Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 14: Nước Âu Lạc - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, học sinh

- Trình bày được hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc, sự tiến bộ

trong sản xuất (sử dụng công cụ bằng đồng, bằng sắt, chăn nuôi, trồng trọt, các

nghề thủ công)

2. Kĩ năng

- Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.

3. Thái độ

- Giáo dục tình cảm, tinh thần yêu quê hương đất nước, tinh thần cộng

đồng luôn nhớ về cội nguồn.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung

Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng

tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Năng lực đặc thù

+ Tái hiện sự kiện lịch sử về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược

Tần, sự ra đời của nước Âu Lạc

+ So sánh, nhận xét, đánh gía sự tiến bộ của nhà nước Âu Lạc so với nhà

nước Văn Lang.

+ Vận dụng kiến thức thực hành

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Giáo án.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

2. Học sinh

- Hoàn thành các nội dung giáo viên đã giao ở tiết trước.

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 14: Nước Âu Lạc - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 06/11/2019 Tiết 14 - Bài 14 NƯỚC ÂU LẠC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, học sinh - Trình bày được hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc, sự tiến bộ trong sản xuất (sử dụng công cụ bằng đồng, bằng sắt, chăn nuôi, trồng trọt, các nghề thủ công) 2. Kĩ năng - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử. 3. Thái độ - Giáo dục tình cảm, tinh thần yêu quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng luôn nhớ về cội nguồn. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác - Năng lực đặc thù + Tái hiện sự kiện lịch sử về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, sự ra đời của nước Âu Lạc + So sánh, nhận xét, đánh gía sự tiến bộ của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang. + Vận dụng kiến thức thực hành II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án. - Tranh ảnh có liên quan. - Phiếu học tập. 2. Học sinh - Hoàn thành các nội dung giáo viên đã giao ở tiết trước. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phuơng pháp Nêu vấn đề, phân tích, so sánh, thảo luận nhóm .... 2. Kĩ thuật Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não, hoàn tất một nhiệm vụ V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp Lớp 6: ....../26 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Điểm những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang ? - Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang ? 3. Bài mới 3.1. Hoạt động1: Khởi động - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc... để đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề. - Thời gian: 2 phút. - Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho HS yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: - Tình hình nhà nước Văn Lang ở thế kỉ III TCN như thế nào? - Dự kiến sản phẩm : Đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước, vua chỉ lo ăn uống vui chơi, lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.... Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới Nhà nước Văn Lang ở thế kỉ III TCN đất nước Văn Lang không còn yên bình như trước, vua chỉ lo ăn uống vui chơi, lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn....Vua Hùng thứ 18 không chú ý đến việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ở phương Bắc nhà Tần mở rộng bờ cõi xuống phía Nam, nhân dân đoàn kết chống ngoại xâm giành thắng lợi, trên cơ sở đó nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào, tổ chức nhà nước ra sao? Để hiểu rõ nội dung đó, chúng ta tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 3.2. Hoạt động2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới 1. Hoạt động 1 Mục 1. Cuộc kháng chiến chống Tần xâm lược Tần diễn ra như thế nào? - Mục tiêu: HS trình bày diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Tần. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích,...... - Phương tiện: Lược đồ cuộc kháng chiến. - Thời gian: 8 phút - Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Nội dung chính - Mục tiêu: HS trình bày diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Tần. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích,...... - Phương tiện: Lược đồ cuộc kháng chiến. - Thời gian: 8 phút GV dùng lược đồ giới thiệu: Tần là một nước ở phía bắc Văn Lang, năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất TQ lập ra nhà Tần. - HS đọc mục 1 SGK thực hiện các yêu cầu sau. ? Tình hình nhà nước Văn Lang như thế nào trước khi quân Tần xâm lược? 1. Cuộc kháng chiến chống Tần xâm lược Tần diễn ra như thế nào? ? Tại sao nhà Tần lại xâm lược Văn Lang? ? Quân dân ta đã kháng chiến chống quân xâm lược Tần như thế nào? Kết quả ra sao? ? Nguyên nhân thắng lợi? HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). - HS lần lượt trình bày. HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Mục tiêu: HS trình bày được hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.... - Thời gian: 11 phút - Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 2, thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau: + Nhóm 1: Nhà nước Âu Lạc ra đời năm nào, trong hoàn cảnh như thế nào? + Nhóm 2: Tại sao đặt tên nước là Âu Lạc? An Dương Vương đóng đô ở đâu? Vì sao? + Nhóm 3,4: Vẽ sơ đồ nhà nước Âu Lạc, nêu nhận xét. HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó. - Đại diện các nhóm trình bày. HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Năm 218 TCN, nhà Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi. - Năm 214 TCN, quân Tần kéo đến vùng phía bắc Văn Lang - Ban đầu, quân Tần thắng. Sau đó, họ bầu một người tài giỏi tên là Thục Phán lên làn thủ lĩnh, chỉ huy cuộc kháng chiến, ngày ở trong rừng, đêm đến ra đánh quân Tần. - Cuộc kháng chiến diễn ra suốt 6 năm, người Việt đã đại phá quân Tần. Kháng chiến thắng lợi vẻ vang. 2. Nước Âu Lạc ra đời và Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi? * Nước Âu Lạc ra đời - Sau khi đánh thắng quân Tần, năm 207 TCN, Thục Phán hợp nhất vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc. - Thục Phán lên làm vua, lấy hiệu là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay) - Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi so với thời Hùng Vương. * Đất nước thời Âu Lạc có gì - Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi rõ nét về sản xuất và đời sống xã hội của nước Âu Lạc. - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích,...... - Thời gian: 9 phút - HS đọc mục 3, quan sát H39, 40 SGK thực hiện các yêu cầu sau. ? Trong kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp đã có những tiến bộ gì? Tại sao có sự tiến bộ đó? ? Xã hội thời Âu Lạc có sự thay đổi như thế nào? HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). - HS lần lượt trình bày. HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. thay đổi? * Kinh tế - Nông nghiệp + Lưỡi cày đồng được cải tiến dùng phổ biến hơn . + Chăn nuôi, trồng trọt, đánh cá , săn bắn đều phát triển . - Các nghề thủ công + Làm gốm, dệt, làm đồ trang sức đều tiến bộ. + Ngành xây dựng và luyện kim đặc biệt phát triển. + Công cụ sản xuất bằng sắt ngày càng nhiều. * Xã hội: Dân số tăng, sự phân biệt giữa các tầng lớp sâu sắc hơn. 3.3. Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc, sự tiến bộ trong sản xuất. - Thời gian: 6 phút - Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). + Phần trắc nghiệm khách quan Câu 1. Để đối phó với hành động xâm lược của quân Tần, nhân dân Tây Âu - Lạc Việt đã sử dụng cách đánh nào? A. Tổ chức những trận phục kích nhỏ. B. Đánh quân Tần cả ngày lẫn đêm. C. Ngày ở yên, đêm ra đánh quân Tần. D. Tổ chức những trận đánh lớn và liên tiếp. Câu 2. Nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở nào? A. Sau khi đánh tan quân Tần. B. Hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt. C. Nhu cầu trị thuỷ và làm thủy lợi. D. Nước Âu lạc mạnh hơn nước Văn Lang. Câu 3. Kinh đô của nước Âu Lạc ở A. Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ). B. Gia Ninh (Phú Thọ). C. Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội). D. Hoa Lư ( Ninh Bình). Câu 4. Điểm khác trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời vua Hùng là A. vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. B. giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. C. cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu. D. tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn, vua có nhiều quyền hành hơn. Câu 5. Nước Âu Lạc do ai đứng đầu? A. An Dương Vương. B. Hùng Vương. C. Ngô Quyền. D. Đinh Bộ Lĩnh. + Phần tự luận Câu 1. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi? - Dự kiến sản phẩm: + Phần trắc nghiệm khách quan CÂU 1 2 3 4 5 ĐA C B C D A + Phần tự luận:...... 3.4. Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. + HS biết nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của nhà nước Âu Lạc so với nước Văn Lang. - Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. Điểm giống và khác nhau của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang. - Thời gian: 4 phút. - Dự kiến sản phẩm + Giống nhau: Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính). + Tuy còn đơn giản nhưng là tổ chức chính quyền cai quản của cả nước. + Khác nhau: Thời Âu Lạc, quyền hành nhà nước đã cao và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế trong việc trị nước. - GV giao nhiệm vụ cho HS Học bài - xem trước bài 15: NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo) + Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ thứ III – II TCN ở nước Âu Lạc ? + Theo em, truyện Mỵ Châu - Trọng Thủy nói lên điều gì? + Nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc. + Sự thất bại của An Dương Vương để lại bài học gì cho đời sau? 3.5. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ xung, phát triển ý tuởng sáng tạo - Học thuộc bài cũ. - Chuẩn bị bài tiếp: Nước Âu Lạc (tiếp).

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_14_nuoc_au_lac_nam_hoc_2019_2020.pdf
Giáo án liên quan