I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên.
- Nêu và đánh giá về sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.
- Diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ hai
(1285). Nhận xét nghệ thuật đánh giặc của nhà Trần
2. Tư tưởng
Bồi dưỡng cho HS lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào và lòng biết
ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
3. Kĩ năng
Tự hào về lịch sử dân tộc, ý thức tự lập tự cường của ông cha thời Trần.
Sử dụng lược đồ.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo,
giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh ảnh theo sgk và lược đồ hình 31 sgk/60
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm,.
2. Kỹ thuật: Đọc - viết tích cực, động não, trình bày.
17 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 24 đến 27 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
92
Ngày giảng: 01/11/2018
Tiết 24: Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên.
- Nêu và đánh giá về sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.
- Diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ hai
(1285). Nhận xét nghệ thuật đánh giặc của nhà Trần
2. Tư tưởng
Bồi dưỡng cho HS lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào và lòng biết
ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
3. Kĩ năng
Tự hào về lịch sử dân tộc, ý thức tự lập tự cường của ông cha thời Trần.
Sử dụng lược đồ.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo,
giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh ảnh theo sgk và lược đồ hình 31 sgk/60
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà...
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm,...
2. Kỹ thuật: Đọc - viết tích cực, động não, trình bày...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức /26
2. Kiểm đầu giờ
? Trình bày diễn biến kết quả cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân
xâm lược Mông Cổ (1258)?
3. Bài mới
Hoạt động 1: khởi động Để rửa nhục cho cuộc xâm lược Đại Việt bị thất
bại lần trước và để thực hiện tham vọng dùng Đại Việt đánh chiếm các nước phía
nam Trung Quốc, mở rộng lãnh thổ, đế chế Mông - Nguyên tiến hành xâm lược
Đại Việt lần thứ 2. Diễn biến cuộc kháng chiến ra sao? Chúng ta cúng tìm hiểu
trong bài ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung
- GV: Sau thất bại năm 1258 quân
Mông Cổ không từ bỏ mộng âm mưu
II. Cuộc kháng chiến lần thứ hai
chống quân xam lược Nguyên (1285)
93
xâm lược Đại Việt.
- HS theo dõi mục 1 sgk/58
? Vua Nguyên chủ trương xâm lược
Chăm-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì?
? Tại sao nhà Nguyên đánh Cham-pa
trước đánh Đại Viêt? (Nhóm đôi 3’)
- HS Trả lời.
- GV: Năm 1283, 1 vạn quân Nguyên
do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược
Cham-pa nhưng đã bị nhân dân Cham-
pa tiến hành chiến tranh du kích đánh
trả nên quân Nguyên bị thất bại và phải
cố thủ phía Bắc chuẩn bị xâm lược Đại
Việt.
? Nêu những việc làm của nhà Trần
trong việc chuẩn bị kháng chiến chống
quân Nguyên lần thứ hai?
- HS Trả lời
- HS: Đọc chữ nhỏ sgk/58
- GV: Giảng theo sgk
? Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như
thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến?
- HS Trả lời
- GV: Thể hiện ý nghĩa kiên trung của
nhân dân Đại Việt.
+ Đây là hội nghị thể hiện ý chí kiên
cường của nhân dân Đại Việt.
+ Thể hiện quyết tâm cao độ của quân
sỹ thà chết không chịu mất nước.
- GV: Nhà Trần đã tổ chức cuộc tập trận
lớn ở Đông Bộ Đầu. Trần Quốc Tuấn
đọc: “Hịch tướng sĩ”. Bài hịch đã khơi
dạy lòng yêu nước và khích lệ tinh thần
yêu nuớc của nhân dân Đại Việt.
? Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết
chiến của quân dân thời Trần? (KG)
- HS Trả lời
+ Quân sĩ thích hai chữ “Sát Thát” vào
cánh tay.
1. Âm mưu xâm lược Chăm-pa và
Đại Việt của nhà Nguyên
- Mục đích: Làm cầu nối thôn tính các
nước ở phía nam Trung Quốc.
- Đánh Cham-pa làm bàn đạp tấn công
vào Đại Việt.
