Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 22, 23, 24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nắm được chính sách đô hộ của nhà Lương.

- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí và những việc làm của Lý Bí sau khi giành

thắng lợi.

2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, (tinh thần bất

khuất, ý trí quật cường chống ngoại xâm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân,

gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống), giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc

3. Định hướng hình thành phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi , tương tác, với giáo viên

trong thực hiện nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và

làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp tư

duy độc lập

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Tìm hiểu và khám phá lịch sử; vận dụng kiến thức

Lịch sử vào cuộc sống.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, so sánh, đánh giá công lao

của Lí Bí

- Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu về phong khởi

nghĩa Lí Bí nước Vạn Xuân

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí.2. Học sinh:

- Học bài cũ:

- Chuẩn bị bài mới: Đọc nghiên cứu thông tin sgk+trả lời trước các câu hỏi

+ Tìm hiểu thêm thông tin về Lí Bí

pdf14 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 22, 23, 24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:04/05/2020 Ngày dạy: 06/05/2020 – Lớp 6A5 08/05/2020 – Lớp 6A1 Tiết 22 . Bài 20 TỪ SAU TRƯƠNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (Giữa thế kỷ I - Giữa thế kỷ VI ) - Tiếp theo I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Chuyển biến về xã hội, văn hóa. - Ý nghĩa của việc giữ gìn văn hóa dân tộc. - Diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa bà Triệu. 2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, Chăm chỉ (Ham học, chăm làm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống), giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc. 3. Định hướng hình thành phát triển năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi , tương tác, với giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháptư duy độc lập b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Những chuyển biến về xã hội và văn hoá ở nước ta ở các thế kỷ I, VI, cuộc khởi nghĩa bà Triệu. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, so sánh sự phát triển kinh tế đàng ngoài và đàng trong - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu nét chinhd về nong nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Những điểm mới về tư tưởng tôn giáo II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Phóng to sơ đồ phân hoá xã hội. 2. Học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan... 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày, đọc - viết tích cực. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Bài cũ. b. Bài mới. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Khởi động Tiết trước các em đã tìm hiểu những chuyển biến về kinh tế của đất nước ta trong các thế kỷ từ I ->VI, chúng ta đã nhận biết, tuy bị thế lực PK đô hộ tìm mọi cách kìm hãm, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn phát triển dù chậm chạp. Từ sự chuyển biến của kinh tế kéo theo những chuyển biến trong xã hội. Vậy các tầng lớp trong xã hội thời Văn Lang, Âu Lạc đã chuyển biến thành các tầng lớp mới, thời kỳ đô hộ ntn? Vì sao đã xảy ra cuộc khởi nghĩa năm 248? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa như thế nào ta tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản GV: Treo sơ đồ phân hoá xã hội (SGK / 55) GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ. ? Quan sát sơ đồ, em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội nước ta? ? Những tầng lớp mới nào được hình thành trong xã hội nước ta từ khi bị phong kiến phương Bắc thống trị ? (Quan lại Hán, địa chủ Hán) ? Mọi tầng lớp nhân dân đều có điểm chung gì? (Đều bị chính quyền đô hộ bóc lột, chèn ép và đều căm ghét bọn phong kiến phương Bắc thống trị) - HS đọc: “Chính quyền đô hộ mở một số trường học -> vào nước ta” - Lưu ý chữ in nhỏ. 3. Những chuyển biến về xã hội và văn hoá ở nước ta ở các thế kỷ I, VI * Xã hội: - Thời Văn Lang - Âu Lạc: Xã hội phân hoá thành 3 tầng lớp (Quý tộc, nông dân công xã và nô tỳ) - Thời kỳ đô hộ: + Quan lại đô hộ (Phong kiến nắm quyền cai trị). + Địa chủ Hán cướp đất ngày càng nhiều, càng giàu lên nhanh chóng và quyền lực lớn. + Địa chủ Việt và quý tộc Âu Lạc bị mất quyền thống trị trở thành địa chủ (Hào trưởng) địa phương, họ có thế lực ở địa phương nhưng vẫn bị quan lại và địa chủ Hán chèn ép => Họ là lực lượng lãnh đạo nông dân đứng lên đấu tranh chống bọn phong kiến phương Bắc. + Nông dân công xã bị chia thành nông nô, nông dân lệ thuộc và nô tì (Nô tỳ là tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội) => Từ thế kỷ I -> VI người Hán thâu tóm quyền lực về tay mình, trực tiếp nắm đến cấp huyện, xã hội phân hoá sâu sắc hơn. * Về văn hoá: - Ở các quận nhà Hán mở trường học ? Những việc làm trên của nhà Hán nhằm mục đích gì? ? Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên ? GV: Nguyên nhân khác: Trường học do chính quyền đô hộ mở để dạy tiếng Hán, song chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo khổ không có điều kiện cho con em mình đi học, vì vậy họ vẫn giữ được phong tục tập quán, tiếng nói của tổ tiên vì được hình thành xây dựng vững chắc từ lâu đời, nó trở thành bản sắc riêng của dân tộc Việt và có sức sống bất diệt. HS: Đọc đoạn đầu. ? Em cho biết nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa? ? Lời tâu của Tiết Tống nói lên điều gì? (Đất rộng, người đông, hiểm trở độc hại, khó cai trị) ? Em hiểu biết gì về Bà Triệu? - HS đọc đoạn in nghiêng. GV: Trình bày diễn biến. ? Câu nói của Bà Triệu có ý nghĩa gì? (Ý chí bất khuất, kiên quyết đấu tranh giàng độc lập dân tộc) ? Nghe tin Bà Triệu khởi nghĩa, vua Ngô đã làm gì ? ? Kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? ? Vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại? dạy chữ Hán, nho giáo, phật giáo, đạo giáo, luật lệ phong tục Hán vào nước ta => Tiếp tục thực hiện chính sách đồng hoá dân ta. - Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên, sinh hoạt theo nếp sống, phong tục của mình. - Nhân dân học chữ Hán theo cách đọc của riêng mình => Tiếp thu, chọn lọc cái hay, cái mới. 4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248) * Nguyên nhân: - Do ách thống trị tàn bạo của quân Ngô. - Nhân dân ta không chịu kiếp sống nô nệ. * Diễn biến: - Năm 248 khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ. - Từ Phú Điền (Hậu Lộc –Thanh Hoá), Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh quân Ngô ở Cửu Chân, đánh khắp Giao Châu. - Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp. * Kết quả: Khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu hi sinh. (Lực lượng chênh lệch, quân Ngô mạnh nhiều kế hiểm độc) ? Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa? HS: quan sát kênh hình 46. - HS đọc bài ca dao, liên hệ nhân dân ghi nhớ công ơn Bà Triệu. - GV củng cố tiết học. * Ý nghĩa: Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết giành lại độc lập của dân tộc ta. Hoạt động 3: Luyện tập ? Hãy trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? Hoạt động 4: Vận dụng - HS quan sát kênh hình 46. - Gọi HS đọc bài ca dao, liên hệ nhân dân ghi nhớ công ơn Bà Triệu. - GVKL: Do ách thống trị tàn bạo của quân Ngô, Bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân chống lại, xong vì lực lượng quá chênh lệch, quân Ngô lại lắm mưu nhiều kế, nên khởi nghĩa thất bại. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Sau thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Hán, nước ta lại bị PK phương Bắc thống trị, dưới ách thống trị của ngoại bang, nhân dân ta vẫn vươn lên tạo ra những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hoá để duy trì cuộc sống và nuôi dưỡng ý chí giành độc lập DT. