Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 11, Bài 9: Nhật Bản

I/ Mục tiêu bài học: Làm cho học sinh biết và nắm:

- Nhật Bản từ một nước bại trận trở thành một nước siêu cường kinh tế.

- Nguyên nhân sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản, quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản.

- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích, so sánh, liên hệ.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- G: Lược đồ Nhật Bản H.17 tr.36, H.18, 19, 20 tr.36.

- H: Tranh ảnh về Nhật Bản.

III/ Tiến trình dạy và học:

1. Dạy và học bài mới:

Giới thiệu bài: (1 phút) G: Xác định vị trí Nhật Bản và một số thành phố lớn trên lược đồ.

Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 11, Bài 9: Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11: Bài 9: NHẬT BẢN. I/ Mục tiêu bài học: Làm cho học sinh biết và nắm: - Nhật Bản từ một nước bại trận trở thành một nước siêu cường kinh tế. - Nguyên nhân sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản, quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản. - Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích, so sánh, liên hệ. II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - G: Lược đồ Nhật Bản H.17 tr.36, H.18, 19, 20 tr.36. - H: Tranh ảnh về Nhật Bản. III/ Tiến trình dạy và học: 1. Dạy và học bài mới: Giới thiệu bài: (1 phút) G: Xác định vị trí Nhật Bản và một số thành phố lớn trên lược đồ. Bài mới: Hoạt động 1: I. TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH: (14 phút) Hoạt động của thầy và trò: Nội dung ghi bảng: Biết được tình hình và những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Hoạt động: Cặp / Nhóm: (3 nhóm) G: Giới thiệu vài nét về Nhật Bản. Nội dung thảo luận: Nhóm 1: Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh. (G cung cấp số liệu) Nhóm 2: Nội dung những cải cách dân chủ. Nhóm 3: Ý nghĩa của những cải cách dân chủ. " Nhóm trình bày, bổ sung G nhận xét, chuẩn kiến thức. - Là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề, xuất hiện nhiều khó khăn lớn: thất nghiệp, thiếu lương thực... - Dưới chế độ quân quản của Mĩ, nhiều cải cách dân chủ được tiến hành: + 1946 ban hành Hiến pháp mới. + 1946 - 1949 cải cách ruộng đất. + Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh. + Ban hành các quyền tự do, dân chủ ... Ž là nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này. Hoạt động 2: II. NHẬT BẢN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SAU CHIẾN TRANH: (18 phút) Trình bày được sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh và nguyên nhân của sự phát triển đó. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Sau khi khôi phục kinh tế Nhật Bản đã đạt được những thành tựu nào? Quan sát H.18, 19, 20 tr.36. nhận xét về sự phát triển khoa học – công nghệ của Nhật Bản? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản? Nguyên nhân quyết định? * GDMT: G: Lược đồ xác định vị trí địa lí Nhật Bản ¨ Giáo dục tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, tự cường của nhân dân Nhật Bản trong điều kiện hạn chế về tài nguyên, bị Mĩ và các nước phát triển chèn ép. Liên hệ con người Việt Nam: ưu điểm, hạn chế về phẩm chất, tác phong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. G: từ đầu những năm 90 kinh tế Nhật giảm sút G chốt ý. Đầu những năm 50 - đầu những năm 70 của XX: kinh tế phát triển “thần kì” đứng thứ hai thế giới. - Tổng sản phẩm quốc dân: đứng thứ hai thế giới (183 tỉ USD). - Thu nhập bình quân: đứng thứ hai thế giới (23 796 USD). - Công nghiệp: 15% (1950 -1960); 13,5% (1961 - 1970) - Nông nghiệp: đáp ứng 80% nhu cầu. " Một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính thế giới. * Nguyên nhân: - Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời. - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả. - Nhà nước nắm bắt thời cơ, đề ra chiến lược phát triển, điều tiết cần thiết. - Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, có ý thức kỉ luật. * Trong thập niên 90: kinh tế suy thoái kéo dài Hoạt động 3: III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI, ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH: (7 phút) Biết được chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh. Hoạt động: Cá nhân / Tập thể: Cả lớp trao đổi nghiên cứu, tìm hiểu: - Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh. - Vì sao đầu những năm 90 Nhật Bản cố gắng vươn lên hàng cường quốc chính trị? " Học sinh trình bày, bổ sung G chốt ý. Mối quan hệ Việt - Nhật. Sơ kết. Đối ngoại: - Lệ thuộc Mĩ. - Mềm mỏng về chính trị. - Đầu những năm 90: vươn lên hàng cường quốc chính trị. 2. Củng cố - Dặn dò: (5 phút) * Bài cũ: Gọi học sinh lên xác định các thành phố lớn của Nhật Bản trên lược đồ và giải thích vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ 2 kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”? - Nêu cảm nhận về sự phát triển của Nhật Bản. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nước Tây Âu, EU.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_9_tiet_11_bai_9_nhat_ban.doc
Giáo án liên quan