- Năm 1283, tướng Toa Đô cho quân
xâm lược Chăm-pa nhưng bị thất bại.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
- Vua Trần triệu tập hội nghị ở Bình
Than bàn kế đánh giặc.
- Năm 1285, vua Trần mở Hội nghị
Diên Hồng mời các bô lão có uy tín
trong cả nước về dự → Bàn cách đánh
giặc.
- Nhà Trần mở cuộc tập trận lớn và
duyệt binh ở Đông Bộ Đầu.
3. Diễn biến và kết quả của cuộc
kháng chiến
94
- GV tường thuật diễn biến
- HS lắng nghe
- GV: Dựa vào thời cơ đó nhà Trần
phản công đánh bại quân giặc ở Tây
Kết, Hàm Tử, bến Chương Dương sau
đó vào giải phóng Thăng Long.
Sau 2 tháng, 50 vạn quân nguyên đã bị
tiêu diệt.
? Kết quả của cuộc kháng chiến lần 2?
- HS Trả lời
? Nêu cách đánh giặc của quân và dân
ta trong cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên lần 2?(Nhóm 3 phút)
- HS Trả lời
Lúc đầu khi giặc mạnh, nhà Trần khôn
khéo rút lui chiến lược chờ thời cơ để
phản công giành thắng lợi. (kế sách lấy
ít thắng nhiều). Cách đánh “vườn
không nhà chống”.
a. Diễn biến
- Tháng 1/1285, 50 vạn quân nguyên
do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm
lược nước ta.
- Quân ta sau một vài trận chặn đánh
địch ở biên giới đã rút về Vạn Kiếp.
- Trước thế giặc mạnh quân ta rút về
Thăng Long và cuối cùng rút về Thiên
Trường (Nam Định) để bảo toàn lực
lượng.
- Ta thực hiện lệnh “Vườn không nhà
trống” để đối phó với giặc.
- Cùng một lúc Toa Đô từ Cham-pa
đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá, quân
của Thoát Hoan mở cuộc tấn công
xuống phía Nam hòng tạo thế gọng
kìm để tiêu diệt quân ta.
- Tháng 5/1285 quân Trần phản công
đánh bại giặc ở nhiều nơi.
b. Kết quả
Quân giặc phần bị chết, phần còn lại
chạy về nước. Thoát Hoan chui vào
ống đồng, còn Toa Đô bị chém.
* Cách đánh giặc:
- Lúc đầu tránh đối mặt với thế giặc
mạnh.
- Chủ động vừa đánh chặn giặc vừa rút
lui để bảo toàn lực lượng.
- Thực hiện kế hoạch vườn không nhà
trống
- Chờ thời cơ để phản công tiêu diệt
giặc.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Trình bày âm mưu xâm lược Cham-pa và Đại Việt của nhà Nguyên?
- HS lên bảng tường thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến trên lược đồ?
- HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp/ở nhà)
95
- Nêu những việc làm của nhà Trần trong việc chuẩn bị kháng chiến
chống quân Nguyên lần thứ hai?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
- Nêu cách đánh giặc của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên lần 2?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài theo câu hỏi sgk kết hợp vở ghi
- Chuẩn bị phần III Theo câu hỏi SGK
+ Trình bày diễn biến cuộc xâm lược Đại Việt lần III của quân Nguyên?
* Bổ sung kiến thức
...
...
...
...
...
...
...
...
...
96
Ngày giảng: 05/11/2019
Tiết 25: Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Sự xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên.
- Sơ lược về diễn biến, ý nghĩa trận Vân Đồn.
- Diễn biến, kết quả chiến thắng Bạch Đằng 1288. So sánh cách đánh giặc
trên sông Bạch Đằng của nhà Trần, Ngô Quyền.
2. Tư tưởng
- Lòng căm thù quân xâm lược Nguyên.
- Lòng yêu nước, niềm tự hào, tự cường dân tộc, biết ơn các anh hùng dân
tộc thời nhà Trần.
3. Kĩ năng
- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên lần thứ ba trên
lược đồ.
