Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa

Tiết 2 - Bài 1 + 2:

SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ VÀ CÁCH TÍNH5

THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Học sinh nắm được:

- HS hiểu lịch sử là gì, vì sao phải học lịch sử

- Biết được cách tính thời gian trong lịch sử

2. Phẩm chất:

- Yêu nước: yêu quê hương, đất nước.

- Trách nhiệm: Hiểu sơ lược về môn Lịch Sử

- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập

- Trung thực: sống yêu thương, trung thực

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý thầy cô bạn bè.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vai trò to lớn của nhà trường đối với

cuộc sống mỗi con người.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học: HS có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử

khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt; biết

cách tính thời gian.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập,

2. Học sinh: Đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm

2. Kỹ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Em hiểu thế nào là lịch sử? Theo em học lịch sử để làm gì?

3. Bài mới:

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

- Gv giới thiệu bài mới.

* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI

pdf23 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1 đến 5 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 8/9/2020 PHẦN MỞ ĐẦU Tiết 1 – Bài 1+2: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG MÔN LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: - Khái niệm lịch sử, mục đích và phương pháp học môn lịch sử. - Cách tính thời gian trong lịch sử (cách tính lịch dương). 2. Phẩm chất: - Yêu nước: Trân trọng và trung thành với nhà nước xã hội chủ nghĩa. - Nhân ái: Yêu Đảng, yêu Bác Hồ, yêu nhân loại. - Trách nhiệm: Yêu chuộng hòa bình, tinh thần đoàn kết. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: + Có ý thức chuẩn bị bài theo yêu cầu của Gv. Chủ động tiếp nhận nhiệm vụ học tập một cách tích cực. + Biết kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Trong hoạt động học tập tích cực chia sẻ, lắng nghe, phản hồi các ý kiến. + Trình bày một cách tự tin ý kiến của mình. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Suy nghĩ nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử. + Đặt bản thân vào tình huống lịch sử cụ thể và giải quyết được tình huống một cách hiệu quả. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu lịch sử: nắm được lịch sử là bộ môn khoa học nghiên cứu về xã hội loài người. - Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận thức được tiến bộ trong lich sử xã hội loài người. - Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học để hiểu được sự phát triển lịch sử của xã hội loài người. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh ảnh, máy chiếu, phiếu học tập. 2. Học sinh: Đọc, soạn trước bài theo yêu cầu của giáo viên, sưu tầm những mẩu truyện, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, nếu vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. 2 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Giáo viên dùng máy chiếu chiếu tranh lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Qua bức tranh trên, em thấy lớp học ngày xưa và lớp học hiện tại có sự khác nhau không? Vì sao? GV dẫn dắt vào bài mới: Con người, cây cỏ, mọi vật sinh ra, lớn lên và biến đổi theo thời gian đều có quá khứ, nghĩa là có Lịch sử. Vậy học Lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để biết Lịch sử. Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung này trong tiết học ngày hôm nay. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI: Hoạt động của Gv - Hs Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Cho học sinh đọc mục 1 trong SGK. HS: Đọc mục 1. HS: Trả lời. ? Em hiểu Lịch sử là gì? ? Có gì khác nhau giữa lịch sử một con người và lịch sử xã hội loài người? Tại sao lịch sử là khoa học? GV: Cho học sinh quan sát hình 1 (SGK). HS: Quan sát hình 1. ? Nhìn vào lớp học hình 1 (SGK), em thấy khác với lớp học ở trường học như thế nào? ? Em có hiểu vì sao có sự khác nhau đó không? HS: Trả lời. Gv phát phiếu học tập cho Hs thảo luận 5p ? Học lịch sử để làm gì? ? Em hãy lấy ví dụ trong cuộc sống của gia đình, quê hương em để thấy rõ sự cần thiết phải hiểu biết lịch sử? 1. Lịch sử là gì ? - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. - Lịch sử là một môn khoa học. 2. Học Lịch sử để làm gì ? - Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên - cha ông, cội nguồn của dân tộc mình. - Học lịch sử để biết những gì mà loài người đã tạo nên trong cuộc sống. - Học lịch sử để xây dựng xã hội văn minh ngày nay. 3 HS: Lấy ví dụ thực tế. Gv cho Hs chú ý mục 3 SGK. ? Để biết ơn quý trọng những người đã làm nên cuộc sống tốt đẹp như ngày nay chúng ta phải làm gì? Hs hoạt động nhóm 5p HS: Trình bày ý kiến. ? Tại sao em biết được cuộc sống của ông bà em trước đây? ? Em kể lại tư liệu truyền miệng mà em biết? HS: Trả lời. GV: Cho học sinh quan sát hình 1, hình 2 (SGK) ? Qua hình 1, 2 theo em có những chứng tích nào, tư liệu nào? ? Những cuốn sách lịch sử có giúp ích cho em không? Đó là nguồn tư liệu nào? HS : Trả lời. GV: Sơ kết và giảng: Để dựng lại lịch sử phải có bằng chứng cụ thể. Các nguồn tư liệu có ý nghĩa gì đối với việc học tập nghiên cứu Lịch sử? ? Em dự định sẽ học tập nghiên cứu bộ môn lịch sử như thế nào? HS: Trình bày suy nghĩ của bản thân 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử? - Tư liệu truyền miệng. - Tư liệu hiện vật. - Tư liệu chữ viết. - KL: Tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con. Câu 1. Lịch sử là A. những gì đã diễn ra trong quá khứ. B. những gì đã diễn ra hiện tại. C. những gì đã diễn ra . D. bài học của cuộc sống. Câu 2. Để đảm bảo được độ tin cậy của lịch sử, cần yếu tố nào sau đây? A. Số liệu. B.Tư liệu. C. Sử liệu. D.Tài liệu. Câu 3. Lịch sử với tính chất là khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại A. những gì con người đã trải qua từ khi xuất hiện đến ngày nay. B. qúa khứ của con người và xã hội loài người. C. toàn bộ hoạt động của con người. D. sự hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay. Câu 4. Người xưa để lại những chứng tích có tác dụng gì? A. Giúp chúng ta hiểu về lịch sử. 4 B. Giúp chúng ta hiểu về nguồn gốc và quá trình phát triển của xã hội loài người. C. Giúp chúng ta hiểu và dựng lại lịch sử. D. Giúp chúng ta nhìn nhận về đúng lịch sử. Câu 5. + Truyện “ Thánh Gíong” thuộc nguồn tư liệu nào? A.Truyền miệng . B. Chữ viết. D. Hiện vật. D. Không thuộc các tư liệu trên. Câu 6. Tại sao chúng ta biết đó là bia Tiến sĩ? A. Nhờ có tên tiến sĩ. B. Nhờ những tài liệu lịch sử để lại. C. Nhờ nghiên cứu khoa học . D. Nhờ chữ khắc trên bia có tên tiến sĩ. * HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Tại sao chúng ta phải học lịch sử? Em dự định sẽ học tập nghiên cứu bộ môn Lịch sử như thế nào? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU: - Yêu cầu về nhà học thuộc những nội dung bài đã học. - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài theo các nội dung: + Diễn biến lịch sử theo trình tự thời gian. + Cách làm lịch (âm lịch, dương lịch). + Cách ghi và tính thời gian theo Công lịch. - Yêu cầu chuẩn bị: Đọc, soạn bài theo các câu hỏi có trong bài. Sưu tầm những tài liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. ================================== Ngày giảng: 15/9/2020 Tiết 2 - Bài 1 + 2: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ VÀ CÁCH TÍNH 5 THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh nắm được: - HS hiểu lịch sử là gì, vì sao phải học lịch sử - Biết được cách tính thời gian trong lịch sử 2. Phẩm chất: - Yêu nước: yêu quê hương, đất nước. - Trách nhiệm: Hiểu sơ lược về môn Lịch Sử - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập - Trung thực: sống yêu thương, trung thực 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý thầy cô bạn bè. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học: HS có kỹ năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định được phương pháp học tập tốt; biết cách tính thời gian... II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, 2. Học sinh: Đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm 2. Kỹ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu thế nào là lịch sử? Theo em học lịch sử để làm gì? 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG - Gv giới thiệu bài mới... * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV- HS Nội dung trọng tâm Gioáp viên đặt ra vấn đề. HS chú ý nội dung kiến thức SGK. ? Tại sao phải xác định thời gian? ? Dựa vào đâu và bằng cách nào, con người sáng tạo ra cách tính thời gian?  GV giải thích: Vào thời cổ đại, người nông dân luôn phụ thuộc vào 4. Tại sao phải xác định thời gian? - Việc xác định thời gian là 1 nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch.sử. 6 thiên nhiên, cho nên trong lĩnh vực sản xuất họ luôn theo dõi và quan sát để tìm ra qui luật của thiên nhiên như hết ngày rồi lại đến đêm, mặt trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là 1 ngày. * Định hướng phát triển năng lực: Hs xác định được thời gian. ? Dựa vào đâu để người xưa làm ra lịch? ? Trên thế giới hiện nay có những loại lịch nào? Hs nghiên cứu nội dung SGK. HS Thảo luận nhóm 3p : ? Theo em Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Loại lịch nào có trước? Vì sao? Hs đọc nội dung kiến thức SGK. ? Theo em biết, trên thế giới có mấy loại lịch? ? Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? Vì sao? Cần có 1 thứ lịch chung đó là công lịch. Gv: Cho HS xem quyển lịch và Gv khẳng định đó là lịch chung của cả thế giới và được gọi là công lịch. GV: Vậy công lịch là gì? GV: Em thử trình bày các đơn vị đo thời gian theo công lịch? GV phân tích thêm: Lí do có năm nhuận (365 ngày dư 6 giờ, 4 năm có 1 năm nhuận.Ví dụ : Năm 2006 có 2 tháng 7, năm nhuận có 29 ngày) GV hướng dẫn HS cách tính thời gian theo Công lịch. Trước công nguyên thì cộng với năm hiện tại. Sau công nguyên thì trừ với năm hiện tại. - Cơ sở để xác định thời gian là các hiện tượng tự nhiên. 5. Người xưa đã tính thời gian như thế nào? - Âm lịch: sự di chuyển của mặt trăng quay quanh trái đất. - Dương lịch: sự di chuyển của trái đất quay quanh mặt trời. 6. