Cần năm được:
- Hoàn cảnh nổ ra phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó có các cuộc khởi nghĩa Cần vương và khởi nghĩa tự vệ (tự phát) của nông dân.
- Nắm được nội dung diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Hương Khê, phong trào nông dân Yên Thế.
- Biết rút ra nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương và phong trào nông dân tự phát.
12 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 18/03/2024 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
A. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Cần năm được:
- Hoàn cảnh nổ ra phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó có các cuộc khởi nghĩa Cần vương và khởi nghĩa tự vệ (tự phát) của nông dân.
- Nắm được nội dung diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Hương Khê, phong trào nông dân Yên Thế.
- Biết rút ra nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương và phong trào nông dân tự phát.
2. Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, nhận xét và rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm nội dung bài.
3. Về thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.
B. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. Phong trào Cần vương bùng nổ.
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương:
- Sau hai hiệp ước Hácmăng và Patơnốt phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.
- Sự bất bình và phẫn uất trong nhân dân, đặc biệt trong các sĩ phu, văn thân yêu nước dâng cao.
- Phong trào chống xâm lược của nhân dân các địa phương là cơ sở và nguồn cổ vũ cho phái chủ chiến ở Huế hành động.
- Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ. Cuộc tấn công bị thất bại.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp cứu nước.
- Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, trở thành phong trào rầm rộ, sôi nổi trong suốt những năm cuối thế kỉ XIX.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
a. Từ năm 1885 đến năm 1888
- Lãnh đạo: vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: đông đảo nhân dân và cả các dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: rộng lớn, tiêu biểu ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Diễn biến: Chiếu Cần vương được phát đi các cuộc khởi nghĩa vũ trang diễn ra rầm rộ, tiêu biểu có khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật
- Kết quả: cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.
b. Từ năm 1888 đến năm 1896
- Lãnh đạo: các văn thân, sĩ phu yêu nước tiếp tục lãnh đạo.
- Lực lượng: đông đảo nhân dân và cả các dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: phạm vi thu hẹp, quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn. Trọng tâm hoạt động chuyển lên vùng trung du và miền núi.
- Diễn biến: có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Hùng Lĩnh, Hương Khê
- Kết quả: năm 1896, Pháp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khế, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần vương.
*Tính chất, ý nghĩa của phong trào: Là phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX.
1. Khởi nghĩa Bài Sậy ( 1883 – 1892)
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
- Địa bàn:
+ Căn cứ chính ở Bãi Sậy (Hưng Yên).
+ Địa bàn lan sang Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình
- Hoạt động chủ yếu:
+ Giai đoạn 1885 - 1887, đẩy lùi được nhiều cuộc càn quét, gây cho địch nhiều thiệt hại.
+ Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. nghĩa quân di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn ở các tỉnh đồng bằng.
- Kết quả – Ý nghĩa:
+ Căn cứ Bãi Sậy và căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây. Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc, Đốc Tít phải ra hàng giặc (8-1889).
+ Để lại những bài học kinh nghiệm trong tác chiến ở đồng bằng.
2. Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1896)
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
- Địa bàn:
+ Căn cứ chính Hương Khê ( Hà Tĩnh).
+ Địa bàn hoạt động rộng khắp bốn tỉnh Bắc Trung Kì.
- Hoạt động chủ yếu:
+ Từ 1885 - 1888 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực...
+ Từ 1888 - 1896 nghĩa quân bước vào cuộc chiến đấu quyết liệt, liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi các cuộc càn quét của địch. Chủ động tấn công thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.
- Kết quả – Ý nghĩa:
+ Phan Đình Phùng hi sinh (12/1995).
