I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức :
Giúp học sinh nhận rõ vị trí của Campuchia và Lào; các giai đoạn phát triển lịch sử của 2 nước.
2.Tư tưởng:
HS biết trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và 2 nước Lào , Campuchia.
3. Kĩ năng:
-Biết sử dụng bản đồ để xác định vị trí 2 nước Lào, Campuchia.
-Biết sử dụng phương pháp lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Lào và Campuchia.
II.Thiết bị- phương tiện dạy học:
-Bản đồ hành chính khu vực ĐNÁ.
-Tranh ảnh, tư liệu về một số công trình kiến trúc văn hoá của Lào,Campuchia.
4 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á (Tiếp theo) - THCS Tân Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 NS: 1/10/07
Tiết 8 ND:3/10/07
Bài 6 : CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á ( Tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức :
Giúp học sinh nhận rõ vị trí của Campuchia và Lào; các giai đoạn phát triển lịch sử của 2 nước.
2.Tư tưởng:
HS biết trân trọng, giữ gìn truyền thống đoàn kết giữa Việt Nam và 2 nước Lào , Campuchia.
3. Kĩ năng:
-Biết sử dụng bản đồ để xác định vị trí 2 nước Lào, Campuchia.
-Biết sử dụng phương pháp lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Lào và Campuchia.
II.Thiết bị- phương tiện dạy học:
-Bản đồ hành chính khu vực ĐNÁ.
-Tranh ảnh, tư liệu về một số công trình kiến trúc văn hoá của Lào,Campuchia.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
2.1 Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào? Kể tên và xác định vị trí các nước trên bản đồ?
2.2 Trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Tiết học hôm trước, chúng ta đã tìmhiểu khái quát về khu vực Đông Nam Á. Hôm nay, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu lịch sử thời phong kiến của 2 quốc gia cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, là các nước láng giềng của Việt Nam.Trước khi vào bài mới, em nào cho cô biết đó là 2 nước nào? HS trả lời- GV xác định vị trí 2 nước trên bản đồ.
b. Hoạt động dạy học:
* HS đọc mục 3/SGK/20.HS thảo luận:
-H: Cư dân chủ yếu sống ở Campuchia là tộc người nào? Em biết gì về họ?
+ Người Khơ-me là một bộ phận của cư dân cổ Đông Nam Aù; sống ở phíabắc, vùng nam cao nguyên Cò Rạt ( Đông – Bắc Thái Lan ngày nay), sau mới di cư dần xuống phía nam.
+Thạo săn bắn, đào ao, hồ
+ Sớm tiếp thu và chịu ảnh hưởng của văn hoá Aán Độ: theo đạo Phật,viết chữ Phạn, kiến trúc, điêu khắcĐến thế kỉ VII, mới sáng tạo ra chữ viết riêng – chữ Khơme cổ.
-H: Vương quốc Campuchia từ khi thành lập đến năm 1863 đã trải qua các giai đoạn lịch sử như thế nào?
HS thảo luận:Tại sao nói thời kì Aêngco là thời kì phát triển thịnh vượng nhất trong lịch sử Campuchia?
-Đại diện trình bày kết quả thảo luận, số học sinh còn lại theo dõi.
GV: Kinh đô Aêng-co nay thuộc tỉnh Xiêm Riệp. Aêng-co có nghĩa là” đô thị”, “kinh thành”. Aêng-co Vát được xây dựng từ thế kỉ XII, còn Ăngco Thom được xây dựng trong suốt 7 thế kỉ của thời kì phát triển.
-HS quan sát H. 14 / 20/ SGK.
-H: Em có nhận xét gì về khu đền tháp Aêng-co vát qua H.14?
(Quy mô đồ sộ, độc đáo " thể hiện óc thảm mĩ và trình độ kiến trúc cao của người Campuchia)
-GV mô tả: Aêngco Vát là khu đền tháp có 5 ngôi tháp cao, đỉnh cao nhất là 63 m; xung quanh là hệ thống hào nước rộng 200 m; chu vi 5,5 m. Hai bên bờ được lát cầu đá với 18 bậc cao, có những lối đi rộng lát đá, 2 bên có hình tượng điêu khắc, trạm trổ tinh vi dẫn tới cung điện, đền tháp tạo nên vẻ đẹp trang nghiêm và hùng vĩ.
-GV: lịch sử vương quốc Campuchia đã bước sang một trang mới. Hiện nay kinh đô của Campuchia là Phnôm-Pênh.
-GV sơ kết mục 3, chuyển ý sang mục 4
-GV giới thiệu khái quát về Lào:Đất nước Lào gắn liền với dòng Mêkông. Vì sông này chảy qua Lào nên Lào có nguồn thuỷ văn dồi dào. Sông Mêkông là đường giao thông quan trọng của đất nước, phía đông ven sông Mêkông là vùng đồng bằng màu mỡ.
-H: Em biết gì về cư dân các bộ tộc Lào?
GV: Hiện nay ở Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng vẫn còn có hàng trăm chiếc chum đá lớn nhỏ khác nhau, nằm rải rác ở Xiêng Khoảng, dùng để đựng xương tro người chết sau khi đã hoả thiêu.
-HS thảo luận: Tại sao từ thế kỉ XV- XVII, Vương quốc Lạn Xạng bước vào giai đoạn phát tiển thịnh vượng?
