911 - Cuối thời Minh Thanh bị suy thoái vua quan ăn chơi xa đoạ * HĐ3: LUYỆN TẬP - Địa chủ và Tá điền được hình thành từ những lớp người nào của XHPKTQ? Thành tựu văn hóa thời Minh Thanh * HĐ4: VẬN DỤNG - Kể tên các triều đại TQ dưới thời cổ Trung đại - Đánh gía được thành tựu văn hóa thời Minh Thanh * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Chỉ ra những tác động của chính sách đối nội, đối ngoại đối với TQ thời phong kiến; HD học sinh lập niên biểu lịch sử Trung Quốc thời PK IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU Bài 5: ấn Độ thời phong kiến Câu hỏi chuẩn bị 1. Chỉ ra những chính sách cai trị của người hồi giáo với người Mông Cổ? 2. Chỉ ra nhưng thành tự tiêu biểu của văn hóa ấn Độ? 3. Kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng của ÂĐ mà em biết? 4. Người ÂĐ có những thành tựu văn hóa gì? ......................................................................... Ngày dạy: 22/9/2020 Tiết 6- Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nắm được những thành tựu văn hóa ấn Độ - Học sinh biết nhận xét đánh giá thành tựu của văn hóa  Р- Học sinh biết lập niên biểu giai đoạn phát triển của lịch sử ÂĐ 2. Phẩm chất - Thông qua bài học nhằm rèn cho học sinh tính tự giác, chăm chỉ, ý thức tự nghiên cứu, tự lập niên biểu giai đoạn phát triển của lịch sử ÂĐ; rèn tính chủ động tự giác trong hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 3. Năng lực a. Năng lực chung: Rèn cho học sinh năng lực tự chủ, tự học ; năng lực giao tiếp và hợp tác ; giải quyết vấn đề b. Năng lực đặc thù: - Năng lực vê ngôn ngữ : II. CHUẨN BỊ 1. GV: Bảng phụ, phiếu học tập 2. HS: Chuẩn bị nội dung bài học theo hướng dẫn của GV III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT *. Phương pháp, kĩ thuật sử dụng - Sử dụng phương pháp: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm bàn, hoạt động nhóm lớn - Sử dụng kĩ thuật: Khăn trải bàn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 2. Kiểm tra bài cũ Hỏi: Chỉ ra những thành tựu văn hóa, KH-KT của Trung Quốc? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Chỉ ra những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ? - Nghệ thuật thủ công truyền thống của người ấn là gì? - Kể tên những mặt hàng thủ công nổi tiếng của người ấn Độ? - Chỉ ra thành tựu văn hóa tiêu biểu của  Рlà gì? * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV cho học sinh đọc SGK trang 16 ?Sự phát triển của ấn Độ được vương triều gúp ta được phát triển như thế nào? Là thời kì phục hưng, phát triển thịnh vượng 1.Những nét chính về  Рthời PK * Ấn Độ trải qua 3 vương triều - Vương triều Gúp- ta( TKV-VI): đây là vương triều phát triển hùng ? Tại sao vương triều này lại phát triển như vậy? Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, Kinh tế, văn hóa, xẫ hội đều phát triển ? Chỉ ra những chính sách cai trị của người hồi giáo với người Mông Cổ? mạnh do công cụ sắt sử dụng rộng rãi, kinh tế, xã hội, văn hóa phát triển mạnh - Vương triều hồi giáo Đê -li:(TK XII- XVI): đây là vương triều thi hành nhiều chính sách cướp đoạt ruộng đất và cấm đoán đạo Hin – đu, mâu thuẫn dân tộc căng thẳng - Vương triều Ân Độ Mô- gôn: (TK XVI- XIX) xóa bỏ kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa ÂĐ GV cho học sinh đọc SGK mục 3 ( trang 17) ? Chỉ ra những thành tựu văn hóa tiêu biểu của  Рthời kì này? - Chữ viết - Tôn giáo - Văn học - Kiến trúc GV cho HS hoạt động nhóm bàn( 3 phút) Nội dung: + GV dùng phiếu BT + yc: Kể tên công trình kiến trúc tiêu biểu ( tên, hình dạng, cấu trúc) 2. Những thành tựu về văn hóa ấn Độ + Chữ viết : chữ Phạn là chữ viết riêng, dùng làm ngôn ngữ, văn tự đẻ sáng tác văn chương, đây là nguồn gốc của chữ viết Hin –đu + Tôn giáo: đạo Bà La Môn có bộ Kinh vê-đa là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất, đạo Hin –đu là một tôn giáo phổ biến của  Р+ Nền văn học: với giáo lí, pháp luật, sử thi, thơ ca có ảnh hưởng tới đời sống xã hội + Kiến trúc: Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo có giá trị lưu giữ tới ngày nay: đền thờ, chùa chiền.. * HĐ3: LUYỆN TẬP - Hãy kể tên những tác phẩm văn học tiêu biểu của ÂĐ mà em biết * HĐ4: VẬN DỤNG - Em hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển của lịch sử ấn Độ * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Hãy chỉ ra những nghề thủ công truyền thống, những hàng thủ công nổi tiếng của ấn Độ mà em biết - Người ấn Độ có những thành tự văn hóa gì độc đáo, tiêu biểu, có giá trị lưu giữ đế

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_1_den_6_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf
Giáo án liên quan