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài cũ, đọc trước bài 20 và trả lời câu hỏi trong SGK. + Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lí Bí? + Diễn biến của cuộc khởi nghĩa như thế nào? + Việc thành lập nước Vạn Xuân có ý nghĩa gì? Ngày soan: 10/05/2020 Ngày giảng: 13/05/2020 – Lớp6A5 Tiết 23 - Bài 21,22: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542 – 602) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nắm được chính sách đô hộ của nhà Lương. - Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí và những việc làm của Lý Bí sau khi giành thắng lợi. 2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, (tinh thần bất khuất, ý trí quật cường chống ngoại xâm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống), giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc 3. Định hướng hình thành phát triển năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi , tương tác, với giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp tư duy độc lập b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Tìm hiểu và khám phá lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận xét, so sánh, đánh giá công lao của Lí Bí - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu về phong khởi nghĩa Lí Bí nước Vạn Xuân B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Lược đồ khởi nghĩa Lý Bí.2. Học sinh: - Học bài cũ: - Chuẩn bị bài mới: Đọc nghiên cứu thông tin sgk+trả lời trước các câu hỏi + Tìm hiểu thêm thông tin về Lí Bí III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề.... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày diễn biến, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Giới thiệu: Sau cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, nước ta tiếp tục bị phong kiến phương Bắc thống trị. Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta quyết không cam chịu cuộc sống nô lệ và đã vùng lên theo Lý Bí tiến hành khởi nghĩa và giàng được thắng lợi, nước Vạn Xuân ra đời. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung (gợi ý) GV giới thiệu mục 1-SGK/58 HS: Chú ý mục 2- SGK/58 - HĐ cá nhân ? Em hãy cho biết nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Lý Bí? GV: Treo lược đồ và trình bày diễn biến. ? Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí? (Vì oán hận quân Lương, mong muốn giành độc lập cho Tổ quốc). ? Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa? (Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong thời gian ngắn, nghĩa quân chủ động đánh địch rất kiên quyết, thông minh, sáng tạo, có hiệu quả lam cho quân Lương bị thất bại nặng nề) 1. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế nào? - Về mặt hành chính: - Về việc sắp đặt quan lại cai trị: - Biện pháp bóc lột: => Chính sách cai trị rất tàn bạo. 2. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân thành lập. * Nguyên nhân: Do ách thống trị của nhà Lương. * Diễn biến: - Mùa xuân năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở Thái Bình (bắc Sơn Tây), ông được hào kiệt ở khắp nơi hưởng ứng. - Gần 3 tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận huyện, thứ sử Tiêu Tư bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. - Tháng 4-542 nhà Lương huy động quân sang đàn áp, bị quân ta đánh bại, ta giải phóng thêm Hoàng Châu (Q.Ninh). - Đầu năm 543 nhà Lương tấn công lần hai, quân ta chủ động đánh địch ở Hợp Phố, tướng địch bị giết, quân Lương bại trận. ? Kết quả cuộc khởi nghĩa như thế nào? ? Vì sao, Lý Bí đặt tên là Vạn Xuân? (Đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước) ? Việc Lý Bí lên ngôi và đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa như thế nào? (Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai và không lệ thuộc vào Trung Quốc. Đây là ý trí của dân tộc Việt Nam). ? Sau khi lên ngôi, Lý Nam Đế tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? - Lý Nam Đế thành lập triều đình với hai ban: + Đứng đầu ban văn: Tinh Thiều. + Đứng đầu ban võ: Phạm Tu. GV: Không