Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 15: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.

- Sự phân hóa của xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần

2 của Pháp.

2. Tư tưởng

Giáo dục HS lòng căm thù đối với những chính sách bóc lột thâm độc,

xảo quyệt của TD Pháp và sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao

động dưới chế độ thực dân PK.

3. Kĩ năng

Rèn luyện kỹ năng quan sát lược đồ, tập phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và giao tiếp

và làm chủ ngôn ngữ.

b) Năng lực đặc thù:

- Năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử.

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 15: Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51 Ngày giảng: 16/11/2019 Phần hai LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY Chương I VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1930 Tiết 15: Bài 14 VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam. - Sự phân hóa của xã hội Việt Nam sau chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp. 2. Tư tưởng Giáo dục HS lòng căm thù đối với những chính sách bóc lột thâm độc, xảo quyệt của TD Pháp và sự đồng cảm với những vất vả, cơ cực của người lao động dưới chế độ thực dân PK. 3. Kĩ năng Rèn luyện kỹ năng quan sát lược đồ, tập phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Tự chủ, tự học; hợp tác; giải quyết các vấn đề và giao tiếp và làm chủ ngôn ngữ. b) Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm tòi và khám phá lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Phóng to lược đồ nguồn lợi của TB Pháp ở VN. - Sưu tầm một số tranh ảnh, tài liệu về chính sách cai trị của TDP và cuộc sống của nhân dân lao động, nhất là công nhân và nông dân thời kì 1919-1930. 2. Học sinh - Đọc và trả lời các câu hỏi SGK. - Sưu tầm một số tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân lao động thời đó. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm,... 2. Kỹ thuật: Đọc - viết tích cực, động não, trình bày... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức /24 2. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của hoc sinh 3. Bài mới Hoạt động 1: khởi động Chương trình khai thác lần thứ hai của TDP ở Việt Nam sau CTTG thứ nhất đã làm cho kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục Việt Nam ngày càng biến đổi sâu sắc.Vậy sự biến đổi ntn? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới 52 Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS: chú ý vào đoạn đầu ? Nêu nguyên nhân và mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của TDP? - GV: Mở rộng Sau CTTG lần thứ nhất Pháp là con nợ lớn của Mĩ. Năm 1920 số nợ lên tới 300 tỉ Prăng, sau CM T10 Nga Pháp mất thị trường đầu tư lớn nhất ở Châu Âu là Nga. - HS hoạt động nhóm lớn (5’) - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận ? Thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai trên những lĩnh vực nào, với nội dung gì? - HS: trao đổi, báo cáo, nhận xét - GV: Sử dụng lược đồ giới thiệu chương trình khai thác VN lần 2 của Pháp. - Dùng bảng phụ treo lên bảng các nội dung khai thác của Pháp. - Cho HS đọc các phần chữ nhỏ để minh họa ? Vì sao TD Pháp chỉ chú trọng đầu tư phát triển CN nhẹ mà không đầu tư phát triển CN nặng? (KG) - HS trả lời ? Chính sách khai thác thuộc địa của TD Pháp đã tác động đến nền KT VN ntn? - HS: thảo luận nhóm bàn (2’) Đại diện nhóm báo cáo kết quả? - GV Nền KTVN trước cuộc khai thác thuộc địa nền KT PK. Đó là nền KT NN thuần tuý, không có CN, trao đổi buôn bán hạn chế. Dưới tác động chính sách khai thác thuộc địa của Pháp nền KTVN có nhiều biến đổi. Làm cho nền KT Việt Nam phát triển theo I. Chương trình khai thác lần thứ 2 của thực dân Pháp - Mục đích: để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. - Chính sách khai thác của Pháp. + Nông nghiệp: Tăng cường vốn đầu tư chủ yếu vào đồn điền cao su → diện tích trồng cao su tăng lên nhanh chóng. + CN: đầu tư vào khai mỏ (chủ yếu các mỏ than), số vốn đầu tư tăng, nhiều công ty mới ra đời. P còn mở thêm một số cơ sơ CN chế biến. + Thương nghiệp: P độc quyền, đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào VN. + Giao thông vận tải: đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên ĐD được nối liền nhiều đoạn. + Tài chính: ngân hàng ĐD nắm quyền chỉ huy các ngành ktế ở ĐD. → KT VN có sự phát triển mạnh mẽ hơn. 53 luồng TBCN, tạo ra hai khu vực KT: Hiện đại (KTCN, TN); Truyền thống (NN, TCN) → Tạo ra sự chuyển biến về KT - GV: nhấn mạnh điểm mới của chương trình khai thác lần 2 của TDP là: tăng cường đầu tư vốn, kĩ thuật vào mở rộng sx để kiếm lời - HS tự học ? Trước khi TD Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa, XHVN có những giai cấp nào? - GV: Sau chiến tranh TG thứ nhất XHVN có sự phân hoá sâu sắc. - GV: Sử dụng mô hình trên bảng phụ yêu cầu, HS điền tiếp nội dung vào sơ đồ (một bên tên giai cấp - GV đã viết sắn, còn 1 bên để trống để HS điền thái độ chính trị và khả năng CM của các g/c, tầng lớp XHVN sau chiến tranh TG thứ nhất. - HS: Thảo luận (phiếu học tập) - Các nhóm viết vào phiếu học tập - GV: nhận xét và phân tích thêm về thái độ chính trị và khả năng CM của từng g/c, tầng lớp bằng bảng phụ đã điền sẵn. ? Hãy nêu sự khác nhau về KT, thái độ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp trong XHVN? - HS: Dựa vào sơ đồ trả lời - Giai cấp công nhân và nông dân là 2 giai cấp nghèo nhất của XH, họ là lực lượng chính của CM quyết định thắng lợi của CM. - GCTS: Có một số ít vốn liếng lại bị TS Pháp chèn ép, lệ thuộc nên tư tưởng cải lương không ổn định. - Giai cấp địa chủ PK được đế quốc Pháp dung dưỡng, có quyền đàn áp bóc lột ND, làm tay sai cho Pháp, là đối tượng của CM. ? XHVN xuất hiện những mâu thuẫn nào? - GV Nông dân >< địa chủ PK - CN >< Địa chủ PK, TS Pháp, TS VN... - Dân tộc VN >< đế quốc Pháp -> đây là mâu thuẫn cơ bản II. Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục III. Xã hội Việt Nam phân hoá - Giai cấp ĐCPK làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. - Giai cấp TS phân hóa: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến. - Tầng lớp TTS thành thị bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh, có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng. - Giai cấp nông dân chiếm trên 90 % dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng. - Giai cấp công nhân bị áp bức và bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước,... vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. 54 Hoạt động 3: Luyện tập - TDP khai thác lần thứ hai ở VN trên những lĩnh vực nào? Hoạt động 4: Vận dụng (Trên lớp/ở nhà) - Với chương trình khai thác lần thứ 2 của TDP xã hội VN bị phân hóa ntn? Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (làm ở nhà) - Xã hội Việt Nam xuất hiện những mâu thuẫn nào? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài theo câu hỏi sgk kết hợp vở ghi - Đọc tìm hiểu ND SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Ảnh hưởng của CM T10 Nga và phong trào CM thế giới - Mục tiêu, tính chất của phong trào dân tộc dân chủ công khai - Phong trào công nhân nước ta sau CTTG thứ nhất PT ntn? Bổ sung kiến thức ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lich_su_9_tiet_15_viet_nam_sau_chien_tranh_the_gio.pdf
Giáo án liên quan