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không? - Cần phải có 1 lịch chung cho các DT trên thế giới. - Công lịch là lịch chung cho các DT trên thế giới. - Theo công lịch 1 năm có 12 tháng = 365 ngày 6 giờ. * HĐ3: LUYỆN TẬP - HS hiểu lịch sử là gì, vì sao phải học lịch sử - Biết được cách tính thời gian trong lịch sử * HĐ4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Biết xem lịch âm,lich dương 7 - Biết xem ngày tháng * HĐ5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Tìm đọc các tài liệu về lịch sử, các tài liệu về cách tính thời gian của người xưa IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Chuẩn bị bài 3: Xã hội nguyên thủy - Sự xuất hiện của con người trên Trái đất: thời điểm, động lực - Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn - Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã: sản xuất phát triển, nảy sinh của cải dư thừa, sự xuất hiện giai cấp, nhà nước ra đời. ============================= Ngày giảng: 22/9/2020 PHẦN 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI Tiết 3 - BÀI 3 +8+9: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS nhận biết và hiểu rõ được: - Dấu tích và địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ. - Dấu tích và địa điểm tìm thấy dấu tích của người tinh khôn. - So sánh giai đoạn phát triển với giai đoạn đầu của người tinh khôn. 2. Phẩm chất: - Yêu nước: thấy được quá trình tiến hóa của con người nhờ vào quá trình lao động, qua đó giáo dục học sinh thêm yêu lao động, yêu nước Việt Nam - Trách nhiệm: Nắm bắt được địa điểm tìm thấy dâu tích của người tối cổ, và người tinh khôn - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập và lao động. 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: Đọc trước bài ở nhà và trả lời các câu hỏi sgk - Giao tiếp và hợp tác: trình bày, đưa ra ý kiến thảo luận nhóm - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập, tìm ra những ý hay. b. Năng lực đặc thù: - Nhận thức và tư duy lịch sử: So sánh giai đoạn phát triển với giai đoạn đầu của người tinh khôn. - Tìm hiểu lịch sử: Biết được những dấu tích tìm thấy người tối cổ và người tinh khôn. - Vận dụng KT- KN: nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh ảnh, phiếu học tập - HS: Đọc, nghiên cứu trước bài và trả lời các câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 8 1. Phương pháp: Thuyết trình, Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: - Nêu nguyên nhân xã hội nguyên thủy tan rã 3. Bài mới: * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Ở bài 3 các em đã biết rằng cách đây 3-4 triệu năm Người tối cổ đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới như miền đông châu Phi, trên đảo Gia - va (In-đô- nê-xi-a) ở gần Bắc kinh (Trung Quốc ).Vậy người tối cổ có sinh sống trên đất nước ta hay không ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay: Hoạt động của GV- HS Nội dung - GV: Giới thiệu lược đồ hình 26: Đây là lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam. Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài, khí hậu 2 mùa nóng lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cây cỏ, muông thú và con người. Cảnh quan thiên nhiên đó rất cần thiết đối với người nguyên thuỷ H: Tại sao thực trạng cảnh quan đó lại rất cần thiết đối với người nguyên thuỷ? ( Vì sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên.) - GV: Cùng với các nhà khảo cổ trên thế giới phát hiện ra những dấu vết của người tối cổ ở Đông Phi, gần Bắc Kinh, đảo Gia va thì ở VN chúng ta vào những năm 60-65 các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những di tích của người tối cổ. H: Người Tối cổ là những người như thế nào? Thảo luận nhóm bàn 4p - Sống cách đây 3-4 triệu năm, biết đi bằng 2 chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm. biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ. Còn đấu tích của loài vượn; trán thấp, mày nổi cao, xương hàm choài ra phía trước. người có lớp lông bao phủ) H: Ở Việt Nam ta tìm thấy dấu vết của người tối cổ ở đâu, họ sống vào thời gian nào? GV giảng: Chỉ bản đồ địa điểm có dấu tích của người tối cổ. GV: Các di tích đó có niên đại từ 40-30 vạn năm (Giải thích vì sao biết) GV CC: 1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu - Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho sự sống của người nguyên thuỷ - Tìm thấy di tích Người tối cổ cách đây 40-30 vạn năm 9 - Cho HS quan sát tranh: Răng của người tối cổ: Những chiếc răg này vừa có đặc điểm của răng người lại có cả đặc điểm của răng vượn (vì vậy người ta thường gọi người tối cổ là người vượn) - Cho HS quan sát tranh: Đó là ảnh chụp chiếc rìu đá tìm thấy ở Núi Đọ (Thanh Hoá): đó là công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt. H: Em có nhận xét gì về chiếc rìu thô này? - Được ghè đẽo qua loa có một đầu gần tròn để cầm, đầu kia nhọn, sắc để chặt H: Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất nước ta? - Trên khắp đất nước từ Bắc đến Nam nhưng tập chung chủ yếu ở Bắc bộ và Bắc trung bộ - GV chỉ bản đồ. GV chốt: Những dấu tích tìm thấy tuy chưa nhiều nhưng có thể cho chúng ta khẳng định rằng : Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. Các nhà khảo cổ hi vọng trong tương lai có thể phát hiện được thêm dấu tích xa hơn và phong phú hơn nữa về người tối cổ ở Việt nam. GV: Ở bài 3 các em biết rằng, cuộc sống của người tối cổ bấp bênh “ ăn lông, ở lỗ ” kéo dài hàng triệu năm, nhưng vẫn từng bước phát triển đi lên và họ dần dần trở thành người tinh khôn, những bộ xương của người tinh khôn có niên đại sớm nhất vào khoảng 4 vạn năm trước đây được tìm thấy ở hầu khắp các châu lục. Vậy ở nước ta, trong giai đoạn đầu của người tinh khôn, họ sống như thế nào, chúng ta chuyển sang phần 2 GV: Trải qua hàng chục vạn năm lao động, Những người tối cổ đã mở rộng dần vùng sinh sống ra nhiều nơi Kéo Lèng ( Lạng Sơn) Có nghĩa là ở những nơi này các nhà khảo cổ cũng tìm thấy dấu tích của người tối cổ nhưng có niên đại muộn hơn hàng chục vạn năm so với ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Núi Đọ, Quan Yên H: Người tối cổ trở thành người tinh khôn từ + Răng của người tối cổ ở các hang Thẩm khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) + Công cụ đá ghè đẽo ở Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc ( Đồng Nai) - Việt Nam là một trong những quê hương của loài người 2. Ở giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào? - Khoảng 3-2 vạn năm trước đây, người tối cổ dần trở thành người tinh khô . - Dấu tích tìm thấy ở mái Đá 10 bao giờ trên đất nước ta? H: Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở đâu? HSTL GV KL: dấu tích của người tinh không được tìm thấy ở Mái đá Ngườm (Thái Nguyên) Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An - Ở Sơn La, Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các di chỉ của người tinh khôn ở Mộc Châu, Yên châu, có niên đại cùng thời với các di chỉ ở sơn vi, Hoà Bình. HS quan sát hình 20: Đây là công cụ chặt của người tinh khôn ở giai đoạn đầu tìm thấy ở Nậm Tum (Lai Châu) H: Em hãy so sánh công cụ này với công cụ của người tối cổ ở hình 19 và rút ra nhận xét? - Vẫn là công cụ đá ghè đẽo nhưng hình thù rõ ràng hơn. GVKL: Như vậy vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây ở nước ta đã xuất hiện Người tinh khôn ở giai đoạn đầu, công cụ của họ vẫn là đá ghè đẽo nhưng tiến bộ hơn người tối cổ ở chỗ là có hình thù rõ ràng hơn, sắc bén hơn, họ kiếm được nhiều thức ăn hơn, cuộc sống ổn định hơn -> dân số đông hơn, họ mở rộng dần vùng sinh sống ra nhiều nơi hơn, hầu khắp miền Bắc và Bắc trung bộ nước ta. (Chuyển ý)Vậy