- Biết phân tích, so sánh, đối chiếu diễn biến giữa kháng chiến lần thứ 3
với 2 lần trước.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo,
giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh ảnh theo sgk và lược đồ hình 32, 33 sgk/62
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm,...
2. Kỹ thuật: Đọc - viết tích cực, động não, trình bày...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức /26
2. Kiểm đầu giờ
? Hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ hai chống
quân Nguyên xâm lược của nhà Trần?
3. Bài mới
Hoạt động 1 khởi động: Hai lần đem quân xâm lược đều thất bại thảm hại
vua Nguyên vô cùng tức giận hạ quyết tâm xâm lược lần nữa hòng nuốt trôi Đại
Việt, lần này vua Nguyên chuẩn bị rất kĩ càng có cả thuyền trở vũ khí và lương
thực để khỏi phải rơi vào tình cảnh như lần xâm lược trước. Vậy với sự chuẩn bị
rất chu đáo cuộc xâm lược của quân Nguyên có giành được thắng lợi hay
không...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
97
Hoạt động của GV & HS Nội dung
- HS đọc mục 1 sgk/62
? Hai lần xâm lược Đại Việt đều thất
bại Vua Nguyên đã làm gì?
- HS trả lời
- GV: Vua khi nghe tin con trai Thoát
Hoan thất bại thảm hại đến nỗi phải
chui vào ống đồng mới mong thoát
thân. Vua Nguyên vô cùng xấu hổ, để
rửa nhục, vua Nguyên hạ quyết tâm
xâm lược Đại Việt lần thứ 3, lần này
nhà Nguyên rất thận trọng, chuẩn bị vô
cùng chu đáo.
? Hãy nêu dẫn chứng về việc quân
Nguyên chuẩn bị chu đáo cho cuộc
xâm lược?
- HS hđ nhóm đôi 2p
- HS trả lời theo chữ nhỏ sgk/62
- GV: Mặc dù chuẩn bị đã rất chu đáo,
song vua Nguyên vẫn không thoát khỏi
nỗi ám ảnh lo sợ. Thể hiện ở chi tiết
Vua Nguyên dặn con trai: "Không
được cho Giao Chỉ là một nước nhỏ
mà khinh thường", nhà Nguyên càng
chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo bao nhiêu
thì nhà Trần càng gặp khó khăn bấy
nhiêu.
? Trước nguy cơ xâm lược đó, vua tôi
nhà Trần đã đưa ra kế sách gì?
- HS trả lời
- GV: Chuẩn bị kháng chiến: cử Trần
Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy.
- GV dùng lược đồ thuyết trình
- HS lắng nghe, quan sát
+ Đường bộ do Thoát Hoan chỉ huy,
vượt qua biên giới đánh vào Lạng Sơn,
Bắc Giang.
+ Đường biển do Ô Mã Nhi chỉ huy
ngược sông Bạch Đằng hội quân với
Thoát Hoan.
III. Cuộc kháng chiến lần thứ ba
chống quân xâm lược nguyên (1287
– 1288)
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt
a) Hoàn cảnh:
- Vua Nguyên quyết tâm cho quân xâm
lược lần ba.
+ Huy động 30 vạn quân.
+ Hàng trăm thuyền chiến.
+ Đoàn thuyền lương (chục vạn thạch
lương)
- Nhà Trần khẩn trương chuẩn bị
kháng chiến.
b) Diễn biến:
+ Tháng 12/1287: Quân Nguyên ồ ạt
tấn công Đại Việt theo hai đường.
98
+ Về phía ta: sau nhiều trận đánh chặn
giặc ở các cửa ải và những nơi hiểm
yếu Trần Quốc Tuấn cho quân rút khỏi
Vạn Kiếp và một số nơi khác về vùng
sông Đuống, chặn không cho giặc vào
Thăng Long.
+ Đầu năm 1288 Thoát Hoan chiếm
đóng Vạn Kiếp, xây dựng căn cứ để
đánh lâu dài với quân Trần.
? Tại sao Thoát Hoan không tiến quân
thẳng vào Thăng Long mà lại chiếm
đóng Vạn Kiếp?(KG)
- HS trả lời. Xây dựng căn cứ vững
chắc, định đánh lâu dài với quân Trần.
