Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 13, Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

I/ Mục tiêu bài học: Làm cho học sinh nắm và biết:

- Những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ 1945 - 1991, sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập Liên hợp quốc, những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ 1991 - nay.

- Thấy được một cách khái quát toàn cảnh thế giới nửa sau thế kỉ XX.

- Có thói quen quan sát, sử dụng bản đồ, rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, phân tích.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- G: Lược đồ thế giới, kênh hình H.22 tr.44, H.23 tr.45, nội dung các khái niệm.

- H: tư liệu về Liên hợp quốc, tài liệu tham khảo liên quan.

III/ Tiến trình dạy và học:

* Bài cũ: (4 phút) Điền các sự kiện vào các mốc thời gian thể hiện quá trình liên kết khu vực:

a. 4/1951 Cộng đồng than thép Châu Âu

b. 3/1957 Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu,

 Cộng đồng kinh tế Châu Âu

c. 7/1967 Cộng đồng Châu Âu

d. 12/1991 Liên minh Châu Âu

e. Liên minh Châu Âu viết tắt là EU

1. Dạy và học bài mới:

Giới thiệu bài: (1 phút)

 

doc2 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 13, Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY. Tiết 13: Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI. I/ Mục tiêu bài học: Làm cho học sinh nắm và biết: - Những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ 1945 - 1991, sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập Liên hợp quốc, những đặc điểm của quan hệ quốc tế từ 1991 - nay. - Thấy được một cách khái quát toàn cảnh thế giới nửa sau thế kỉ XX. - Có thói quen quan sát, sử dụng bản đồ, rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, phân tích. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - G: Lược đồ thế giới, kênh hình H.22 tr.44, H.23 tr.45, nội dung các khái niệm. - H: tư liệu về Liên hợp quốc, tài liệu tham khảo liên quan. III/ Tiến trình dạy và học: * Bài cũ: (4 phút) Điền các sự kiện vào các mốc thời gian thể hiện quá trình liên kết khu vực: a. 4/1951 Cộng đồng than thép Châu Âu b. 3/1957 Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu, Cộng đồng kinh tế Châu Âu c. 7/1967 Cộng đồng Châu Âu d. 12/1991 Liên minh Châu Âu e. Liên minh Châu Âu viết tắt là EU 1. Dạy và học bài mới: Giới thiệu bài: (1 phút) Bài mới: Hoạt động 1: I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI: (10 phút) Hoạt động của thầy và trò: Nội dung ghi bảng: Biết được sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Thời gian, bối cảnh, thành phần tham dự Hội nghị I-an-ta? H.22 tr.44: cung cấp tư liệu về nguyên thủ quốc gia các nước. Nội dung Hội nghị? (Sử dụng lược đồ thế giới) Giải thích “Trật tự thế giới hai cực”. - Hội nghị I-an-ta: từ 4 – 11/2/1945. - Gồm: Nguyên thủ của Liên Xô, Mĩ, Anh. - Nội dung: + Phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ. + Thành lập Liên hợp quốc. - Hệ quả: Trật tự hai cực I-an-ta hình thành do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Hoạt động 2: II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC: (8 phút) Biết được sự hình thành, mục đích, vai trò của Liên hợp quốc. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Liên hợp quốc ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhiệm vụ chính? * GDMT: Số lượng thành viên của Liên hợp quốc 2007? Các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ? Sử dụng bản đồ thế giới xác định vị trí 1 số nước thành viên của Liên hợp quốc. Quan sát H.23 tr.45 nhận xét vai trò của Liên hợp quốc đối với việc giải quyết một số vấn đề mang tính quốc tế hiện nay? * GDMT: Liên hệ Việt Nam - Thành lập 10/1945. - Nhiệm vụ: + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. + Phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc. + Hợp tác, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhân đạo. - Vai trò: + Giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. + Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa A-pác-thai. + Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa. - 9/1977 Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Hoạt động 3: III. “CHIẾN TRANH LẠNH”: (8 phút) Trình bày được những biểu hiệnvà hậu quả của “Chiến tranh lạnh” . Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: “Chiến tranh lạnh”? Biểu hiện của “Chiến tranh lạnh”? Cụ thể tình hình một số nước khu vực. Hậu quả? - Nguyên nhân: Mĩ và Liên Xô đối đầu. - Khái niệm “Chiến tranh lạnh”: (SGK tr. 46) - Biểu hiện: + Chạy đua vũ trang. + Thành lập các khối, căn cứ quân sự. + Tiến hành chiến tranh cục bộ. - Hậu quả: + Thế giới luôn căng thẳng. + Chi phí quân sự lớn. Hoạt động 4: IV. THẾ GIỚI SAU “CHIẾN TRANH LẠNH”: (10 phút) Biết được đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau “Chiến tranh lạnh”. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Cả lớp cùng thảo luận: - Những chuyển biến của thế giới sau “Chiến tranh lạnh” - Xu thế chung của thế giới ngày nay. " Học sinh trình bày, bổ sung G nhận xét, chuẩn kiến thức. Sơ kết. - Xu hướng phát triển: + Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế. + Xác lập “Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm”. + Điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. + Xung đột, nội chiến còn nhiều nơi. - Xu thế chung: Hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển kinh tế. 2. Củng cố - Dặn dò: (4 phút) - Nhiệm vụ to lớn của nhân dân ta hiện nay. - Tìm hiểu những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật, ý nghĩa và tác động của nó. - Xem lại cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XIII.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_9_tiet_13_bai_11_trat_tu_the_gioi_moi_sau_ch.doc
Giáo án liên quan