I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành được độc lập.
- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (42 - 43)
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng nhận xét đánh giá sự kiện
- Tập làm quen với kĩ năng đọc bản đồ.
- Nhận biết các sự kiện lịch sử
3. Tư tưởng:
- Giáo dục tinh thần bất khuất của dân tộc ta.
- HS ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề,
b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh
giá,liên hệ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (42 - 43)
- Bảng phụ và tư liệu lịch sử lớp 6.
2. Học sinh:
a. Trước giờ lên lớp:
- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi sau mỗi phần
b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc
cá nhân và nhóm.
c. Sau giờ lên lớp
- Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành được độc lập.
- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (42 - 43)
- Kĩ năng đọc bản đồ
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 20: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm Hán - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/01/2019
Ngày giảng: 08/01/2020 – Lớp 6A5
10/01/2020 – Lớp 6A1
Tiết 20 - Bài 18
TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM HÁN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành được độc lập.
- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (42 - 43)
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng nhận xét đánh giá sự kiện
- Tập làm quen với kĩ năng đọc bản đồ.
- Nhận biết các sự kiện lịch sử
3. Tư tưởng:
- Giáo dục tinh thần bất khuất của dân tộc ta.
- HS ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: Tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết vấn đề,
b. Năng lực đặc thù: quan sát, nhận xét, trình bày, giải quyết vấn đề, đánh
giá,liên hệ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (42 - 43)
- Bảng phụ và tư liệu lịch sử lớp 6.
2. Học sinh:
a. Trước giờ lên lớp:
- Đọc, nghiên cứu nội dung sgk và hoàn thành các câu hỏi sau mỗi phần
b. Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động học dưới hình thức làm việc
cá nhân và nhóm.
c. Sau giờ lên lớp
- Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành được độc lập.
- Diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán (42 - 43)
- Kĩ năng đọc bản đồ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp:
2. Kĩ thuật: Động não, trình bày, công đoạn, nhóm.
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS.
3. Bài mới
Mùa xuân năm 40 hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa ở
Hát Môn, cuộc khởi nghĩa đã được đông đảo quần chúng nhân dân và những người
yêu nước ủng hộ nên nhanh chóng giành thắng lợi. Hai Bà Trưng bắt tay ngay vào
công cuộc xây dựng đất nước. Đất nước độc lập không được bao lâu thì nhân dân
ta lại tiếp tục đón nhận một cuộc xâm lược của nhà Nam Hán. Liệu trong cuộc xâm
lược của kẻ thù lần này, nhân dân ta có đấu tranh thắng lợi để bảo vệ nền độc lập
của nhân dân ta hay không?
Hoạt động của GV - HS Nội dung
- HS: đọc mục 1 - SGK.
? Sau khi đánh thắng quân Hán Hai Bà
Trưng đã làm gì?
- HĐ cá nhân HS suy nghĩ 1P
? Theo em việc suy tôn Trưng Trắc lên
làm vua có ý nghĩa gì ?
- HS: Nhân dân ta không phân biệt là
nam giới hay phụ nữ nếu người đó có
tài, có công lao với đất nước thì dù là
phụ nữ vẫn có thể làm vua, đây là người
phụ nữ đầu tiên lên làm vua của đất
nước ta.
? Sau khi lên làm vua và cai quản đất
nước, Hai Bà Trưng đã có những việc
làm gì?
- HĐ cặp đôi – 2P
? Những việc làm của Trưng Trắc có ý
nghĩa gì ?
- Khẳng định vai trò của người Việt
trong việc lãnh đạo đất nước, tạo điều
kiện cho nhân dân sống ổn định.
? Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa
thắng lợi vua Hán đã làm gì?
- HS: Vua Hán vô cùng tức giận, chuẩn
bị xe thuyền, làm thêm đường xá, tích
trữ lương thực vũ khí để sang đàn áp
nghĩa quân.
? Tại sao nhà Hán lại không đàn áp
ngay từ lúc đầu (N40) mà đợi đến bây
giờ mới đàn áp?
- HS: Nhà Hán cũng đang phải lo đối
phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân
TQ ở phía Tây và phía Bắc.
- GV giải thích bối cảnh TQ lúc bấy giờ.
1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi
giành được độc lập?
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua đóng
đô ở Mê Linh.
- Phong chức tước cho những người có
công.
- Lập chính quyền tự chủ.
- Xoá thuế 2 năm liền cho nhân dân, bãi
bỏ luật pháp hà khắc và lao dịch của nhà
Hán.
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Nam Hán (N42 - 43) đã diễn ra
như thế nào?
- HS: Đọc mục 2 - SGK.
? Để xâm lược nước ta nhà Hán đã làm
gì?
- HS: Sự chuẩn bị của nhà Hán.
+ Vua Hán phong Mã Viện người có
kinh nghiệm chinh chiến phương Nam
làm Phục ba tướng quân chỉ huy 2 vạn
quân tinh nhuệ.
+ Hai nghìn xe thuyền các loại và nhiều
dân phu.
? Cuộc chiến đấu đã diễn ra như thế
nào?
- GV hướng dẫn HS xác định trên lược
đồ.
- GV: Giải thích vì sao quân ta lại
nghênh chiến ở Lãng Bạc.
- GV: đọc 2 câu thơ:
" Cấm Khê đến lúc hiểm nghèo,
Chị em thất thế đành liều với sông.''
- HS quan sát tranh hai Bà Trưng ra trận
? Cuộc khởi nghĩa đã thu được kết quả
gì?
- HĐ cặp đôi – 2P
? Để tưởng nhớ công lao của Hai Bà
Trưng nhân dân ta đã làm gì?
- HS: Xây đền thờ Hai Bà Trưng.
→ Chúng ta cần thể hiện lòng yêu nước
và biết ơn các anh hùng dân tộc.
- GV: hướng dẫn HS quan sát hình Đền
thờ Hai Bà Trưng.
? Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa?
- HS suy nghĩ 1P
? Em cần làm gì để đền đáp công ơn của
Hai Bà Trưng?
* Sự chuẩn bị của nhà Hán:
Mã Viện chỉ huy đạo quân gồm hai vạn
quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền các
loại và nhiều dân phu.
* Diễn biến:
- Quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta
chiến đấu dũng cảm và chủ động rút
khỏi Hợp Phố.
- Tại Lãng Bạc, đã diễn ra những cuộc
chiến ác liệt giữa quân ta và quân Hán.
- Quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh
rồi về Cấm Khê.
- Cuối tháng 3/43, Hai Bà Trưng hy sinh
trên đất Cấm Khê.
- Cuộc chiến đấu vẫn diễn ra ác liệt đến
T11 – 43.
* Kết quả:
- Mùa Thu năm 44, Mã Viện thu quân
về nước, quân đi mười phần về còn bốn,
năm phần.
* Ý nghĩa: Thể hiện ý chí quật cường,
bất khuất của dân tộc.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV: Chia nhóm bàn cho HS tường thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Hán ( 42 – 43 )
* HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng làm bài tập ngoài sgk( GV giao về nhà)
? Em đánh giá như nào về sự hi sinh của Hai bà Trưng?
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
? Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về Hai bà Trưng?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
+ Học bài cũ theo vở ghi
+ Soạn bài mới: Bài 19: Từ sau trưng vương đến trước lí nam đế ( Giữa thế
kỉ I - Giữa thế kỉ VI )
Y/C: Chú ý các câu hỏi in đậm trong SGK.
+ Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ
thế kỉ I đến thế kỉ VI
+ Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi ?
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_tiet_20_trung_vuong_va_cuoc_khang_chie.pdf