+ Đợi cánh quân thuỷ đến, để cùng tiến
đánh Thăng Long cho chắc thắng.
- HS đọc mục 1 sgk/63
? Tại sao Ô Mã Nhi lại ngược sông
Bạch Đằng kéo đến Vạn Kiếp để hội
quân với Thoát Hoan? (KG)
- HS trả lời. Ô Mã Nhi cho rằng, quân
ta yếu không cản được đoàn thuyền
lương.
- GV tường thuật diễn biến lược đồ
+ Trần Khánh Dư dự đoán khi đoàn
thuyền của Ô Mã Nhi đi qua, có thể
đánh được đoàn thuyền chở lương nên
đã bố trí một trận mai phục.
+ Đúng như dự đoán mấy ngày sau khi
đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đi qua
vùng biển Vân Đồn thì đoàn thuyền
chở lương của Trương Văn Hổ nặng
nề, chậm chạp tiến qua Vân Đồn.
+ Trần Khánh Dư mai phục sẵn ở đó,
đổ ra đánh dữ dội. Phần lớn thuyền
lương của địch bị đắm, số còn lại bị
quân Trần chiếm.
- HS đọc chữ in ngiêng trong SGK/63
? Tại sao nhà Trần lại quyết định đánh
đoàn thuyền chở lương?
- HS trả lời. Đánh vào dạ dày của giặc
+ Đầu 1288: Thoát Hoan chọn Vạn
Kiếp làm căn cứ.
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn
thuyền lương của Trương Văn Hổ
- Trần Khánh Dư cho quân mai phục
và tấn công dữ dội đoàn thuyền lương
của địch ở Vân Đồn.
- Kết quả: phần lớn thuyền lương bị
đắm, số còn lại bị quân nhà Trần
chiếm.
99
→ đói, khó có thể chiến đấu lâu dài →
phá hỏng âm mưu "Cậy lương thực
nhiều để đánh lâu dài với nhà Trần".
- GV: Chiến thắng Vân Đồn làm cho
quân giặc lâm vào thế bị động và gặp
rất nhiều khó khăn. Còn đâu câu ca
kiêu hãnh của đoàn kị binh Mông
Nguyên:
“Trăm quân kị quây vòng
Vây bọc cả vạn người
Ngàn quân kị tản ra
Trải dài cả trăm dặm”
+ Về phía ta, sau chiến thắng Vân Đồn,
ta chuyển sang thế chủ động, có nhiều
thuận lợi và đây là thời cơ để quân dân
nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt
giặc.
? Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì?
- HS trả lời.
- HS đọc mục 3 sgk/62
? Sau trận Vân Đồn tình thế của quân
Nguyên nh thế nào?
- HS trả lời. Khó khăn, thiếu lương
thực trầm trọng.
? Đợi mãi không thấy đoàn thuyền
lương đến, Thoát Hoan đã làm gì?
- HS hđ nhóm đôi 2p
? Vì sao ta thực hiện kế hoạch "Thăng
Long vườn không, nhà trống"?
- HS trả lời. Thể hiện tư tưởng: “quyết
không để một hạt thóc, một người dân
lọt vào tay giặc...”
? Trước tình thế đó vua Trần đã làm
gì?
- HS trả lời.
? Trước cảnh kinh thành Thăng Long
hoang vắng quân lính Thoát Hoan đã
làm gì?
- HS trả lời.
→ Đốt phá kinh thành
+ Đuổi theo 2 vua (Thái Thượng
Hoàng và vua)
+ Binh lính tàn phá cớp bóc của dân.
- Quân giặc rơi vào tình trạng khốn
đốn, tinh thần hoang mang.
3. Chiến thắng Bạch Đằng
- Hoàn cảnh:
+ Tháng 1/1288: Thoát Hoan cho quân
chiếm đóng Thăng Long.
+ Triều đình thực hiện kế hoạch “vườn
không nhà trống”.
+ Quân Nguyên tuyệt vọng quyết định
rút về nước.