+ Năm1996 khởi nghĩa thất bại
+ Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. (Quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình; xây dựng nhiều căn cứ, trung tâm là núi Vụ Quang; Tổ chức chặt chẽ: nghĩa quân được phiên chế thành 15 quân thứ, chia làm nhiều nơi đóng quân, thường xuyên liên lạc đảm bảo sự chỉ huy thống nhất. Ngoài vũ khí tự tạo, Cao Thắng và các nghĩa quân còn chế tạo được súng trường theo kiểu của Pháp để trang bị cho nghĩa quân; Thời gian chiến đấu lâu dài (1885 - 1896); phương thức hoạt động: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt, có khi chủ động tấn công vào sào huyệt kẻ thù hoặc đánh rộng xuống đồng bằng, gây cho giặc nhiều tổn thất. Thực dân Pháp phải rất vất vả mới đàn áp được.)
3. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
- Nguyên nhân :
+ Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn. Họ sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.
+ Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy khởi nghĩa.
- Diễn biến
+ Giai đoạn 1884 - 1892 dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Đề Nắm, nghĩa quân đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
+ Giai đoạn 1893 - 1897 do Đề Thám lãnh đạo, giảng hòa với Pháp 2 lần, nghĩa quân làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang (Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ, Hữu Thượng )
+ Giai đoan 1898 - 1908 trong 10 năm hòa hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sỹ yêu nước .
+ Giai đoan 1909 -1913 Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này qua nơi khác. Tháng 2/1913 Đề Thám bị sát hại nghĩa quân tan rã.
- Ý nghĩa :Thể hiện tiềm năng, ý chí sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
C. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
*Câu 1. Phái chủ chiến, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở
A. có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong cả nước.
B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh và nhân dân.
C. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc và đông đảo nhân dân.
D. có sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình và nhân dân.
*Câu 2. Tôn Thất Thuyết mượn lời Hàm Nghi thảo chiếu Cần Vương ở đâu?
A. Kinh đô Huế B. Căn cứ Ba Đình C. Căn Cứ Tân Sở D. Đồn Mang cá
*Câu 3. Đêm 4 rạng sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885 diễn ra
A. cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Ba Đình.
B. cuộc khởi nghĩa Hương Khê và khởi nghĩa Bãi Sậy
C. cuộc khởi nghĩa Yên Thế và khởi nghĩa Hương Khê.
D. cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
*Câu 4. Ngày 13/7/1885, diễn ra sự kiện gì?
A. Chiếu Cần Vương được ban bố.
B. Khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ.
C . Khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ.
D . Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.
*Câu 5. Từ năm 1885-1888, phong trào Cần vương chủ yếu nổ ra ở đâu?
A. Ở các tỉnh Trung Kì. B. Bắc Kì và Trung Kì.
C.Trung Kì và Nam Kì. D. Ở các tỉnh Nam Kì.
