I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Công cuộc chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà Nguyên.
- Sự chuẩn bị và ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân Trần.
- Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến.
- Tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải quyết vấn đề, thực hành bộ môn.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS lòng căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc, và lòng biết ơn tổ
tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử
dụng hình vẽ, tranh ảnh, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:Lược đồ kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ(1285). Bài: Hịch
tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn.
2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi SGK:
- Công cuộc chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ hai của quân Mông Cổ.
- Sự chuẩn bị và ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân Trần.
- Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 24: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2019
Ngày giảng: 07/11/2019
TIẾT 24. BÀI 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG - NGUYÊN (Thế kỉ XIII).
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN
XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Công cuộc chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ hai của nhà Nguyên.
- Sự chuẩn bị và ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân Trần.
- Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến.
- Tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải quyết vấn đề, thực hành bộ môn.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS lòng căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc, và lòng biết ơn tổ
tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử
dụng hình vẽ, tranh ảnh, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:Lược đồ kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ(1285). Bài: Hịch
tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn.
2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi SGK:
- Công cuộc chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ hai của quân Mông Cổ.
- Sự chuẩn bị và ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân Trần.
- Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.Phương pháp:
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Phương pháp dạy học nêu vấn đề
(dạy học nêu và giải quyết vấn đề). Phương pháp hướng dẫn HS tự học. Phương pháp
tích hợp liên môn.
2. Kĩ thuật: Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trình bày diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông Cổ lần thứ nhất ?
Trả lời:
- Tháng 1- 1258: 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thao chỉ huy tiến
vào nước ta. Theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ), rồi tiến đến
vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái
Tông chỉ huy, một trận đánh quyết liệt đã diễn ra.
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành
Thăng Long, thưch hiện ”vườn không nhà trống”.
- Giặc vào kinh thành không một bóng người và lương thực. Chúng điên cuồng
tàn phá kinh thành.
- Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống phá, lực lượng chúng bị tiêu hao
dần.
- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.
c. Kết quả:
- Ngày 29-1-1258 quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước.
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
- Máy chiếu: Chiếu hình ảnh quân Mông Cổ thua chạy về nước.
- GV: Thất bại trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất nhưng đế chế Mông-
Nguyên vẫn không từ bỏ tham vọng dùng Đại Việt đánh chiếm các nước phía nam
Trung Quốc, mở rộng lãnh thổ. Chính vì vậy nhà Nguyên đã tiến hành xâm lược
nước ta lần thứ hai. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên như thế nào?
Hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiếp bài 14: “ Ba lần kháng chiến chống quân xâm
lược Mông- Nguyên”
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức và kĩ năng mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung kiến thức
1. Tìm hiểu âm mưu xâm lược của nhà
Nguyên
GV: 1279 Nam Tống bị quân Mông Cổ tiêu
diệt, Trung Quốc hoàn toàn bị quân Mông Cổ
thống trị, năm 1271 Hốt Tất Liệt lập ra nhà
Nguyên, nhà Nguyên lúc này rất manh Hốt Tất
Liệt ráo riết xâm lược Chăm pa và Đại Việt.
GV: Cung cấp kiến thức
H: Nhà Nguyên xâm lược Chăm pa và Đại Việt
nhằm mục đích gì ?
- Mục đích: Làm cầu nối xâm lược và thôn tinh
các nước ở phía Nam Trung Quốc.
H: Hốt Tất Liệt đánh chiếm Chăm pa trước
nhằm mục đích gì ?
- Làm bàn đạp tấn công vào Đại Việt
GV: Năm 1283, 10 vạn quân Nguyên do Toa
Đô chỉ huy Chăm pa nhưng thất bại cố thủ ở
phía bắc chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Âm mưu
bước đầu thất bại.
GV: Ngòi lửa chiến tranh bùng nổ, vua tôi nhà
Trần đã làm gì để chuẩn bị kháng chiến.
- HS: theo dõi sgk
- Chia sẻ nhóm đôi - 5 phút
1. Âm mưu xâm lược Cham pa
và Đại Việt của nhà Nguyên.
- Sau khi thống trị Trung Quốc,
vua Nguyên ráo riết chuẩn bị
xâm lược Cham pa và Đại Việt.
- Năm 1283, hơn 1 vạn quân
Nguyên cùng 300 chiến thuyền
do Toa Đô chỉ huy Chăm pa
nhưng thất bại
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng
chiến
H: Việc làm của nhà Trần chuẩn bị kháng
chiến cho cuộc kháng chiến?
- Đại diện nhóm trình bày – Nhóm khác bổ
sung
- GV n/x – chốt
H: Em đánh giá như nào về sự chuẩn bị của
nhà Trần ?
- HS trả lời – trao đổi với hs khác
- GV n/x – chốt
H: Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết chiến của
quân dân thời Trần?
- Thảo luận cặp đôi -2p
- Đại diện nhóm trình bày – trao đổi với nhóm
khác
- GV n/x – chốt
- Hội nghị Bình Than
- Hội nghị Diên Hồng
- Cuộc tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.
- Lính khắc hai chữ “sát thát” vào cánh tay
quyết tâm giết giặc Mông Cổ.
H: Em nhận xét gì về tình thần chiến đấu của
Trần Quốc Tuần ?
- Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đánh giặc
- GV: giảng thêm về Trần Quốc Toảnnhỏ tuổi
tinh thần đánh giặc cao-> thể hiện qua những
việc làm
- GV: Đọc 1 vài đoạn “Hịch tướng sĩ” Lời kêu
gọi thiết tha, tràn đầy tinh thần yêu nước và chí
căm thù quân cướp nước như ngọn lửa bốc cao
- HS trình bày diễn biến – HS n/x
- GV n/x – trình bày lại
- Triệu tập hội nghị ở bến Bình
Than bàn kế phá giặc.
- Cử Trần Quốc Tuấn (Trần
Hưng Đạo) Quốc Công Tiết Chế
chỉ huy kháng chiến soạn “Hịch
tướng sĩ” khích lệ tướng sĩ.
- Đầu 1285: tổ chức hội nghị
Diên Hồng.
- Mở cuộc tập trận, duyệt binh ở
Đông Bộ Đầu, chia quân đóng
giữ những nơi hiểm yếu.
- Cả nước được lệnh chuẩn bị
sẵn sàng đánh giặc.
- Quân sĩ khắc vào tay hai chữ
“sát thát”.
Chuẩn bị chu đáo, kĩ lượng.
3. Diễn biến và kết quả của
cuộc kháng chiến:
a. Diễn biến
- Cuối tháng 01/1285, 50 vạn
quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ
huy tiến vào xâm lược nước ta.
GV: Kể về gương hy sinh anh dũng của Trần
Bình Trọng và câu nói nổi tiếng của ông. Trần
Nhật Duật. Trần Quốc Tuấn.
H: Kết quả cuộc kháng chiến ?
H: Em nhận xét gì về kết quả cuộc kháng
chiến?
- Thắng lợi vẻ vang, đáng tự hào của dân tộc
vì:
+ Quân Nguyên chuẩn bị một lực lượng hùng
mạnh
+ Cuộc kháng chiến của ta gặp nhiều khó khăn
tưởng chừng không vượt qua được
+ Nhờ kế sách tuyệt vời, cùng tinh thần đoàn
kết chiến đấu của toàn dân, chúng ta đã vượt
qua mọi khó khăn giành chiến thắng
- Đọc đoạn thơ (Tụng giá hoàn kinh sư – Phò
giá về kinh – Trần Quang Khải)
H: Ý nghĩa cuộc kháng chiến ?
H: Em nhận xét gì về nghệ thuật đánh giặc của
- Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ
huy sau một số trận chiến ở biên
giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp
(Chí Linh - Hải Dương). Giặc
đến, ta rút về Thăng Long thực
hiện lệnh “Vườn không nhà
trống” rồi rút về Thiên Trường
(Nam Định) để bảo toàn lực
lượng.
- Quân Nguyên tuy chiếm được
Thăng Long nhưng chỉ dám đóng
quân ở phía bắc sông Nhị (S.
Hồng).
- Toa Đô từ Cham-pa đánh ra
Nghệ An, Thanh Hoá. Thoát
Hoan mở cuộc tấn công tạo thế
gọng kìm hy vọng tiêu diệt quân
chủ lực ta và bắt sống vua Trần.
- Quân ta chiến đấu anh dũng,
Thoát Hoan rút khỏi Thăng
Long. Quân Nguyên rơi vào tình
thế khó khăn.
- T5/1285, lợi dụng thời cơ nhà
Trần tổ chức phản công đánh bại
quân giặc ở nhiều nơi Tây Kết,
Hàm Tử (Hưng Yên), Chương
Dương (Hà Nội).
b. Kết quả
- Sau hơn 2 tháng phản công,
quân ta đã đánh tan hơn 50 vạn
quân Nguyên, kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến lần thứ hai
chống quân Nguyên
c. Ý nghĩa:
Bảo vệ vững chắc nề độc lập
dân tộc, khẳng đinh sức mạnh
của khối đoàn kết toàn dân
nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần 2 ?
- HĐ nhóm 2 – 2’
- Đại diện nhóm trả lời – Trao đổi với nhóm
khác
- GV n/x - KL
- Giặc mạnh rút lui, chờ thời cơ.
- Thực hiện “vườn không nhà trống”
- Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV cho hs làm bài tập sau: (phiếu học tập số 1)
1. Trước khi tiến đánh Đại Việt quân Nguyên đã tiến đánh:
A.Chăm pa C. Lào
B. Cam-pu-chia D . Cả 3 nơi trên
2 . Quân Nguyên xâm lược nước ta vào thời gian:
A. 1281 B.1283 C.1285 D.1288
3. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên tướng giặc nào đã chết tại trận
:
A. Thoát Hoan B. Ô Mã Nhi
C. Toa Đô D. Cả 3
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai
1285 trên lược đồ.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (ở nhà)
- Sưu tầm một số hình ảnh về trận chiến, một số bài thơ ca ngợi cuộc kháng
chiến lần 2.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC CHO TIẾT SAU
- Đọc tìm hiểu trước bài mới: III. Cuộc kháng chiến lần hai chống quân xâm
lược Nguyên:
+ Âm mưu của nhà Nguyên xâm lược Đại Việt lần 3.
+ Chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.
+ Tóm tắt và chỉ lược đồ trận Vân Đồn.
+ Tóm tắt và chỉ lược trận Bạch Đằng năm 1288.
+ Nhận xét cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc k/c lần 3 có gì khác với lẩn
1 và 2?
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_24_ba_lan_khang_chien_chong_quan.pdf