(Các vua Lạn Xạng thi hành nhiều biện pháp XD đất nước
-H:Vì sao đến thế kỉ XVIII – XIX vương quốc Lạn Xạng lâm vào tình trạng suy yếu?
+ Do sự tranh chấp ngôi vua trong hoàng tộc " thế nước suy yếu, chia thành 3 tiểu quốc đối địch nhau: Luôngphabăng, Viêng Chăn, Chămpaxắc. Nhân cơ hội đó, Xiêm xâm chiếm và cai trị Lào " 1893, Lào bị thực dân Pháp xâm lược và biến thành thuộc địa.
-GV: Trong quá trình xây dựng đất nước , người Lạn Xạng đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đặc sắc, tiêu biểu làThạt Luổng ( H.15)
-H: Hãy quan sát và cho biết điểm giống và khác nhau giữa Thạt Luổng với các công trình kiến trúc của các nước trong khu vực?
+ Giống : Uy nghi, đồ sộ, kiến trúc nhiều tầng lớn;có tháp chính và nhiều tháp nhỏ ở xung quanh.
+ Khác: không cầu kì, phức tạp
GV mô tả: Thạt Luổng có nghĩa là “ Tháp lớn”. Xây dựng năm 1566, dưới triều vua Xệt-Tha-Thi-Lạt; là một công trình kiến trúc gồm 1 tháp lớn hình nậm rượu, đặt trên một cái đế hình hoa sen, phô ra 12 cánh hoa, dưới là 1 cái bệ khổng lồ hình bán cầu nhưng lại tạo thành 4 múi có đáy vuông, mỗi cạnh dài 68 m; được ốp bằng 232 phiến đá; có 4 cổng là 30 tháp nhỏ. Trong mỗi ngọn tháp đều có lời dạy của Phật. Tháp chính có chiều cao 45 m.
-GV liên hệ mối quan hệ giữa VN-Lào-Campuchia.chính dưới dạng miếu thờ. Xung quanh tháp
3.Vương quốc Campuchia:
* Cư dân chủ yếu: Người Khơme.
* Các giai đoạn lịch sử chủ yếu:
-Thế kỉ I-VI: Vương quốc Phù Nam
-Thế kỉ VI – IX: thành lập quốc gia mới –Chân Lạp.
-Thế kỉIX – XV: Thời kì phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử Campuchia ( Thời kì Aêng co)
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển.
+ Lãnh thổ được mở rộng bằng vũ lực.
+ Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ, độc đáo Ăng-co Vát và Ăng co Thom
Thế kỉ XV-XIX: Campuchia bước vào giai đoạn suy yếu. Đến năm 1863, bị thực dân Pháp xâm lược.
4.Vương quốc Lào:
Cư dân: Có 2 bộ phận:
+ Người Lào Thơng: Chủ nhân đầu tiên của Lào và những chiếc chum đá (cánh đồng Chum- Xiêng Khoảng).
Người Lào Lùm: Người Thái thiên di đến (TK XIII).
* Các giai đoạn lịch sử chủ yếu:
- 1353, Pha Ngừm tập hợp và thống nhất các bộ tộc Lào, lập nước Lạn Xạng( Triệu Voi)
-Thế kỉ XV-XVII: Thời kì thịnh vượng . Các vua Lạn Xạng thi hành nhiều biện pháp xây dựng đất nước:
+Đối nội: Chia nước thành các mường, đặt quan cai trị; chú trọng xây dựng quân đội.
+Đối ngoại: giữ quan hệ hoà hiếu với Campuchia và Đại Việt nhưng kiên quyết chống xâm lược.
-Thế kỉ XVIII- XIX: Lạn Xạng suy yếu và bị thực dân Pháp xâm lược.
4.Củng cố bài học:
a. Bài tập:
2.1. Hãy đánh dấu x vào ô trống đầu câu em cho là đúng:
a. Người Khơ me biết khắc bia bằng chữ Phạn.
b. Các vua Campuchia thời Aêngco đã dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía Tây.
c. Thế kỉ XIV, Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ tộc Lào; lập nước riêng gọi tên là Lạn Xạng.
d. Vương quốc Lạn Xạng bước vào giai đoạn thịnh vượng ở thế kỉ XIV.
Đáp án: a,c
b. Kết luận:
- Cam pu chia là nước có lịch sử lâu đời ở ĐNÁ , xây dựng Phù Nam
- Cam Pu Chia phát triển nhất thời kì Ă ng co , các vua thời Aêng co đã thi hành chính sách đối nội đối ngoại tích cực.
- Chủ nhân của nước Lào là người Khạ , sau này là người Lòa Thơng, Thế kỉ XII, người thác thiên di lập ra nhà nước Lang Xạng, các vua Lạng Xạngï đã thi hành chính sách đối nội đối ngoại tiến bộ.
- Các quốc gia phong kiến này tồn tại đến thế kỉ XVIII thì bị thực dân Phương Tây xâm lược
5. Dặn dò:
-Học bài; tìm hiểu dân số, diện tích,thủ đô của các nước Đông Nam Aù.
-Chuẩn bị bài 7: Những nét chung về XHPK
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_bai_6_cac_quoc_gia_phong_kien_dong_nam.doc