**Câu 6. Phong trào “Cần vương” có nghĩa là
A. giúp vua cứu nước. B. bậc quân vương cần làm.
C. đứng lên cứu nước. D. chống Pháp xâm lược.
**Câu 7. Lý do vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc?
A. Do Cao Thắng hi sinh.
B. Do Phan Đình Phùng hi sinh.
C. Do Trương Quang Ngọc chỉ điểm.
D. Do Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện.
**Câu 8. Chiếu Cần vương được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng vì ?
A. Đó là Chiếu chỉ của nhà vua yêu nước.
B. Nhân dân oán giận phong kiến và căm thù Pháp
C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
D. Kêu gọi thực dân Pháp trao trả nền độc lập.
**Câu 9. Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết phát động phong trào Cần vương dựa trên cơ sở
A. có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc.
B. có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.
C. có sự ủng hộ của binh lính và nhân dân
D. có sự ủng hộ của nhân dân và quan lại chủ chiến.
***Câu 10. Tình hình nổi bật của nước ta sau năm 1884 là
A. phái chủ chiến tích cực chuẩn bị chống Pháp.
B. quan lại trong triều đình khuất phục làm tay sai cho Pháp.
C. Việt Nam là xứ bảo hộ của Pháp, do Pháp chỉ đạo trực tiếp.
D. Cuộc đấu tranh chống Pháp và phong kiến diễn ra mạnh mẽ.
***Câu 11. Sau khi ký các hiệp ước 1883, 1884, thực dân Pháp đã
A. tăng cường lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp.
B. tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến trong triều đình Huế.
C. đàn áp và dập tắt mọi cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
D. xúc tiến thiết lập bộ máy chính quyền thực dân ở Bắc Kì và Trung Kì.
**Câu 12. Phong trào yêu nước chống Pháp từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là
A. phong trào nông dân. B. phong trào yêu nước.
C. phong trào Cần vương. D. phong trào Duy Tân.
**Câu 13. Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là ai?
A. Văn thân sĩ phu yêu nước. B. Những võ quan triều đình.
C. Thủ lĩnh nông dân. D. Địa chủ các địa phương.
***Câu 14. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, Thực dân Pháp đã
A. bắt bớ, giam cầm những sĩ phu yêu nước thuộc phái chủ chiến.
B. thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân ở ba kì.
C. thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân ở Bắc, Trung kì.
D. tấn công vào vùng căn cứ các cuộc khởi nghĩa, đàn áp, trả thù nhân dân.
**Câu 15. Lực lượng nào không tham gia phong trào đấu tranh sau hiệp ước 1883 và 1884?
A.Quan lại, địa chủ. B.Tư sản dân tộc.
C.Văn thân, sỹ phu yêu nước. D. Nhân dân cả nước.
**Câu 16. Trước hành động của Tôn Thất Thuyết và phái chủ chiến, thực dân Pháp đã
A. siết chặt bộ máy kìm kẹp triều đình.
B. tìm cách loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình.
C.tăng cường thêm lực lượng quân sự tại Huế.
D.tìm cách bắt tay với phái chủ chiến trong triều đình.
**Câu 17. Sự kiện nào diễn ra đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 7 năm 1885?
A.Vua Ưng Lịch làm lễ lên ngôi.
B.Toàn quyền Pháp Cuốc Xi đến Huế.
C.Phái chủ chiến nổi dậy ở kinh thành Huế.
D.Quân Pháp tấn công phái chủ chiến tại Huế.
**Câu 18. Đâu không phải là lý do cuộc nổi dậy của Tôn Thất Thuyết tại kinh thành Huế bị thất bại?
A. Sức chiến đấu của quân ta giảm sút.
B. Kế hoạch cho cuộc nổi dậy vội vã, thiếu chu đáo.
C. Quân nổi dậy chiến đấu dũng cảm nhưng thiếu sự lãnh đạo.
D. Quân Pháp phản công quyết liệt, tàn sát rã man cuộc nổi dậy.
***Câu19. Nội dung chủ yếu được thảo trong chiếu Cần vương là
A. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước ủng hộ kháng chiến.
B. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước quyết tâm kháng chiến.
C. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên vì vua kháng chiến.
D. kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước tập hợp về Tân Sở kháng chiến.
***Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào Cần Vương?
A. Nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân.
B. Gây khó khăn cho thực dân Pháp trong việc bình định đất nước ta.
C. Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ phong trào đấu tranh của quần chúng.
D. Tạo thành phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục, kéo dài.
**Câu 20. Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt được kí kết đánh dấu việc thực dân Pháp đã
A. hoàn thành việc xâm lược Việt Nam.
B. cơ bản hoàn thành việc xâm lược Việt Nam
C. hoàn thành xâm lược ba nước Đông Dương.
D. ghi tên Việt Nam trên bản đồ thuộc địa Pháp.
****Câu 21. Nhận xét về tính chất của phong trào Cần vương
A. mang tính tự phát.
A. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.
B. nhằm bảo vệ cuộc sống bình yên của mình.
D. giúp vua cứu nước và mang tính dân tộc sâu sắc.
***Câu 22. Mục tiêu của phong trào Cần vương là
A. đánh Pháp, thiết lập chế độ dân chủ tư sản.
B. đánh đuổi Pháp, giành độc lập, lập lại chế độ phong kiến.
C. lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. lật đổ phong kiến đã lỗi thời, xây dựng nhà nước phong kiến mới.
