I/ Mục tiêu bài học: Cung cấp cho học sinh:
1. Kiến thức: Những thắng lợi lớn mà nhân dân 2 miền Bắc - Nam đạt được trong quá trình xây dựng CNXH và thực hiện nhiệm vụ dân chủ nhân dân (1960 - 1965).
2. Tư tưởng: Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tình nghĩa ruột thịt Bắc - Nam.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, sử dụng bản đồ .
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Kênh hình H.62 tr.137, H.63 tr.139, H.64 tr.140.
- H: Nội dung các khái niệm lịch sử, tư liệu liên quan.
III/ Tiến trình dạy và học:
* Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống Mĩ - Diệm?
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của “Đồng Khởi” 1959 - 1960?
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (1 phút) Liên hệ bài cũ.
3 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 41, Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sà Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 28: Tiết 41: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC,
ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 - 1965) (tt).
I/ Mục tiêu bài học: Cung cấp cho học sinh:
1. Kiến thức: Những thắng lợi lớn mà nhân dân 2 miền Bắc - Nam đạt được trong quá trình xây dựng CNXH và thực hiện nhiệm vụ dân chủ nhân dân (1960 - 1965).
2. Tư tưởng: Niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, tình nghĩa ruột thịt Bắc - Nam.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá, sử dụng bản đồ .
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- G: Kênh hình H.62 tr.137, H.63 tr.139, H.64 tr.140.
- H: Nội dung các khái niệm lịch sử, tư liệu liên quan.
III/ Tiến trình dạy và học:
* Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống Mĩ - Diệm?
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của “Đồng Khởi” 1959 - 1960?
1. Dạy và học bài mới:
Giới thiệu bài: (1 phút) Liên hệ bài cũ.
Bài mới:
IV. MIỀN BẮC BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT - KĨ THUẬT CỦA
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1961 - 1965):
Hoạt động 1: 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960): (8 phút)
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung ghi bảng:
Trình bày được hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Đại hội.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Nêu vấn đề:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng diễn ra vào thời gian nào? Trong hoàn cảnh ra sao?
Nội dung chính của Đại hội?
G: + Mối tương quan giữa cách mạng từng miền.
+ H.62 tr.137
+ Vị trí, vai trò của cách mạng từng miền
+ Đường lối chung của cách mạng XHCN ở miền Bắc.
Ý nghĩa của Đại hội?
a. Hoàn cảnh:
- Miền Bắc: giành thắng lợi lớn trong cải tạo và phát triển kinh tế.
- Miền Nam: cách mạng phát triển nhảy vọt với “Đồng khởi”
b. Nội dung:
- Xác định nhiệm vụ của cách mạng từng miền.
+ Miền Bắc: cách mạng XHCN.
+ Miền Nam: đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà.
- Đề ra đường lối chung của cách mạng XHCN.
- Bầu Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị.
c. Ý nghĩa: đem lại “nguồn ánh sáng mới”, lực lượng mới cho toàn Đảng, toàn dân.
Hoạt động 2: 2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 - 1965): (10 phút)
Trình bày được những thành tựu chủ yếu trong thực hiện kế hoạch 5 năm 1961-1965 trên các lĩnh vực.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
Mục tiêu kế hoạch Nhà nước 5 năm
1961 - 1965?
Thành tựu?
- Công nghiệp
- Nông nghiệp
- Thương nghiệp
- Giao thông vận tải
- Văn hóa, giáo dục, y tế.
Hậu phương miền Bắc chi viện như thế nào cho tiền tuyến miền Nam?
Những thành tựu đó có tác dụng gì cho sự nghiệp cách mạng cả nước?
(Tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo dục tinh thần lao động cho học sinh)
a. Công nghiệp:
- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
- Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93,1%.
b. Nông nghiệp:
- Ưu tiên phát triển các lâm trường quốc doanh.
- Chủ trương xây dựng hợp tác xã bậc cao.
- Nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn thóc/ha.
c. Thương nghiệp: quốc doanh dược ưu tiên phát triển, chiếm lĩnh thị trường.
d. Giao thông vận tải: được củng cố và hoàn thiện.
e. Văn hóa, giáo dục, y tế: phát triển tiến bộ.
f. Chi viện cho miền Nam: khối lượng lớn người và của.
" bộ mặt miền Bắc thay đổi cơ bản.
V. MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MĨ (1961 - 1965):
Hoạt động 3: 1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam: (6 phút)
Hiểu được âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Hoạt động: Cặp / Nhóm: (2 nhóm)
Nội dung thảo luận các nhóm:
Nhóm 1: - Âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- Giải thích “trực thăng vận”, “thiết xa vận” (H.63 tr.139)
- Lợi hại của những chiến thuật trên.
Nhóm 2: - Thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- Giải thích “ấp chiến lược” và mục đích lập “ấp chiến lược”
" Các nhóm trình bày, bổ sung
G nhận xét, chuẩn kiến thức.
a. Âm mưu:
- Là chiến lược xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
- Tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, cố vấn, phương tiện, vũ khí, trang bị của Mĩ.
b. Thủ đoạn:
- Mở những cuộc hành quân càn quét.
- Lập “ấp chiến lược”.
- Phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển.
Hoạt động 4: 2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ: (13 phút)
Trình bày được nững thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Hoạt động: Cá nhân / Tập thể:
* GDMT: Phương pháp cách mạng chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?
Những thắng lợi về mặt quân sự của nhân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ 1961 - 1965?
Những thắng lợi về mặt chính trị của quân và dân miền Nam?
Liên hệ sử địa phương (4/8/1963, Đại Đức Thích Nguyên Hương tự thiêu phản đối chính quyền Diệm - Nhu)
Tình hình miền Nam từ cuối 1964-1965?
Sử dụng H.64 tr.140 tìm hiểu về thắng lợi của quân dân ta trên mặt trận chống phá “ấp chiến lược”.
Kể chuyện Nguyễn Văn Trỗi bị xử tử 15/10/1964
(Liên hệ tấm gương của Bác Hồ - Giáo dục tinh thần chiến đấu cho học sinh)
Sơ kết.
- 1962 đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch ở chiến khu D, U Minh, Tây Ninh
- Phong trào phá “ấp chiến lược” rầm rộ.
- 2/1/1963 chiến thắng Ấp Bắc ở Mĩ Tho dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
- 8/5/1963 hai vạn tăng ni, phật tử Huế biểu tình.
- 11/6/1963 hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu.
- 16/6/1963, 70 vạn nhân dân Sài Gòn biểu tình.
- 1/11/1963 Mĩ chỉ đạo đảo chính.
- 1964 - 1965: ta mở các cuộc tiến công lớn trên các chiến trường: chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), Đồng Xoài (Biên Hòa)
" chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” phá sản.
2. Củng cố - Dặn dò: (3 phút)
- Trình bày những thắng lợi về mặt quân sự, chống phá bình định, chính trị của quân và dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ 1961 - 1965.
- Tìm hiểu: + Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ 1965 - 1968.
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_9_bai_28_tiet_41_xay_dung_chu_nghia_xa_hoi_o.doc