Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 27, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XIII) (tiếp theo) - THCS Tân Châu

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:

-Vì sao ở thế kỉ XIII, trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, quân dân Đại Việt đều giành thắng lợi.

-Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

2. Tư tưởng :

-Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.

-Bài học kinh nghiệm lịch sử về tinh thần đoàn kết của dân tộc.

3. Kỹ năng : Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua 3 lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung.

II. Tài liệu,thiết bị dạy học:

-Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn.

-Tư liệu về nhân vật lịch sử tiêu biểu trong 3 lần kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên.

III. Hoạt động dạy và học:

1.Kiểm tra bài cũ:

-Tường thuật trận Vân Đồn. Nêu ý nghĩa, tác dụng của chiến thắng.

-Tường thuật diễn biến chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. Nêu cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần III?

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 27, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XIII) (tiếp theo) - THCS Tân Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14:BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN ( thế kỉ XIII) – (tt) Tuần 14 Tiết 27 Ngày soạn: 5/11/2005 Ngày dạy: 7/11/2005 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu: -Vì sao ở thế kỉ XIII, trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, quân dân Đại Việt đều giành thắng lợi. -Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. 2. Tư tưởng : -Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc. -Bài học kinh nghiệm lịch sử về tinh thần đoàn kết của dân tộc. 3. Kỹ năng : Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua 3 lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung. II. Tài liệu,thiết bị dạy học: -Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. -Tư liệu về nhân vật lịch sử tiêu biểu trong 3 lần kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên. III. Hoạt động dạy và học: 1.Kiểm tra bài cũ: -Tường thuật trận Vân Đồn. Nêu ý nghĩa, tác dụng của chiến thắng. -Tường thuật diễn biến chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. Nêu cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần III? 2. Giới thiệu bài mới: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của quân dân thời Trần diễn ra trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách to lớn, so sánh lực lượng giữa quân ta và quân Nguyên rất chênh lệch, song cuối cùng cả 3 lần kháng chiến dân tộc ta đều chiến thắng vẻ vang. Vì sao có thắng lợi đó, ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu. 3.Dạy – học bài mới: IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LUỢC MÔNG – NGUYÊN. 1.Nguyên nhân thắng lợi: Hoạt động của thầy – trò Nội dung kiến thức cần đạt *HS làm việc với SGK + thảo luận: -?H:Vì sao trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, quân dân Đại Việt đều giành thắng lợi? HS trình bày 4 nguyên nhân cơ bản – GV hướng dẫn học sinh phân tích từng nguyên nhân. -?H:Hãy nêu 1 số dẫn chứng cụ thể về tinh thần đoàn kết dân tộc? +Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương “ vườn không nhà trống” của triều đình. +Các đội dân binh tự vũ trang, hăng hái phối hợp chiến đấu với quân triều đình lần 1 +Cá vị bô lão thực hiện ý chí quyết đánh ( Hội nghị Diên Hồng ); Quân sĩ thích vào tay 2 chữ “ Sát Thát” – lần 2 +Giúp Trần Quốc Tuấn xây dựng trận địa cọc ngầm ( lần 3) -?H:Nêu những việc làm của nhà Trần chứng tỏ sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc kháng chiến? +Chăm lo sức dân, phát triển văn hoá, giáo dục, xây dựng chính sách cho nhân dân – gắùn kết triều đình – nhân dân. +Giải quyết những bất hoà trong vương triều Trần tạo nên sự đoàn kết dân tộc. Giảng: Trần Quốc Tuấn là anh hùng dân tộc, có nhiều công lớn trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên. -?H:Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? +Là hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc. +Là nhà lí luận quân sự tài ba, là tác giả của bài “ Hịch tướng sĩ”. +Nghĩ ra cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn. -Là linh hồn của cuộc kháng chiến lần 2 và 3, đặc biệt là trận Bạch Đằng lịch sử. GV: Ngoài Trần Quốc Tuấn còn có các danh tướng khác: Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duậtvà người đứng đầu, đặc biệt là vua Trần Nhân Tông. * GV đọc đoạn tư liệu / 97/ SGV về mưu kế đánh giặc củaTrần Quốc Tuấn. -?H:Cách đánh giặc của vua tôi nhà Trần trong 3 lần kháng chiến? +Kế hoạch “ vườn không nhà trống” +Tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của kẻ thù. +Biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo cách đánh ta chuẩn bị trước. +Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ bị động sang chủ động. * Sơ kết:4 nguyên nhân trên là những nguyên nhân cơ bản làm nên chiến thắng vẻ vang của quân và dân ta trong 3 lần kháng chiến. -Trong 3 lần kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tích cực, chủ động tham gia. -Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt. -Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn quân, toàn dân. -Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần mà tiêu biểu làvua Trần Nhân Tông và các danh tướng: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư 2. Ý nghĩa lịch sử: -Sử dụng bản đồ đế quốc Mông – Nguyên ở thế kỉ XIII, làm rõ so sánh lực lượng giữa ta và quân xâm lược rất chênh lệch, thế giặc mạnh, đe doạ nền độc lập, tự chủ của nhiều nước trên thế giới, nhưng cả 3 đều đến xâmlược Đại Việt, chúng đều bị quân dân ta đánh bại. -?HS thảo luận:Theo các em, 3 lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi trong hoàn cảnh lịch sử thời đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào? HS trả lời – GV giảng nội dung – chốt kiến thức. ?H :Đó là 3 ý nghĩa đối với trong nước, còn đối với các nước trong khu vực, 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên thắng lợi của quân dân ta có ý nghĩa như thế nào? -Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc; nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân. -Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam. -Để lại bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quyết tâm của nhà nước đối với toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc. -Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác trong khu vực. 4.. Củng cố bài học: - Khoanh tròn vào những chữ cái đầu câu chỉ nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên? a.Sự tham gia tích cực, chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân. b.Sự chuẩn bị chu đáo về tiềm lực mọi mặt. c.Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo. d.Quân đội Đại Việt mạnh hơn quân Mông Nguyên. e.Xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Đáp án: a, b, c, e. -Khoanh tròn vào chữ cái đầu tên người tổng chỉ huy 2 cuộc kháng chiến lần 2 và 3 của quân dân nhà Trần chống xâm lược Nguyên: A.Trần Khánh Dư. C.Trần Nhân Tông. B.Trần Quốc Tuấn D.Trần Quang Khải Đáp án: B. -Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? -Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng về bài học lớn nhất của thắng lợi chống quân xâm lược Mông – Nguyên. A.Phải có khối đoàn kết toàn dân. B.Phải có vũ khí tốt. C.Phải có quân đội mạnh D.Có nền kinh tế phát triển cao. Đáp án:A. 5.Sơ kết bài học: GV chốt 4 nguyên nhân thắng lợi, 3 ý nghĩa trong nước và 1 ý nghĩa đối với các nước khác trong khu vực. Đồng thời, nhấn mạnh công lao to lớn của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. 6.Hướng dẫn về nhà: -Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK -Chuẩn bị bài 15:Sự phát triển kinh tế, văn hoá thời Trần Phần I:Sự phát triển kinh tế. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_27_bai_14_ba_lan_khang_chien_chon.doc
Giáo án liên quan