ở giai đoạn sau phát triển hơn, người tinh khô có gì mới, chúng ta chuyển sang phần 3. GV giảng: Công cụ sản xuất được cải tiến hơn nữa với việc dùng nhiều loại đá khác nhau. Hàng loạt hang động, mái đá có dấu vết người tinh khôn sinh sống đến 4000 năm H: Những dấu tích của người tinh khôn nguyên thuỷ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta ? Thời gian nào? H: Ở những di chỉ này người ta tìm thấy Ngườm (Thái nguyên), Sơn Vi (Phú thọ), Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An. - Công cụ đá ghè đẽo có hình thù rõ ràng làm tăng thêm nguồn thức ăn 3. Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới. - Tìm thấy hàng loạt dấu vết người nguyên thuỷ ở Hoà Bình, Bắc sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình) - Thời gian: cách đây từ 12000- 4000 năm. - Công cụ đá được mài ở lưỡi, công cụ bằng xương, bằng sừng, lưỡi cuốc đá, đồ gốm. 11 những gì ? - Công cụ đá được mài ở lưỡi, công cụ bằng xương, Bằng sừng, lưỡi cuốc đá, đồ gốm GV (Cho H quan sát hình 21,22,23) Hình 21: Rìu đá Hoà Bình Hình 22: Rìu đá Bắc Sơn Hình 23: Rìu đá Hạ Long. H: Em hãy cho biết những chiếc rìu đá này có điểm gì tiến bộ hơn những chiếc rìu đá ở hình 19, 20? - Đều được mài ở lưỡi, nhẵn, sắc hơn. GVKL: đó là những công cụ đá của người tinh khôn cách ngày nay 12000 đến 4000 năm, đều được mài ở lưỡi . đặc biệt rìu ngắn và có vai ngày càng nhiều ( rìu đá Hạ Long ) người ta có thể dùng 1 đoạn tre hay gỗ, chẻ một đầu ra kẹp vào đầu phía trên của công cụ đá buộc chặt lại để chặt , sức chặt sẽ mạnh hơn. H: Theo các em tại sao lại có sự tiến bộ đó? HS thảo luận nhóm bàn (2 phút) - Trong quá trình lao động, con người luôn sáng tạo để nâng cao hiệu quả lao động của mình. H: Em hãy cho biết giá trị của sự tiến bộ đó là gì? H: Vậy theo em, ở giai đoạn phát triển, Người tinh khôn có những điểm gì mới? HS thảo luận nhóm lớn (5 phút) - Xuất hiện kĩ thuật mài đá - Ngoài công cụ đá còn có thêm công cụ bằng xương, bằng sừng . - Họ biết làm đồ gốm và lưỡi cuốc đá. GV: Với những công cụ đá được cải tiến sắc bén hơn, cuộc sống của con người ở thời kỳ này ổn định hơn, Không những họ kiếm được nhiều thức ăn trong tự nhiên hơn mà họ còn biết trồng trọt và chăn nuôi. số người đông thêm, quan hệ xã hội cũng bắt đầu hình thành, cuộc sống tinh thần của con người cũng phong phú hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở tiết sau. HS đọc 2 câu thơ của Bác Hồ H: Em hiểu câu nói của Bác Hồ như thế nào? GV: Người Việt nam phải biết lịch sử Việt nam, biết rõ quá trình phát triển qua các giai đoạn “ Cho tường gốc tích nước nhà Việt - Tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao dần cuộc sống. 12 nam ” để hiểu và rút kinh nghiệm của quá khứ, sống trong hiện tại tốt đẹp và hướng tới tương lai rực rỡ hơn. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Dấu tích và địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ. - Dấu tích và địa điểm tìm thấy dấu tích của người tinh khôn. - So sánh giai đoạn phát triển với giai đoạn đầu của người tinh khôn. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời. Câu 1. Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu? A. Nam Phi B. Đông Nam Á C. Nam Mĩ D. Tây Phi Câu 2. Con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tao ra công cụ vào thời gian nào? A. 4000 năm TCN B. 4 triệu năm C. 3000 năm TCN D. 5 triệu năm Câu 3. Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất? A. Đồng B. Nhôm. C. Sắt. D. Kẽm. Câu 4. Người tối cổ sống như thế nào? A. Theo bộ lạc. B. Theo thị tộc. C. Đơn lẻ. D. Theo bầy. Câu 5. Nguyên nhân chính làm cho xã hội nguyên thuỷ tan rã là do A. năng suất lao động tăng. B. xã hội phân hoá giàu nghèo. C. công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện. D. có sản phẩm thừa. *HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG TLN – 3 ph (Phiếu học tập) So sánh giai đoạn phát triển với giai đoạn đầu của người tinh khôn. *HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Tìm đọc tư liệu nói về cuộc sống của người tinh khôn IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Học bài cũ. - Đọc và chuẩn bị bài mới (Tiết 4) Xã hội nghuyên thủy - Mục 1,2,3: Sự phát triển về đời sống vật chất, tổ chức xã hội, đời sống tinh thân của người tinh khôn. - So sánh với người tối cổ. =================================== 13 Ngày giảng: 29/9/2020 TIẾT 4 - CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H: Xác định địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta trên lược đồ? Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Giới thiệu bài: Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta trải qua 3 giai đoạn: người tối cổ, người tinh khôn giai đoạn đầu và giai đoạn phát triển. Ở mỗi giai đoạn đều được đánh dấu bởi việc chế tác công cụ sản xuất của người nguyên thuỷ. Ngoài việc chế tác công cụ để nâng cao đời sống vật chất, người nguyên thuỷ còn chú ý đến đời sống tinh thần. Vậy ở thời Bắc Sơn- Hoà Bình- Hạ Long đời sống vật chất tinh thần của họ như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của GV- HS Nội dung - GV giảng- CCKT: Trong quá trình sinh sống, để nâng cao năng suất lao động, Người nguyên thuỷ thường xuyên cải tiến công cụ lao động, công cụ chủ yếu làm bằng đá. Ở mỗi giai đoạn càng về sau công cụ càng được cải tiến. HS quan sát ảnh H: Em hãy chỉ ra sự cải tiến đó? ( Ghè đẽo thô sơ-> mài mỏng-> sắc hơn-> đẹp hơn.) - GV KLK: Rìu đá Núi Đọ thì họ chỉ lấy hòn đá ghè đẽo qua loa chưa có hình thù rõ ràng, đến thời Sơn Vi công cụ là những hòn cuội được ghè đẽo thành rìu, hình thù rõ ràng hơn. Thời Hòa Bình- Bắc Sơn- Hạ Long: Công cụ bằng đá mài vát 1 bên, hoặc mài 1 đầu thành lưỡi, vết mài hẹp, sắc có hiệu suất lao động cao hơn hẳn các công cụ được ghè đẽo, xuất hiện các công cụ: bôn, chày. Đó là một sáng tạo có ý nghĩa quan trọng của 4. Đời sống người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam a. Đời sống vật chất. - Người nguyên thuỷ thường xuyên cải tiến công cụ: 14 cư dân nguyên thủy trên đất nước ta. GVCC: H: Gia đình các em ngày nay có những công cụ, đồ dùng gì? HS kể: Chõ đồ xôi, lược bằng sừng trâu; sừng hươu, sừng dê làm mắc treo quần áo, .... GV bổ sung- KL: Ngày nay ngoài những công cụ, đồ dùng bằng tre, gỗ thì chúng ta sử dụng rất nhiều công cụ đồ dùng với nhiều chất liệu khác nhau, đẹp hơn, tiện lợi hơn chứng tỏ sự phát triển trí tuệ con người ngày càng cao. GVCC: HS quan sát ảnh người nguyên thủy làm gốm GV giảng: Để làm đồ gốm người ta phải tìm ra đất sét, tiếp đó phải nhào nặn thành các đồ đựng rồi đưa vào lò nung cho khô cứng. H(G- K): Theo em, việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá? - Để có được 1 công cụ bằng đá, người ta chỉ cần lấy đá rồi ghè đẽo, mài đá theo hình dáng như ý muốn của mình. - Để làm đồ gốm người ta phải tìm ra đất sét, tiếp đó phải nhào nặn thành các đồ đựng rồi đưa vào lò nung cho khô cứng. Như vậy việc làm gốm đòi hỏi sự khéo léo hơn, yêu cầu kĩ thuật cao hơn thể hiện trình độ phát triển của trí tuệ con người. - GV giảng- CCKT: Ngoài việc cải tiến những côn

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_1_den_5_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf
Giáo án liên quan