***Câu 23. Thực chất phong trào Cần vương là đấu tranh
A. chống Pháp và phong kiến đầu hàng.
B. đòi những quyền tự do dân chủ tiến bộ.
C. do các văn thân, sĩ phu phát động để giúp vua cứu nước.
D. cuộc bạo động của phái chủ chiến vào cuối thế kỉ XIX.
***Câu 24. Điểm khác nhau cơ bản của phong trào Cần vương từ năm 1888 đến năm 1896 so với từ năm 1885 đến 1888 là
A. phát triển mạnh trong cả nước.
B. lan rộng ở khắp các tỉnh Bắc Kì và Trung Kì.
C. lãnh đạo chủ yếu là sĩ phu văn thân yêu nước.
D. không diễn ra dưới sự chỉ đạo trực tiếp của triều đình.
**Câu 25. Nghĩa quân chọn Bãi Sậy để xây dựng căn cứ vì
A. vùng trung du, dễ đánh và rút lui.
B. địa thế rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho cách đánh du kích.
C. vùng đầm lầy, nghĩa quân có thể xây dựng căn cứ phòng thủ.
D. vùng đầm, hồ, vùng lau sậy, dễ che dấu lực lượng và mai phục địch.
*Câu 26. Nguyễn Thiện Thuật là người có vai trò lớn nhất trong cuộc khởi nghĩa
A. Yên Thế. B. Bãi Sậy. C. Hương Khê. D. Ba Đình.
**Câu 27. Lực lượng nào tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
A. Công nhân.
B. Nông dân.
C. Công nhân và nông dân.
D. Các dân tộc sống ở miền núi.
**Câu 28. Phong trào nông dân Yên Thế bùng nổ là do
A. triều đình tổ chức.
B. nông dân tự động kháng chiến.
C. phong trào Cần vương khởi xướng.
D. các cuộc khởi nghĩa Cần vương hợp lại.
**Câu 29. Năm 1908, đánh dấu sự kiện nào do nghĩa quân Yên Thế khởi xướng?
A. Vụ đầu độc lính Pháp tại Hà Nội.
B. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào Hố Chuối.
C. Nghĩa quân xin giảng hòa lần thứ hai với thực dân Pháp.
D. Thực dân Pháp chấp nhận giảng hòa lần thứ hai với nghĩa quân.
*Câu 30. Khởi nghĩa Yên Thế kết thúc bằng sự kiện nào?
A. Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
B. Thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn căn cứ Yên Thế.
C. Nông dân không còn hưởng ướng tham gia phong trào.
D. Thực dân Pháp bắt sống toàn bộ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.
*Câu 31. Từ năm 1883 đến 1892 đã diễn ra cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?
A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc.
C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên.
**Câu 32. Cuộc khởi nghĩa nào không nằm trong phong trào Cần vương?
A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Yên Thế.
*Câu 33. Hoàng Hoa Thám là thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa
A. Khởi nghĩa Yên Thế. B. Khởi nghĩa Ba Đình.
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy. D. Khởi nghĩa Hương Khê.
*Câu 34. Phan Đình Phùng là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa
A. Hương Khê. B. Bãi Sậy. C. Ba Đình. D. Yên Thế
*Câu 35. Loại vũ khí hiện đại được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A. bẫy chông.
