Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 28, Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm:

1. Kiến thức: Thời cơ và lệnh Tổng khởi nghĩa; Diễn biến của Tổng khởi nghĩa; Thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa và bản Tuyên ngôn độc lập;Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.

2. Tư tưởng: Giáo dục lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh, niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng và niềm tự hào dân tộc.

3. Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh lịch sử, tường thuật diễn biến, phân tích, đánh giá.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- G: Lược đồ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, H.39 tr.93, H.40 tr.95.

- H: Tư liệu tham khảo – Nội dung bản Tuyên ngôn độc lập, tranh ảnh liên quan.

III/ Tiến trình dạy và học:

1. Dạy và học bài mới:

Giới thiệu bài: (1 phút) G nói về thời cơ cách mạng.

Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 28, Bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28: Bài 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA. I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm: 1. Kiến thức: Thời cơ và lệnh Tổng khởi nghĩa; Diễn biến của Tổng khởi nghĩa; Thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa và bản Tuyên ngôn độc lập;Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945. 2. Tư tưởng: Giáo dục lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh, niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng và niềm tự hào dân tộc. 3. Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh lịch sử, tường thuật diễn biến, phân tích, đánh giá. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - G: Lược đồ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, H.39 tr.93, H.40 tr.95. - H: Tư liệu tham khảo – Nội dung bản Tuyên ngôn độc lập, tranh ảnh liên quan. III/ Tiến trình dạy và học: 1. Dạy và học bài mới: Giới thiệu bài: (1 phút) G nói về thời cơ cách mạng. Bài mới: Hoạt động 1: I. LỆNH TỔNG KHỞI NGHĨA ĐƯỢC BAN BỐ: (10 phút) Hoạt động của thầy và trò: Nội dung ghi bảng: Biết được thời cơ của cách mạng đã đến, Đảng đã nắm được thời cơ và quyết tâm khởi nghĩa. Hoạt động 1: Cá nhân / Tập thể: Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào? Tranh ảnh Đình làng Hồng Thái, cây đa Tân Trào G: mở rộng về Đại hội quốc dân tại Tân Trào, lần đầu tiên Bác ra mắt trong Đại hội quốc dân Liên hệ Hội nghị Diên Hồng 1285 Nhận xét chủ trương của Đảng? Sau khi lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố, Đảng ta đã làm gì để tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền? Học sinh thảo luận: Vì sao Đảng ta ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa 14/8/1945? Học sinh trình bày, G chốt kiến thức a. Tình hình thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai ở giai đoạn đoạn cuối: 8/1945 Nhật đầu hàng Đồng minh. - Ở trong nước: quân Nhật hoang mang, dao động. b. Chủ trương của Đảng: - Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào từ 14 – 15/8/1945. + Phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. + Thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1. - Đại hội Quốc dân tại Tân Trào (16/8/1945). + Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. + Gởi thư kêu gọi đồng bào khởi nghĩa. Hoạt động 2: II. GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở HÀ NỘI: (8 phút) Trình bày được những nét chính diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền 19/8 diễn ra như thế nào? G: Miêu tả, tường thuật (H.39 tr.93) Cuộc khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội có ý nghĩa gì? - 15/8 tổ chức diễn thuyết. - 16/8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. - 19/8/1945 nhân dân mít tinh tại Nhà hát lớn " biểu tình chiếm các cơ sở của chính quyền bù nhìn, khởi nghĩa giành thắng lợi lớn ở Hà Nội. Hoạt động 3: III. GIÀNH CHÍNH QUYỀN TRONG CẢ NƯỚC: (10 phút) Trình bày được những nét chính về các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Trình bày về cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước? * GDMT: G Sử dụng tư liệu - Lược đồ ¦ Nêu kết luận về Cách mạng tháng Tám * Bài cũ: H.40 tr.95 Nhận xét về sự kiện 2/9/1945 + Giáo dục lòng biết ơn Bác Hồ (Trong lịch sử đây là bản Tuyên ngôn thứ 3) * GDMT: Quảng trường Ba Đình. Nhận xét lực lượng tham gia cách mạng? Liên hệ với các cuộc khởi nghĩa ở địa phương. - Từ 14 – 18/8/1945, 4 tỉnh giành chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam. - Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế (23/8) , Sài Gòn (25/8). - 28/8 khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước. - 30/8 vua Bảo Đại thoái vị. - 2/9/1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Hoạt động 4: IV. Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG CỦA CÁCH MẠNG THÁNG TÁM: (13 phút) Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Hoạt động: Cặp / Nhóm: (3 nhóm) Nội dung thảo luận: Nhóm 1: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 đối với dân tộc Việt Nam. Nhóm 2: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 đối với cách mạng thế giới. Nhóm 3: - Nguyên nhân thắng lợi. - Sự lãnh đạo kịp thời, sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở điểm nào? " Nhóm trình bày, G: chuẩn kiến thức. Sơ kết. * Ý nghĩa lịch sử: a. Đối với dân tộc Việt Nam: - Là sự kiện vĩ đại, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp, Nhật, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Nước ta độc lập, dân ta làm chủ. - Mở ra kỉ nguyên mới: độc lập, tự do. b. Đối với quốc tế: Cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa. * Nguyên nhân thắng lợi: a. Chủ quan: - Truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất. - Đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Hồ Chí Minh. - Liên minh công - nông vững chắc. b. Khách quan: Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi. 2. Củng cố - Dặn dò: (3 phút) - Hướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu các sự kiện chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Tìm hiểu tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_9_tiet_28_bai_23_tong_khoi_nghia_thang_tam_n.doc
Giáo án liên quan