chịu được ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lý Bí, khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ rộng rãi nên sau nhiều lần tấn công, quân Lương đã bị ta đánh bại, khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi đặt tên nước là Vạn Xuân -> khẳng định nước ta có chủ quyền. - GV giới thiệu ? Nhà Lương đã thực hiện âm mưu cướp nước ta như thế nào? HS: ? Trước hành động xâm lược của nhà Lương, Lí Nam Đế đã chỉ huy nghĩa quân kháng chiến như thế nào? HS vvề nhà đọc tìm hiểu * Kết quả: - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. - Mùa xuân 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế) đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch 3. Chống quân Lương xâm lược - Tháng 5 - 545, một đạo quân lớn của nhà Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy tiến vào nước ta theo 2 đường thuỷ và bộ. - Quân ta: chặn đánh địch không được phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch, thành vỡ → Lí Nam Đế rút lui về thành Gia Ninh (Phú Thọ). Năm 546 quân Lương chiếm Gia Ninh → Lí Nam Đế rút lui về Hồ Điển Triệt. Quân Lương đánh úp Hồ Điển Triệt → Lí Nam Đế phải chạy vào Động Khuất Lão (Tam Nông - Phú Thọ). 4. Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương như thế nào? 5. Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?(HD đọc thêm) HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: - Nguyên nhân diễn biến kết quả của khởi nghĩa Lí Bí – nước vạn Xuân thành lập? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Đọc tìm hiểu về Lí Bí? HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo(TH ở nhà) - Giáo viên giao nhiệm vụ - Nêu suy nghĩ của em về Lí Bí? V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài mới: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX. + Đọc trước lí thuyết và trả lời câu hỏi sgk. ? Nhà Đường đã thi hành chính sách cai trị về mặt hành chính đối với nước ta như thế nào? ? Diễn biến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan? Ngày soạn: 27/01/2019 Ngày giảng: 20/05/2020 - 6A3; 21/05/2020 - 6A5 Tiết 24 - Bài 23: NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII – IX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Từ thế kỉ VII nước ta bị nhà Đường thống trị, nhà Đường sắp đặt lại bộ máy cai trị. - Trong suốt 3 thế kỉ nhà Đường thống trị đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra. Nhưng tiêu biểu hơn cả là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. 2. Định hướng hình thành phát triển phẩm chất: Yêu nước, (tinh thần bất khuất, ý trí quật cường chống ngoại xâm); Trung thực (Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường sống), giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc - Biết ơn các thế hệ cha ông, tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập của dân tộc. 3. Định hướng hình thành phát triển năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: tự lực, tự học, tự hoàn thiện - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh trao đổi , tương tác, với giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS nhận ra ý tưởng mới, phát hiện và làm rõ vấn đề hình thành và triển khai ý tưởng mới, đề xuất, lựa chọn giải pháp tư duy độc lập b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: Tìm hiểu và khám phá lịch sử; vận dụng kiến thức Lịch sử vào cuộc sống. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử, So sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học từ các sự kiện - Năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học: Tìm hiểu về diễn biến các cuộc khởi nghĩa B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bảng phụ và một số tư liệu tham khảo về 2 nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. 