B. cuốc, thuổng, gậy gộc.
C. súng trường chế tạo theo mẫu của Pháp.
D. súng liên thanh chế tạo theo mẫu của Pháp.
**Câu 36. Cao Thắng được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ gì trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
A. Chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự.
B. Xây dựng căn cứ thuộc các tỉnh Trung Kì.
C. Chiêu tập binh sĩ, huấn luyện, xây dựng căn cứ.
D. Chuẩn bị lực lượng và vũ khí cho khởi nghĩa.
**Câu 37. Trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê từ năm 1888 đến năm 1896 là giai đoạn
A. nghĩa quân bước vào chiến đấu quyết liệt.
B. xây dựng căn cứ, chuẩn bị lực lượng.
C. tạm rút lui để chuẩn bị lực lượng.
D. cuộc chiến đấu tan rã và đi đến kết thúc.
**Câu 38. Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh trong trận đánh nào?
A. Thực dân Pháp vây hãm núi Vụ Quang.
B. Thực dân Pháp tấn công căn cứ Ba Đình
C. Thực dân Pháp bao vây căn cứ Hai Sông
D. Thực dân Pháp tấn công làng Thượng Thọ.
**Câu 39. Trong khởi nghĩa Hương Khê, Cao Thắng đã cùng các thợ rèn chế tạo
A. súng đại bác theo kiểu Pháp.
B. súng ngắn theo kiểu Pháp.
C. súng trường theo kiểu Pháp.
D. súng kíp theo kiểu Pháp.
**Câu 40. Vì sao vùng Khoái Châu – Hưng Yên được chọn làm căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?
A. Là vùng đất địa linh có nhiều người chỉ huy tài giỏi.
B. Nhân dân ở đây có truyền thống yêu nước, chiến đấu dũng cảm.
C. Có vị trí giao thông thuận lợi nối liền với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
D. Có địa thế đầm, hồ, lau lách thuận lợi cho nghĩa quân đào hào, đắp lũy.
**Câu 41. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy kết thúc năm 1892 đánh dấu bằng sự kiện
A. các thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa bị bắt, đầy sang An-giê-ri.
B. các thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa phải lánh sang Trung Quốc.
C. những tướng lĩnh còn lại gia nhập vào nghĩa quân của Đề Thám.
D. quân Pháp đàn áp dã man, phá hủy hoàn toàn các căn cứ của cuộc khởi nghĩa.
**Câu 42. Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
A. Hưởng ứng chiếu Cần vương của triều đình.
B. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp.
C. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.
D. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp.
**Câu 43. Ý nào dưới đây sắp xếp các cuộc khởi nghĩa Cần vương đúng theo trình tự thời gian diễn ra?
A. Khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Yên Thế, Hương Khê, Bãi Sậy.
D. Khởi nghĩa Hương Khê, Yên Thế, Bãi Sậy.
**Câu 44. Nghĩa quân Yên Thế chủ trương xin giảng hòa với quân Pháp vì
A. thế lực của thực dân Pháp đang rất mạnh.
B. không muốn giao đấu trực tiếp với quân Pháp.
C. lực lượng nghĩa quân chưa được tập dượt chiến đấu.
D. muốn tranh thủ thời gian để xây dựng lực lượng và căn cứ.
**Câu 45. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước. B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước.
