Tiết 10: Bài 8: NƯỚC MĨ.
I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh biết:
- Những nét lớn về tình hình kinh tế, khoa học - kĩ thuật, văn hóa, chính trị, xã hội của Mĩ.
- Nhận thức chính sách đối nội, đối ngoại cực kì phản động của Mĩ.
- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Lược đồ Châu Mĩ, H.16 tr.34.
- H: Tranh ảnh, tư liệu về Mĩ.
III/ Tiến trình dạy và học:
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài (1 phút) G: Sơ lược tình hình Mĩ trước và trong Chiến tranh.
Hoạt động 1: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NƯỚC MĨ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI: (20 phút)
2 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 10, Bài 8: Nước Mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
@&?
Tiết 10: Bài 8: NƯỚC MĨ.
I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh biết:
- Những nét lớn về tình hình kinh tế, khoa học - kĩ thuật, văn hóa, chính trị, xã hội của Mĩ.
- Nhận thức chính sách đối nội, đối ngoại cực kì phản động của Mĩ.
- Rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Lược đồ Châu Mĩ, H.16 tr.34.
- H: Tranh ảnh, tư liệu về Mĩ.
III/ Tiến trình dạy và học:
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài (1 phút) G: Sơ lược tình hình Mĩ trước và trong Chiến tranh.
Hoạt động 1: I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NƯỚC MĨ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI: (20 phút)
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung ghi bảng:
Trình bày được sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, nguyên nhân của sự phát triển đó.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2 Mĩ trở thành 1 nước như thế nào?
Học sinh thảo luận:
Nguyên nhân kinh tế Mĩ phát triển?
Học sinh trình bày, G chốt ý.
* GDMT: G: Sử dụng bản đồ để xác định vị trí địa lí: những điều kiện tự nhiên, thuận lợi cho sự phát triển của Mĩ.
Những biểu hiện nào cho thấy nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản?
Địa vị kinh tế Mĩ từ 1973 - nay?
Nguyên nhân kinh tế Mĩ suy giảm?
G: mở rộng
- Các cuộc khủng hoảng suy thoái
1948 - 1949, 1953 - 1954, 1957 - 1958.
- Các khoản chi phí lớn cho chiến tranh.
- Sự chênh lệch giàu, nghèo.
G chốt các ý.
Là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
* Nguyên nhân phát triển kinh tế:
- Không bị chiến tranh tàn phá.
- Thu nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.
- Giàu tài nguyên.
- Thừa hưởng thành quả khoa học - kĩ thuật.
* Biểu hiện:
- Công nghiệp: chiếm hơn 1/2 thế giới (56,47%).
- Nông nghiệp: bằng 2 lần Anh, Pháp, Tây Đức,
I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.
- Dự trữ vàng: nắm 3/4 thế giới (24,6 tỉ USD).
- Quân sự: mạnh, độc quyền vũ khí nguyên tử.
* Từ 1973 - nay: địa vị kinh tế suy giảm
* Nguyên nhân kinh tế Mĩ suy giảm:
- Bị Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh.
- Thường xuyên diễn ra những cuộc suy thoái và khủng hoảng.
- Chi phí quân sự lớn.
- Sự chênh lệch giàu nghèo.
Hoạt động 2: II. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHOA HỌC – KĨ THUẬT
CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH: (10 phút)
Biết được những thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Bài cũ: Vì sao Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?
Những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh? Lấy ví dụ.
Minh họa: Máy tính điện tử 2/1946.
Quan sát H.16 tr.34 nhận xét về sự phát triển khoa học của Mĩ sau Chiến tranh.
Tác dụng và hạn chế của các thành tựu trong đời sống con người?
- Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra từ giữa những năm 40 của XX.
- Đi đầu về khoa học - kĩ thuật và đạt nhiều thành tựu.
+ Sáng chế công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới, vật liệu mới.
+ “Cách mạng xanh”, “cách mạng giao thông” và thông tin liên lạc.
+ Chinh phục vũ trụ 7/1969
Hoạt động 3: III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI, ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ
SAU CHIẾN TRANH: (10 phút)
Trình bày được chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh.
Hoạt động: Tập thể:
Cho cả lớp trao đổi, nghiên cứu các nội dung:
- Chính sách đối nội của Mĩ.
- Thái độ của nhân dân Mĩ.
- Chính sách đối ngoại.
- Liên hệ chiến tranh xâm lược Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc
Học sinh trình bày – G nhận xét, chuẩn kiến thức.
Liên hệ mối quan hệ giữa Việt Nam với Mĩ hiện nay.
Sơ kết.
* Chính sách đối nội:
- Hai Đảng Dân chủ, Cộng hòa thay nhau cầm quyền.
- Ban hành các đạo luật phản động
- Phong trào đấu tranh dâng cao.
* Chính sách đối ngoại:
- Thực hiện “Chiến lược toàn cầu”.
- Thành lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược " thất bại.
- Từ 1991 - nay: xác lập thế giới đa cực.
2. Củng cố - Dặn dò: (4 phút)
- Điền vào bảng nội dung thích hợp:
Chính sách đối nội
Chính sách đối ngoại
- Hai Đảng cầm quyền.
- Ban hành các đạo luật phản động
- Thực hiện “Chiến lược toàn cầu”.
- Thành lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược
- Cho học sinh xác định vị trí thủ đô Oa-sinh-tơn và thành phố Niu Oóc trên lược đồ.
- Tìm hiểu: + Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Nguyên nhân sự phát triển thần kì của Nhật Bản.
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Nhật Bản.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_9_tiet_10_bai_8_nuoc_mi.doc