Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - THCS Tân Châu

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

Giúp học sinh hiểu rằng :

- Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài, nhất là về tổ chức nhà nước.

-Nắmđược quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

2. Tư tưởng :

- Giáo dục ý thức độc lập tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước của mỗi người dân.

3. Kỹ năng :

- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng lập sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời bằng cách xác định các vị trí trên bản đồ và biết điền kí kiệu khi cần thiết.

II. Phương tiện – tài liệu:

-Sơ đồ tổ chức bộ máyNhà nước.

-Bản đồ 12 sứ quân và Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - THCS Tân Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 NS: 10/10/07 Tiết 11 ND: 12/10/07 Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ ( THẾ KỈ X) Bài 8: NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu rằng : - Ngô Quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài, nhất là về tổ chức nhà nước. -Nắmđược quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh. 2. Tư tưởng : - Giáo dục ý thức độc lập tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước của mỗi người dân. 3. Kỹ năng : - Bồi dưỡng cho HS kĩ năng lập sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời bằng cách xác định các vị trí trên bản đồ và biết điền kí kiệu khi cần thiết. II. Phương tiện – tài liệu: -Sơ đồ tổ chức bộ máyNhà nước. -Bản đồ 12 sứ quân và Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổ n định tổ chức : 2.Kiểm tra bài cũ : Kiểmtra 15’ a. Đề bài: Câu 1: Chọn câu đúng , sai. Hai vương triều Đê –Li, Mô- gôn : A . Điều là hai vương triều ngoại tộc. B . Vương triều Mô- gôn thi hnành những chính sách cai trị nghiệt ngã hơn vương triều Đê- Li C . Trong quá trình tồn tại cả hai vương triều đã dần dần tự biến mình thành vương triều bản địa , do đất nước Aân Độ có nền văn hóa lâu đời. Câu 2: So sánh những đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến Phương Tây ? Rút ra nhận xét? b. Đáp án: A. Đ, (0,25 đ) B. S, (0,25đ) C. S.(0,25đ) Câu 2: Thời kì hình thành : Xa hội phong kiến Phương Đông ra đời sớm hơn xã hội phong kiến Phương Tây . Phương Đông hình thành từ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X, Phương tây hình thành từ thế kỉ V dến thế kỉ X (1đ) Thời kì phát triển : Xã hội phong kiến Phương Đông từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Xã hội phong kiến Phương Tây từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV .(1đ) Thời kì suy vong : Xạ hội phong kiến Phương Đông từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ thứ XIX . Xạ hội phong kiến Phương Tây từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XV (1đ) Cơ sở kinh tế : Phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng khung khép kín trong công xạ nông thôn, Phương Tây đóng khung khép kín trong các lãnh địa. Cư dân sống chủ yếu là nhờ vào nông nghiệp , chăn nuôi , nghề thủ công ,(1đ) Giai cấp: Xạ hội phong mkiến Phương Đông gồm 2 giai cấp(2đ) + Địa chủ. + Nông dân lĩnh canh. Xã hội phong kiến Phương Tây: + Lãnh chúa. + Nông nô. Phương thức bóc lột bằng địa tô , nông dân ,hoặc nông nô cầy và thu tô thuế. Phương Đông và Phương Tây tồn tại chế độ quân chủ . như ở Phương Đông vua có quyền lực cao nhất còn ở Phương Tây do phân tán trong các lãnh địa.(2,5đ) 3. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Sau hơn 1000 năm kiên cuờng và bền bỉ chống lại ách độ hộ của phong kiến phương bắc, cuối cùng nhân dân ta đã giành lại được nền độc lập. Với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử ( 938), nước ta bước vào thời kì độc lập, tự chủ. Vậy để biết sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dựng nền độc lập như thế nào? Vì sao Đinh Bộ Lĩnh phải thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng tacùng tìm hiểu. b.Hoạt động dạy học: : -HS đọc mục 1/ SGK. -H: Nhắc lại Ngô Quyền là ai? Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? -H: Ngô Quyền dựng nền độc lập trong hoàn cảnh nào? ( Sau khi đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng) -H: Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làmgì để khẳng định nền độc lập của nước -GV hướng dẫn HS phân tích: + Ý nghĩa của việc Ngô Quyền lên ngôi vua: Khẳng định đất nước độc lập, tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. -GV treo sơ đồ BMNN thời Ngô: Vua Quan văn Quan võ Thứ sử các châu (châu Hoan, châu Phong) Quan văn Quan võ Thứ sử các châu (châu Hoan, châu Phong) -H: Vua có vai trò gì trong BMNN? Em nhận xét gì về tổ chức BMNN thời Ngô? ( Còn đơn giản nhưng bước đầu đã thể hiện được ý thức độc lập , tự chủ) HS đọc từ “ năm 944 Sử cũ gọilà loạn 12 sứ quân” -HS thảo luận : Tại sao lạixảy ra loạn 12 sứ quân? -H: Sứ quân làgì? ( Là các thế lực phong kiên nổi dậy, mỗi người chiếm 1 vùng đất) -GV dùng bản đồ loạn 12 sứ quân , xác định vị trí từng vùng đất của các sứ quân trên bản đồ. -Phân tích tác hại của việc các sứ quân chiếm cứ từng vùng: + Đất nước bị chia cắt, tình hình rối ren + SX đình đốn, ĐSND đói khổ. + Phía Bắc: Nhà Tống âm mưu xâmlược nước ta. -HS thảo luận: Tình hình trên đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần được giải quyết ở nước ta lúc bấy giờ là gì? ( Đấtnước bị chia cắt, nạn ngoại xâm rình rập, thế nước suy yếu. Điều đó là cực kì nguy hiểm " Cần thốngnhất nhanh chóng đất nước) GV: Để biết ai là người làm được điều đó và làm như thế nào để thống nhất đất nước. Mục 3 chúng ta cùng tìm hiểu. HSđọc mục 3/SGK. - H: Đinh BỘ Lĩnh là ai? (Con của Đinh Công Trứ – Thứ sử Châu Hoan người Ninh Bình, có tài thống lĩnh quân đội) - H: Ôâng đã làm gì để dẹp 12 yên 12 sứ quân? - H: Vì sao Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, thống nhất đất nước? + Đinh Bộ Lĩnh có tài chỉ huy + Được nhân dân ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình. -H: Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân có ý nghĩa gỉ? ( đất nước thống nhất, lập lại hoà bình trong cả nước, tạo điều kiện xây dựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù 1. Ngô Quyền dựng nền độc lập -Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa. -Bỏ chức Tiết độ sứ, lập triều đình mới. -Đặt ra các chức quan văn võ, quy định màu sắc trang phục của quan lại các cấp. -Cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. " Đất nước yên bình. 2.Tình hình chính trị cuối thời Ngô Năm 944, Ngô Quyền mất, nội bộ mâu thuẫn, uy tín nhà Ngô giảm sút, 12 tướng lĩnh nổi dậy, mỗi người chiếm cứ một vùng, đánh lẫn nhau " Loạn 12 sứ quân.. 3.Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước a. Tiểu sử Đinh Bộ Lĩnh b. Quá trình thống nhất đất nước: - Lập căn cứ ở Hoa Lư. - Liên kết với sứ quân trần Lãm, được nhân dân ủng hộ, đem quân tiến đánh các sứ quân khác. Đánh đâu thắng đấy nên được tôn là Vạn thắng Vương. Các sứ quân lần lược bị đánh bại hoặc xin hàng . - Cuối 967, đất nước thống nhất. : 4.Củng cố bài học: a. Bài tập 1. Hãy đánh dấu X vào ô trông trước câu trả lời em cho là đúng về nhũng việc làm của Ngô Quyền khi mới lên ngôi: (1) Chọn đất đóng đô. (2) Đề ra các biện pháp phát triển nông nghiệp. (3) Bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phía Bắc, đạt các chức quan văn, võ (4) Cử các tướng có công coi giữ những châu quan trọng. (5) Tổ chức thi cử chọn người làm quan. Đáp án: (1) (3) (4). -Ngô Quyền thiết lập 1 bộ máy nhà nước mới.Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô dưới đây cho biết vai trò của nhà vua thời Ngô. - Trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập? + Ngô Quyền đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập. + Đinh Bộ Lĩnh chấm dứt 12 sứ quân, thống nhất đất nước. b. Kết luận: Gv nhấn mạnh lại nội dung trọng tâm của bài học sinh cần ghi nhớ. 4. Dặn dò: - Học bài cũ: - Chuẩn bị bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê Phần I: Tình hình chính trị – quân sự.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_bai_8_nuoc_ta_buoi_dau_doc_lap_thcs_ta.doc
Giáo án liên quan