2. Học sinh: - Học bài cũ: - Chuẩn bị bài mới: Đọc nghiên cứu thông tin sgk+trả lời trước các câu hỏi + Tìm hiểu thêm thông tin về Mai Thúc Loan, Phùng hưng III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: - Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, nêu vấn đề.... 2. Kỹ thuật - Trình bày, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Cuộc kháng chiến chống quân Lương dưới sự chỉ huy của Lí Nam Đế đã diễn ra như thế nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động * Sau năm 603 nước Vạn Xuân dưới sự chỉ huy của Lí Phật Tử thời kì Hậu Lí Nam Đế, đã không thể giữ vững được nền độc lập của dân tộc trước sự tấn công xâm lược của 10 vạn quân Tuỳ. Đất nước ta rơi vào sự thống trị đô hộ của nhà Tuỳ. Nhưng đến năm 618 ở bên Trung Quốc có biến loạn. Nhà Đường đã thống nhất Trung Quốc và thay thế nhà Tuỳ dô hộ nước ta. Đất nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường có gì thay đổi, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung HS: Đọc mục 1 - SGK/T62. GV: Giới thiệu về sự thành lập của nhà Đường vào năm 618. ? Nhà Đường đã thi hành chính sách cai trị về mặt hành chính đối với nước ta như thế nào? HS trả lời, nhận xét GV: Giới thiệu trụ sở của An Nam đô hộ phủ trên lược đồ H48 và các châu của nước ta dười thời Đường đô hộ. ? Đối với giao thông vận tải nhà Đường đã thi hành chính sách gì? HS: ? Vì sao nhà Đường lại tăng cường xây dựng giao thông vận tải? HS: Nhằm thuận lợi cho việc vận chuyển của cải mà chúng bóc lột được từ An Nam về nước, đồng thời thuận lợi cho việc tăng cường lực lượng đo hộ và quân tiếp viện khi chiến tranh xẩy ra. ? Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường? HS: Nước ta đã bị nhà Đường siết chặt ách đô hộ và kiểm soát chặt chẽ. ? Đối với kinh tế nhà Đường đã thực hiện những chính sách gì? 1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi? - Hành chính: Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ. Trụ sở đặt ở Tống Bình. - Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị, ở miền núi do các tù trưởng địa phương tự cai quản, các hương và xã do người Việt tự cai quản. - Giao thông: Nhà Đường tiến hành sửa sang đường bộ từ Trung Quốc → Tống Bình → các quận huyện, xây thành đắp luỹ, tăng thêm quân số. - Kinh tế: Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường đặt ra nhiều thứ thuế mới: muối , HS: ? Chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác trước? HS: Chúng đã thi hành các chính sách nhằm bóc lột nhân dân ta một cách trắng trợn, thẳng tay tàn bạo đàn áp nhân dân ta. Ách đô hộ bị siết chặt hơn trước rất nhiều. GV: Dẫn dắt, chính từ chính sách bóc lột bắt nhân dân ta phải gánh quả vải tươi trực tiếp đem sang tận kinh đô nhà Đường để nộp cho nhà vua, đã khiến cho không biết bao nhiêu mạng sống của những người dân phu phải bỏ mạng trên đường đi cống nạp. Chứng kiến sự tàn bạo đó khởi nghĩa của những người phu gánh vải đã nổ ra dưới sự chỉ huy của Mai Thúc Loan. ? Em có hiểu biết gì về Mai Thúc Loan? * Mai Thúc Loan: - Người làng Mai Phụ - Thạch Hà - Hà Tĩnh, thủa nhỏ ông đi ở cho nhà giàu, chăn trâu,kiếm củi. ? Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa là do: + Ông là người yêu nước, căm thù bọn đô hộ đã áp bức bóc lột nặng nề, khiến cho đời sống nhân dân ta vô cùng cực khổ. + Chính sách độc ác tàn bạo của nhà Đường bắt nhân dân ta phải gánh vải từ An Nam mang sang tận kinh đô của chúng để cống nạp cho nhà vua, Mai Thúc Loan cũng đã bị bắt tham gia đoàn dân phu ấy, việc làm này đã khiến rất nhiều người dân phu vô tội phải bỏ mạng dọc đường. Vì vậy ông đã kêu gọi mọi người khởi nghĩa. GV giới thiệu 4 câu hát trong bài hát chầu văn. ''Nhớ khi nội thuộc Đường triều Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê sắt, đay, gai; tăng cường cống nạp sản vật quý hiếm như ngọc trai,sừng tê, đặc biệt là quả vải tươi. 2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722) Sâu quả vải vì ai vạch lá Ngựa hồng trần kể đã héo hon'' ? Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan? HS Dựa vào SGK trình bày diễn biến. GV: Kết hợp tường thuật trên lược đồ. ? Cuộc khởi nghĩa đã thu được kết quả như thế nào? HS: GV: Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa đã thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước bất khuất của dân tộc, không bao giời chịu khuất phục trước kẻ thù. Cuộc khởi nghĩa đã thúc đẩy và cổ vũ các cuộc đấu tranh về sau. Để tưởng nhớ công ơn người anh hùng trẻ tuổi, nhân dân ta đã lập đền thờ Mai Hắc Đế ở núi vệ. HS: Đọc mục 3/SGK. ? Em có hiểu biết gì về Phùng Hưng? * Phùng Hưng: - Là người Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội), ông nối nghiệp cha làm quan lang ở Đường Lâm. Ông hay giúp đỡ người nghèo, ai cũng mến phục. ? Phùng Hưng đã chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa như thế nào? HS: ? Vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được đông đảo mọi người hưởng ứng? - Vì mọi người đều căm thù quân đô hộ, ai ai cũng muốn đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước ta để giành quyền tự chủ, nhân cơ hội Phùng Hưng một người tài giỏi, giàu lòng thương người, có sức khoẻ, hay cứu giúp dân * Diễn biến: - Đến thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu đã nổi dậy hưởng ứng. - Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), chọn Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ. - Mai Hắc Đế lien kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-Pa tấn công Tống Bình. Viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc. * Kết quả: - Năm 722 nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp. - Mai Hắc Đế thua trận, nghĩa quân và nhân dân bị giặc tàn sát thảm hại. 3. Khởi nghĩa của Phùng Hưng (trong khoảng 776 - 791): * Diễn biến: - Năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm, được nhân dân ủng hộ. nghèo họp quân khởi nghĩa, nên đông đảo quần chúng nhân dân đã đứng lên ủng hộ cuộc khởi nghĩa của ông. ? Cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ huy của Phùng Hưng đã diễn ra như thế nào? - HS: ? Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng đã đem lại kết quả gì? - HS: Ta đã chiếm được Đường Lâm và làm chủ Tống Bình. Tướng giặc Cao Chính Bình bị bức chết. ? Vì sao cuộc khởi nghĩa thất bại? - HS: Chính quyền mới thành lập còn non trẻ, Phùng An con trai của Phùng Hưng còn trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm và can đảm để đối đầu với kẻ thù. Đã vội vàng đầu hàng. ? Vì sao nhân dân ta lại gọi Phùng Hưng là bố cái đại vương? - HS: Bố cái nghĩa là cha mẹ, nhân dân gọi ông là bố cái đại vương. Vì họ quý ông và coi ông như cha mẹ đẻ của mình. ? Việc nhân dân ta lập đền thờ Phùng Hưng và Mai Thúc Loan nói lên điều gì? - HS: thể hiện sự biết ơn và đời đời ghi nhớ của nhân dân ta đối với hai người anh hùng dân tộc, đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do cho đất nước. ? Ý nghĩa của hai cuộc khởi nghĩa? - Nghĩa quân tiến về bao vây và chiếm được Tống Bình, sắp xếp lại việc cai trị. * Kết quả: - Năm 791 nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng. * Ý nghĩa: Thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Hoạt động 3. Luyện tập . ? Vì sao nhân dân ta biết ơn Mai Thúc Loan và Phùng Hưng ?Trình bày cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722). ? Trình bày cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776 – 791 Hoạt động 4. Vận dụng và mở rộng ? Cảm nhận của em về Mai Thúc Loan và Phùng Hưng HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo(TH ở nhà) - Giáo viên giao nhiệm vụ ? Nguyên nhân thất bại của 2 cuộc khởi nghĩa này. - GV kết luận: Khởi nghĩa chưa có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt (phương tiện, vũ khí, lương thực, lực lượng, căn cứ), khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ chưa có sự liên kết. Sau thắng lợi ta không nêu cao tinh thần cảnh giác và củng cố xây dựng vững chắc lực lượng quốc phòng. V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK. - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu tư liệu lịch sử về nước Cham Pa thế kỉ II đến X. + Nước Cham Pa độc lập ra đời. + Tình hình kinh tế, văn hoá Cham Pa từ thế kỉ II – X.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_22_23_24_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf
Giáo án liên quan