+ Ta chọn sông Bạch Đằng làm trận
quyết chiến tiêu diệt giặc.
100
+ Cho khai quật lăng mộ họ Trần.
? Tại sao Trần Quốc Tuấn quyết định
tấn công giặc vào thời điểm ấy – thời
điểm khi giặc đã rút chạy?
- HS trả lời. Tiêu diệt tận gốc ý chí
xâm lược của kẻ thù.
? Tại sao Trần Quốc Tuấn lại chọn
sông Bạch Đằng để chặn đánh giặc?
- HS trả lời.
-GV: ảnh hưởng của thuỷ triều, ta hiểu
rõ cửa sông này, ta thạo thuỷ chiến hơn
địch.
- GV tường thuật chiến thắng Bạch
Đằng trên lược đồ
- HS lắng nghe, quan sát
- Cánh quân mai phục ở Trúc Động có
một nhiệm vụ quan trọng là đánh chặn,
bắt giặc phải đi theo đúng lộ trình,
đúng tốc độ mà TQT đã định sẵn cho
chúng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc
ngầm được che lấp. Thuyền giặc đang
xuôi sông Bạch Đằng trôi vào trận địa,
quân ta từ Tràng Kênh đánh áp sát.
Thuyền chiến của ta tả xung hữu đột
trên quãng ghềnh Cốc, thuỷ quân của
ta bắn tên như mưa, dồn thuyền địch
về tả ngạn sông. Ô Mã Nhi thúc thuyền
tiến về hướng các cửa sông Chanh,
sông Kênh tìm đường tháo chạy.
Lại nói về cánh quân bộ do Thoát
Hoan chỉ huy rút chạy đã bị quân ta tập
kích liên tiếp, sau hơn 10 ngày mới về
tới biên giới (đất Quảng Tây).
? Trận Bạch Đằng năm 1288 thắng
lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- HS trả lời.
? Cách đánh của nhà Trần trong lần
thứ ba có gì khác, giống so với lần
thứ hai?
- Diễn biến : SGK/ 65
+ Tháng 4/1288 Đoàn thuyền Ô Mã
Nhi rút về theo sông Bạch Đằng
+ Ta nhử địch vào sâu trận địa mai
phục.
+ Lúc nước rút, thuyền địch bị xô vào
cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ.
- Kết quả: Nhiều tên giặc bị chết, Ô
Mã Nhi bị bắt.
- Ý nghĩa: Đập tan mộng xâm lược của
giặc Nguyên
101
- HS hđ nhóm đôi 3p
+ Giống: Làm vườn không, nhà trống
tránh chỗ mạnh đánh yếu.
+ Khác: I, II... phản công. Lần III mai
phục, nhử giặc vào trận địa, triệt
đường lương thực.
Hoạt động 3: Luyện tập
- HS trình bày diễn biến cuộc xâm lược Đại Việt lần III của quân Nguyên
- HS lên bảng tường thuật diễn biến chiến thắng Bạch Đằng trên lược đồ
- HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp/ở nhà)
- Em có nhận xét gì về vai trò và những đóng góp của Trần Quốc Tuấn
trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mong Nguyên?
- Ông là Tiết chế, Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến đề ra đường lối chiến
lược, chiến thuật đánh giặc đúng đúng đắn, sáng tạo góp phần quyết định thắng lợi.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
- Cách đánh của nhà Trần trong lần thứ ba có gì khác, giống so với lần
thứ hai?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài theo câu hỏi sgk kết hợp vở ghi
- Chuẩn bị mục IV: trả lời câu hỏi theo sgk
+ Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng
chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?
Bổ sung kiến thức
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
102
Ngày giảng: 08/11/2019
Tiết 26: Bài 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (THẾ KỈ XIII)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm
lược Mông Nguyên.
- Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của ba lần kháng chiến chống quân
xâm lược Mông Nguyên.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước.
- Bài học lịch sử về tinh thần đoàn kết quân dân.
3. Kĩ năng
Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để
rút ra nhận xét chung.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo,
giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh ảnh theo sgk/67
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm,...
