I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được sức mạnh quân sự và âm mưu quyết tâm xâm lược Đại Việt của
quân Mông Cổ.
- Chủ trương chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó
với Mông Cổ.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục cho học sinh ý thức kiên cường bất khuất, mưu trí dũng cảm của
quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
3. Kĩ năng:
- Trình bày diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ.
- Phân tích, nhận xét đánh giá các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử
dụng hình vẽ, tranh ảnh, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, HD thực hiện chuẩn KTKN LịchSử 7
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất
(1285).
2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi SGK:
- Công cuộc chuẩn bị xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
- Sự chuẩn bị và ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân Trần.
- Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258).
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.Phương pháp:
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Phương pháp dạy học nêu vấn đề .
Phương pháp hướng dẫn HS tự học. Phương pháp tích hợp liên môn.
2. Kĩ thuật: Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 23: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/11/2019
Ngày giảng: 7A2: 04/11/2019
TIẾT 23 - BÀI 14
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỈ XIII) (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được sức mạnh quân sự và âm mưu quyết tâm xâm lược Đại Việt của
quân Mông Cổ.
- Chủ trương chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó
với Mông Cổ.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục cho học sinh ý thức kiên cường bất khuất, mưu trí dũng cảm của
quân và dân ta trong cuộc kháng chiến.
3. Kĩ năng:
- Trình bày diễn biến các trận đánh bằng cách chỉ lược đồ.
- Phân tích, nhận xét đánh giá các sự kiện lịch sử.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực đặc thù: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử
dụng hình vẽ, tranh ảnh, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, HD thực hiện chuẩn KTKN LịchSử 7
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất
(1285).
2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi SGK:
- Công cuộc chuẩn bị xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.
- Sự chuẩn bị và ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân Trần.
- Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258).
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1.Phương pháp:
- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan. Phương pháp dạy học nêu vấn đề .
Phương pháp hướng dẫn HS tự học. Phương pháp tích hợp liên môn.
2. Kĩ thuật: Kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
H: Nhà Trần đã làm gì để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.
TL: - Quân đội nhà Trần: cấm quân và quân ở các lộ
- Chủ trương“ Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”
- Chính sách “ Ngụ binh ư nông”
- Ngoài ra còn có thêm lực lượng quân của các vương hầu và quân ở các địa
phương gọi là Hương binh
- Quân đội được tổ chức và huấn luyện chu đáo
- Nhà Trần cử những tướng giỏi cầm quân đóng ở những nơi hiểm yếu, vua trực
tiếp đi tuần
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV liên hệ với bài trước.
- Cuộc sống của nhân dân ta được ổn định chưa được bao lâu lại phải chịu sự
xâm lược của quân giặc đến tàn phá
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức và kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV cung cấp kiến thức
- MC là đất nước thảo nguyên, ngành
kinh tế chính là chăn nuôi du mục, lực
lượng ĐQ Mông Cổ rất hùng mạnh
- Thế kỉ XIII nhà nước Mông cổ được
thành lập, Quân đội rất lớn mạnh có tổ
chức, có trang bị tốt -> hiếu chiến
H: H29 giúp em hiểu gì về quân Mông
Cổ?
- Là lực lượng rất mạnh trên vó ngựa.
1. Tìm hiểu âm mưu xâm lược của Mông
Cổ
H. Quân Mông Cổ xâm lược Đaị Việt
nhằm mục đích gì ?
+ Biến Đại Việt thành bàn đạp để đánh
lên phía Nam Trung Quốc, thực hiện kế
hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống
+ Chiếm Đại Việt để mở rộng lãnh thổ ->
Tham vọng lớn
H: Trước khi kéo vào nước ta tướng
Mông Cổ làm gì?
H: Hành động vua Trần cho bắt giam sứ
giả Mông Cổ nói lên điều gì?
- Tinh thần quyết tâm chống giặc của vua
tôi nhà Trần.
Cho HS HĐ nhóm đôi 2 p
? Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược
nước ta vua Trần đã làm gì?
H: Nhận xét về sự chuẩn bị của nhà
I. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất
chống quân xâm lược Mông Cổ
(1258)
1. Âm mưu xâm lược đại việt của Mông
Cổ.
- Âm mưu xâm lược nước ta củaVua Mông
Cổ:
+ Thiết lập ách đô hộ Mông Cổ trên đất
Đại Việt.
+ Năm 1257, Mông Cổ chiếm Đại Việt
để đánh lên phía Nam TQ. Thực hiện kế
hoạch gọng kìm tiêu diệt Nam Tống
xâm lược Đại Việt.
- Cho sứ giả đưa thư đe doạ và dụ hàng
vua Trần.
2. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành
kháng chiến chống Mông Cổ.
a. Nhà Trần chuẩn bị
- Vua Trần ban lệnh cho cả nước sắm
sửa vũ khí, các đội dân binh được thành
lập, ngày đêm luyện tập.
Trần?
- Thái độ kiên quyết và chủ trương đánh
giặc đúng đắn của nhà Trần. Huy động
toàn dân tham gia k/c.
GV Dùng lược đồ “Cuộc kháng chiến
lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông
Cổ” trình bày diễn biến
H: Khi quân Mông vào nước ta, ta đã
thực hiện kế sách gì? ý nghĩa của chính
sách này?
GV: Phân tích giảng giải làm rõ ý nghĩa
to lớn của chính sách “Vườn không nhà
trống”
H: Kết quả cuộc kháng chiến?
H: Vì sao quân ta đánh bại quân Mông
Cổ?
(Ta biết sử dụng cách đánh giặc thông
minh, biết chớp thời cơ lấy yếu đánh
mạnh, lấy ít địch nhiều)
H: Những chi tiết chứng tỏ tinh thần
quyết chiến của vua tôi nhà Trần?
H: Bàì học kinh nghiệm về cách đánh
giặc của dân tộc ta trong cuộc kháng
chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất.
b. Diễn biến:
- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do
Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm
lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông
Thao tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi
tiến đến Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị
chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái
Tông chỉ huy.
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ
trương cho quân rút khỏi kinh thành
Thăng Long, thực hiện “vườn không nhà
trống”.
- Giặc vào kinh thành không một bóng
người và lương thực. Chúng đã điên
cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương
thực, lại bị quân ta chống trả, chưa đầy
một tháng, lực lượng chúng bị tiêu hao
dần.
- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở
Đông Bộ Đầu.
c. Kết quả:
- Ngày 29 - 01 - 1258, quân Mông Cổ
thua trận phải rút chạy về nước.
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Mông Cổ kết thúc thắng lợi.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV cho hs làm bài tập, trả lời câu hỏi sgk.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
- Trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất
1285 trên lược đồ.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (ở nhà)
- Sưu tầm một số hình ảnh về trận chiến, một số bài thơ ca ngợi cuộc kháng
chiến lần nhất.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC CHO TIẾT SAU
- Nắm vững nội dung bài học
- Chuẩn bị phần II: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên
? Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên?
? Sự chuẩn bị kháng chiến của nhà nhà Trần?
? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ 2.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_23_ba_lan_khang_chien_chong_quan.pdf