I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm và biết:
1. Kiến thức: Cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của nhân dân Bình Thuận; Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Bình Thuận.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Tư liệu liên quan, lược đồ tr.36/Sách Lịch sử Địa phương.
- H: Kiến thức lịch sử Việt Nam liên quan.
III/ Tiến trình dạy và học:
1. Tiến trình dạy và học:
Giới thiệu bài: (1 phút) G: Nhắc lại những kiến thức đã học ở chương trình lớp 8.
Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 37, Bài 5: Kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1954 - 1975) (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Tiết 37: Bài 5: KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ THẮNG LỢI,
HOÀN THÀNH SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1954 - 1975) (tt).
I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm và biết:
1. Kiến thức: Cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” của nhân dân Bình Thuận; Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân Bình Thuận.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Tư liệu liên quan, lược đồ tr.36/Sách Lịch sử Địa phương.
- H: Kiến thức lịch sử Việt Nam liên quan.
III/ Tiến trình dạy và học:
1. Tiến trình dạy và học:
Giới thiệu bài: (1 phút) G: Nhắc lại những kiến thức đã học ở chương trình lớp 8.
Bài mới:
III. CUỘC CHIẾN ĐẤU CHỐNG “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” (1965 - 1968):
Hoạt động 1: 1. Chống các cuộc càn quét lớn của địch (1965 - 1967): (5 phút)
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung ghi bảng:
Biết được những nét chính trong cuộc chiến chống càn quét lớn của địch 1965 -1967 của nhân dân Bình Thuận.
Hoạt động: Cặp / Nhóm: (2 nhóm)
Nội dung thảo luận:
Nhóm 1: - Quân ta đánh bại cuộc phản công mùa khô lần thứ 1 của Mĩ.
- Nhận xét hành động của Lê Văn Minh.
Nhóm 2: Cuộc phản công mùa khô lần thứ 2.
" Các nhóm trình bày, bổ sung
G nhận xét, chốt ý và liên hệ kiến thức lịch sử Việt Nam.
a. Đánh bại cuộc phản công mùa khô lần thứ 1 của Mĩ (từ 7/1965 đến 6/1966):
- Mặt trận quân sự:
+ 11/1965 đánh vào khu Duồng (Tuy Phong), giải phóng Vĩnh Hảo, Phú Điền.
+ Tấn công uy hiếp đồn bốt, ấp chiến lược.
- Mặt trận chính trị: sôi nổi.
b. Đánh bại cuộc phản công mùa khô lần thứ 2 của Mĩ (từ giữa 1966 đến 1967):
- Bẻ gãy các cuộc tấn công “bình định” và “tìm diệt” của Mĩ.
- Tiêu diệt 3 192 tên địch, 64 máy bay, 47 xe cơ giới.
Hoạt động 2: 2. Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968:(5 phút)
Những nét chính của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Bình Thuận.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của nhân dân Bình Thuận diễn ra như thế nào? (Lược đồ tr.36)
Tác dụng?
- Mở 3 đợt tấn công.
- Tiêu diệt 5 703 tên địch, giải thoát 700 tù chính trị.
" góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
IV. NHÂN DÂN BÌNH THUẬN GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH” CỦA MĨ (1969 - 1973):
Hoạt động 3: 1. Bình Thuận đánh địch giành dân, giữ vững vùng làm chủ: (10 phút)
Những hoạt động của nhân dân Bình Thuận trong 1968 - 1969.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Cuộc đấu tranh đánh địch giành dân, giữ vững quyền làm chủ của nhân dân Bình Thuận diễn ra như thế nào?
- 1968 - 1969
- 1070 - 1971
Nhận xét tinh thần đấu tranh của nhân dân?
- 1968 - 1969:
+ Tấn công địch củng cố phong trào.
+ Bầu cử Hội dồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cách mạng.
- 1970 - 1971:
+ Tập kích địch ở Phú Khánh
+ Học sinh xuống đường biểu tình chống bầu cử Tổng thống Thiệu.
Hoạt động 4: 2. Cuộc tiến công chiến lược 1972: (8 phút)
Trình bày được cuộc tiến công chiến lược 1972 của nhân dân Bình Thuận.
Hoạt động: Cá nhân - Tập thể:
Cuộc tiến công chiến lược 1972 diễn ra như thế nào? Kết quả?
- 3/1972 Mĩ rút quân khỏi Bình Thuận và Bình Tuy.
- Ngụy quân, ngụy quyền sa sút.
Hoạt động 5: 3. Nỗ lực cùng toàn miền Nam giải phóng Bình Thuận: (8 phút)
Trình bày được diễn biến chính của chiến dịch Hoài Đức - Tánh Linh, và chiến thắng giải phóng quê hương 1945.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Cuộc đấu tranh chống địch “bình định lấn chiếm”diễn ra như thế nào?
G: Tường thuật Chiến dịch Hoài
Đức - Tánh Linh.
Cuộc tiến công nổi dậy giải phóng quê hương diễn ra như thế nào?
a. Chống địch “bình định, lấn chiếm”:
Bám chặt địa bàn đánh địch.
b. Mở chiến dịch Hoài Đức - Tánh Linh:
23/3/1975 giải phóng Hoài Đức - Tánh Linh.
c. Tiến công giải phóng quê hương: 19/4/1975 giải phóng Bình Thuận.
Hoạt động 6:V. Ý NGHĨA THẮNG LỢI CỦA CUỘC CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC:
(6 phút)
Biết được ý nghĩa thắng lợi của cuộc chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Bình Thuận.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Cả lớp trao đổi:
Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
Sơ kết.
- Đánh bại 4 chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ - ngụy.
- Góp phần vào thắng lợi chung của cả nước.
2. Củng cố - Dặn dò: (3 phút)
- Tường thuật diễn biến chiến dịch Hoài Đức - Tánh Linh và cuộc tiến công nổi dậy giải phóng quê hương.
- Học bài theo đề cương tiết 38 kiểm tra.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_9_tiet_37_bai_5_khang_chien_chong_mi_thang_l.doc