C. Nhân dân yêu nước ở Trung Kì. D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
**Câu 46. Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
A. khởi nghĩa Hương Khê. B. khởi nghĩa Ba Đình.
C. khởi nghĩa Bãi Sậy. D. khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
**Câu 47. Tháng 2/1913, sự kiện lịch sử nào đã diễn ra đối với cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
A. Vụ đầu độc lính Pháp tại Hà Nội.
B. Đề Thám bị sát hại, phong trào kết thúc.
C. Quân Pháp giảng hòa lần thứ hai với nghĩa quân Yên Thế.
D. Quân Pháp tấn công Yên Thế sau đợt giảng hòa lần thứ hai.
**Câu 48. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
A. Hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, không đủ sức chi phối phong trào.
B. Cản trở kế hoạch bình định Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất.
C. Thể hiện lòng yêu nước, không khuất phục trước kẻ thù của nhân dân.
D. Bước đầu giải quyết ruộng đất cho nông dân, đẻ lại nhiều bài học quý.
**Câu 49. Sự kiện nào diễn ra tháng 10/1894 trong phong trào khởi nghĩa Yên Thế?
A. Quân Pháp tấn công Yên Thế sau đợt giảng hòa lần thứ hai.
B. Quân Pháp tấn công Yên Thế sau đợt giảng hòa lần thứ nhất.
C. Quân Pháp rút khỏi Yên Thế sau đợt giảng hòa lần thứ nhất.
D. Quân Pháp rút khỏi Yên Thế sau đợt giảng hòa lần thứ hai.
**Câu 50. Cách đánh giặc của nghĩa quân Bãy Sậy là
A. du kích. B. xây dựng căn cứ để phòng thủ.
C. tấn công bằng vũ trang. D. bao vây, cô lập kẻ thù.
***Câu 51. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A. do thực dân Pháp còn quá mạnh.
B. do hạn chế về đường lối, tổ chức và lãnh đạo.
C. do vũ khí còn thô sơ, lực lượng chênh lệch.
D. do không có sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.
**Câu 52. Hoạt động chủ yếu của nghĩa quân Hương Khê là
A. ngấm ngầm đầu độc binh lính Pháp.
B. chặn đánh và tập kích địch trên đường hành quân.
C. khống chế các tuyến giao thông đường bộ và đường thủy.
D. mở các cuộc tập kích đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
**Câu 53. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
A. Yên Thế. B. Hương Khê. C. Bãi Sậy. D. Ba Đình.
**Câu 54. Đâu không phải là trận đánh nổi tiếng trong khởi nghĩa Hương Khê?
A. Trận tấn công đồn Trường Lưu. B. Trận tập kích thị xã Hà Tĩnh.
C. Trận tấn công vào đồn Mang Cá. D. Trận phục kích ở núi Vụ Quang.
***Câu 55. Sự khác biệt về thành phần lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần vương là
A. các thủ lĩnh nông dân. B. các quan lại triều đình yêu nước.
C. các văn thân, sĩ phu yêu nước. D. Phái chủ chiến của triều đình.
**Câu 56. So với khởi nghĩa nông dân Yên Thế thì phong trào Cần vương
A. có thời gian diễn ra ngắn hơn. B. có thời gian diễn ra dài hơn.
C. có thời gian diễn ra bằng nhau D. thời gian kết thúc sớm hơn.
***Câu 57. Nét độc đáo trong cách đánh giặc của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là
A. không tổ chức đội quân lớn mà thành đội nhỏ, trà trộn trong dân.
B. phiên chế thành những đội nhỏ, trà trộn hoạt động trong nhân dân.
C. tổ chức thành đội quân lớn, nhỏ, trà trộn hoạt động trong nhân dân.
D. tổ chức thành những phiên đội lớn, hoạt động tích cực trong nhân dân.
***Câu 58. So với phong trào Cần vương thì khởi nghĩa nông dân Yên Thế
A. có thời gian diễn ra ngắn hơn. B. có thời gian diễn ra dài hơn.
C. có thời gian diễn ra bằng nhau. D. thời gian kết thúc sớm hơn.
***Câu 59. Điểm yếu nhất về căn cứ của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là
A. đi lại chủ yếu bằng thuyền. B. chỉ mang tính chất phòng thủ.
C. xây dựng bằng vật liệu thô sơ. D. chọn nơi xung yếu, dễ bị cô lập.
***Câu 60. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng lí do Yên Thế được chọn để xây dựng căn cứ
A. vùng đất này dân lưu tán đông.
B. vùng rừng núi hiểm trở dễ tiến, dễ lui.
C. vùng đất dưới sự cai quản của Pháp còn lỏng lẻo.