2. Kỹ thuật: Đọc - viết tích cực, động não, trình bày...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức /26
2. Kiểm đầu giờ
? Em hãy thuật lại diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến lần
thứ ba chống quân xâm lược Nguyên?
3. Bài mới
Hoạt động 1 khởi động: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông -
Nguyên của quân dân nhà Trần đã diễn ra trong điều kiện rất khó khăn, gian khổ
nhưng đã giành được thắng lợi vẻ vang ở cả ba lần. Nguyên nhân thắng lợi do
đâu? Những thắng lợi đó có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung
IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý
nghĩa Lịch Sử của ba lần kháng
103
- HS đọc mục 1 SGK/66 + 67
? Những nguyên nhân nào làm cho cả
ban lần kháng chiến chống quân xâm
lược Mông – Nguyên của dân tộc ta
đều giành thắng lợi? Nêu một số dẫn
chứng về tinh thần đoàn kết chống giặc
của nhân dân ta?
- HS hđ nhóm lớn 5p
+ Theo lệnh triều đình, nhân dân
Thăng Long nhanh chóng thực hiện
chủ trương vườn không nhà trống
+ Trong lần thứ hai, các vị bô lão thể
hiện ý chí của muôn dân quyết đánh
(Hội nghị Diên Hồng)
+ Quân sĩ thích vào tay hai chữ Sát thát.
? Nêu những việc làm của nhà Trần
chuẩn bị cho ba lần kháng chiến?
- HS trả lời.
- GV: Vua Trần thường về các địa
phương tìm hiểu cuộc sống của dân...
giải quyết những bất hòa trong vương
triều Trần tạo nên sự đoàn kết dân tộc.
- GV: Trần Quốc Tuấn là người có
công lớn nhất trong ba lần kháng chiến
chống quân Mông – Nguyên.
? Trình bày những đóng góp của Trần
Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông - Nguyên?
- HS trả lời.
- GV: Trần Quốc Tuấn, nghĩ ra cách
đánh độc đáo, sáng tạo, phù hợp với
hoàn cảnh từng giai đoạn, là tác giả
của bài “Hịch tướng sĩ”...
? Cách đánh độc đáo, sáng tạo của nhà
Trần trong ba lần kháng chiến là gì?
- HS trả lời.
+ Kế hoạch “vườn không nhà trống ”.
+Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của kẻ
thù .
+ Biết phát huy lợi thế của quân ta,
buộc địch phải theo.
+ Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang
chiến chống quân xâm lược Mông –
Nguyên.
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Trong cả ba lần kháng tất cả các tầng
lớp nhân dân đều tham gia.
- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi
mặt.
- Tinh thần hi sinh quyết chiến, quyết
thắng của toàn dân nòng cốt là quân
đội nhà Trần.
- Chiến lược chiến thuật đúng đắn,
sáng tạo của của bộ chỉ huy đứng đầu
là Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn,
Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư...
104
thế yếu, ta từ bị động chuyển sang chủ
động.
- GV: Đó là những nguyên nhân cơ
bản dẫn đến những thắng lợi của quân
và dân ta trong ba lần kháng chiến.
- GV: Năm 1257, vua Mông Cổ đưa 3
vạn quân sang xâm lược Đại Việt, ở
lần thứ hai lực lượng của chúng lên tới
50 vạn quân và đến năm 1288, Hốt Tất
Liệt phải đình chỉ cưộc xâm lược Nhật
Bản và đưa 30 vạn quân sang nước ta.
Với lực lượng mạnh như vậy, nhưng cả
ba lần quân Nguyên đều thất bại.
? Những thắng lợi đó có ý nghĩa gì?
- HS hđ nhóm bàn 3p
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
? Bài học kinh nghiệm lịch Sử từ ba
cuộc kháng chiến là gì?
- HS trả lời.
- GV dùng mưu trí đánh giặc lấy đoàn
kết toàn dân làm sức mạnh
2. Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược
Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên,
bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh
thổ.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc đánh
bại mọi kẻ thù xâm lược.
- Thắng lợi đó góp phần xây đắp
truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học lịch sử vô cùng quý giá.
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của
quân Nguyên đối với các nước khác.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Nêu những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân
xâm lược Mông - Nguyên?
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc khánh chiến chống quân Mông – Nguyên?
Hoạt động 4: Vận dụng (Trờn lớp/ở nhà)
- Bài học kinh nghiệm về "Lấy yếu chống mạnh" trong LS chống ngoại
xõm của dt ta ở TK XIII?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà)
- Phân tích nguyên nhân thắng lợi và Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng
chiến chống quân Mông – Nguyên?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài theo câu hỏi sgk kết hợp vở ghi
- Chuẩn bị “Sự phát triển kinh tế văn hóa thời Trần”.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần sau chiến tranh có gì đổi mới?
+ Nêu những nnoir vật về xã hội, văn hóa thời Trần?
* Bổ sung kiến thức
105
Ngày giảng: 08/11/2019
Tiết 27: Bài 15
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ ĐỜI TRẦN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Tình hình nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Trần.
Nguyên nhân phát triển kinh tế thời Trần.
- Giới thiệu về các tầng lớp xã hội thời Trần.
2. Tư tưởng
- Tự hào về văn hoá dân tộc thời Trần.
- Bồi dưỡng ý thức gìn giữ và phát huy nền văn hoá dân tộc.
3. Kĩ năng
- Nhận xét, đánh giá các thành tựu kinh tế, văn hoá.
- So sánh sự phát triển giữa thời Lý và thời Trần.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và sáng tạo,
giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh ảnh theo sgk.
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm,...
2. Kỹ thuật: Đọc - viết tích cực, động não, trình bày...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức /26
2. Kiểm đầu giờ
? Em hãy trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Mông - Nguyên?
? Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên có ý nghĩa
lịch sử nh thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động 1: khởi động Thời Trần nhân dân ta vừa tiến hành kháng
chiến thắng lợi vẻ vang vừa xây dựng, phát triển kinh tế văn hoá với những
thành tựu rực rỡ.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung
- HS đọc mục 1 sgk/68
- GV: Nói tới sự phát triển kinh tế là
nói tới nông nghiệp, thủ công nghiệp
I. Sự phát triển kinh tế
1. Nền kinh tế sau chiến tranh
106
và thương nghiệp.
? Sau chiến tranh, nhà Trần đã thực
hiện những chính sách gì để phát triển
nông nghiệp?
- HS hđ nhóm bàn 2p
- HS trả lời. Chính sách khuyến khích
sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.
- GV: Vì vậy, nền nông nghiệp thời
Trần được phục hồi và phát triển
nhanh chóng.
+ Dưới thời Trần, công cuộc khai
hoang, lập làng xã ngày càng mở rộng,
các vương hầu quý tộc vẫn chiêu mộ
dân nghèo khai hoang lập điền trang.
+ Sau kháng chiến, vua Trần lấy đất
hoang hoặc đất của làng xã phong cho
những người có công lớn. Nhà Trần
còn bán ruộng công cho dân làm ruộng
tư cho nên số địa chủ ngày một đông.
(Trần Hưng Đaọ dựa chủ yếu vào
ruộng tư để lấy lương thực nuôi quân)
Sau kháng chiến nhiều quý tộc có điền
trang rất lớn.
? So với thời Lý ruộng đất dưới thời
Trần có gì khác? (KG)
- HS trả lời
- GV: Ruộng tư có nhiều hình thức:
ruộng tư của nông dân, địa chủ, quý
tộc.
- GV: Thời Trần ruộng tư của địa chủ
ngày càng nhiều.
? Tại sao ruộng tư dưới thời Trần lại
phát triển nhanh? (KG)
- HS trả lời.
+ Do chính sách khuyến khích khai
hoang.
+ Nhà nước quan tâm cấp đất.
- GV: Mặc dù ruộng đất tư hữu ngày
càng nhiều, nhưng ruộng đất công làng
xã vẫn chiếm phần lớn ruộng đất trong
nước và là nguồn thu chủ yếu của cả
nước.
? Em có nhận xét gì về tình hình kinh
tế nông nghiệp của Đại Việt
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_24_ba_lan_khang_chien_chong_quan.pdf