D. vùng đất màu mỡ thuận lợi cho sản xuất phát triển.
***Câu 61. Mục tiêu khởi nghĩa Yên Thế được xác định là
A. chống sự đàn áp của phong kiến và thực dân Pháp.
B. chống ách áp bức, bóc lột của phong kiến, đế quốc Pháp.
C. chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của Pháp.
D. chống sưu cao, thuế nặng và chính sách cai trị của thực dân Pháp.
***Câu 62. Vì sao thực dân Pháp phải hai lần chấp nhận giảng hòa với nghĩa quân Yên Thế ?
A. Muốn tập trung để khai thác thuộc địa.
B. Muốn gây ảo tưởng cho nghĩa quân về một sự hợp tác.
C. Muốn có thời gian để chuẩn bị, tập hợp thêm lực lượng.
D. Có thời gian tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của nghĩa quân.
***Câu 63. Khởi nghĩa Yên Thế thất bại là do
A. phong trào mang tính tự phát.
B. chưa có sự liên kết với các phong trào khác.
C. thực dân Pháp đủ mạnh để đàn áp, dấp tắt phong trào.
D. nội bộ nghĩa quân mâu thuẫn trong xác định đường lối.
***Câu 64. Điểm mạnh nhất về căn cứ cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là
A. vùng trung du, dễ đánh và rút lui.
B. địa thế rừng núi hiểm trở, thuận lợi cho cách đánh du kích.
C. vùng đầm lầy, nghĩa quân có thể xây dựng căn cứ phòng thủ.
D. vùng đầm, hồ, lau sậy, dễ che dấu lực lượng và mai phục đánh địch.
****Câu 65. Nhận xét của em về mục đích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
A. nhằm bảo vệ cuộc sống cho dân vùng Yên Thế.
B. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.
C. nhằm đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước.
D. nhằm hưởng ứng chiếu Cần vương.
****Câu 66. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương?
A. Lãnh đạo là các sĩ phu văn thân yêu nước.
B. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa xuất thân là thủ lĩnh nông dân.
C. Xây dựng nhiều căn cứ kháng chiến mạnh, chủ động đố phó với kẻ thù.
D. Nông dân và nhân dân các dân tộc ở miền núi là lực lượng chính tham gia.
****Câu 67. Một trong những nét độc đáo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương là
A. phong trào có sự tham gia của đông đảo nhân dân.
B. cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra quyết liệt.
C. nhiều cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra tại vùng căn cứ.
D. buộc thực dân Pháp phải chấp nhận giảng hòa với nghĩa quân.
****Câu 68. Khởi nghĩa Yên Thế mang tính chất là
A. cuộc chiến tranh nông dân.
B. cuộc khởi nghĩa nông dân tự phát.
C. cuộc khởi nghĩa nông dân có vũ trang.
D. cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc.
****Câu 69. Nhận xét nào dưới đây là không đúng về lí do khởi nghĩa Yên Thế trở thành nơi hội tụ của nghĩa sĩ yêu nước khắp cả nước?
A. Có đường lối khởi nghĩa phù hợp, đạt nhiều thắng lợi.
B. Tồn tại trong thời gian dài với nhiều tướng giỏi, kế sách mưu lược.
C. Đã buộc thực dân Pháp phải mất ăn, mất ngủ, lo sợ, chấp nhận giảng hòa.
D. Có tư tưởng bảo thủ trong chủ trương liên kết với các phong trào yêu nước.
****Câu 70. Đâu không phải mục tiêu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
A. Chống sự đàn áp của phong kiến và thực dân Pháp.
B. Nông dân chống lại các thế lực từ bên ngoài đe dọa.
C. chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của Pháp.
D. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên thế đã đứng lên tự vệ.
****Câu 71. Đâu là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?
A. Thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
B. Mang nặng tư tưởng phong kiến.
C. Mang nặng tư tưởng phong kiến, chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng.
D. Thực dân Pháp còn đang rất mạnh và quyết tâm xâm lược nước ta.
****Câu 72. Cách đánh độc đáo được sử dụng chủ yếu trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê là
A. bao vây, tập kích. B. bao vây, đá
File đính kèm:
giao_an_lich_su_lop_11_bai_21_phong_trao_yeu_nuoc_chong_phap.doc