Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 21, Bài 12: Đời sống kinh tế - Văn hóa - THCS Tân Châu

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

 Giúp học sinh hiểu:

- Dưới thời Lý, đất nước được ổn định lâu dài; nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có những chuyển biến và đạt một số thành tựu nhất định.

-Việc buôn bán với nước ngoài phát triển.

2. Tư tưởng :

- Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta thời Lý.

3. Kỹ năng :

-Quan sát và phân tích các nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật.

II. Tài liệu- thiết bị dạy học:

-Tranh ảnh: Đền Đô – nơi thờ tám vị vua nhà Lý ( Từ Sơn – Bắc Ninh)

-Tranh Tháp Báo Thiên ( Hà Nội)

-Tư liệu về thành tựu kinh tế thời Lý.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

GV sửa và trả bài kiểm tra, nhận xét bài kiểm tra của học sinh

3. Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 21, Bài 12: Đời sống kinh tế - Văn hóa - THCS Tân Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 NS: 5/11/07 Tiết 19 ND: 7/11/07 BÀI 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HÓA I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu: - Dưới thời Lý, đất nước được ổn định lâu dài; nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có những chuyển biến và đạt một số thành tựu nhất định. -Việc buôn bán với nước ngoài phát triển. 2. Tư tưởng : - Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta thời Lý. 3. Kỹ năng : -Quan sát và phân tích các nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật. II. Tài liệu- thiết bị dạy học: -Tranh ảnh: Đền Đô – nơi thờ tám vị vua nhà Lý ( Từ Sơn – Bắc Ninh) -Tranh Tháp Báo Thiên ( Hà Nội) -Tư liệu về thành tựu kinh tế thời Lý. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: GV sửa và trả bài kiểm tra, nhận xét bài kiểm tra của học sinh 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới: Sau khi cuộc kháng chiến chống Tống ( 1075 – 1077) kết thúc thắng lợi, đất nước ta bước vào thời kì ổn định lâu dài. Nhân dân có điều kiện xây dựng một nền kinh tế phát triển đầy đủ, bước đầu xây dựng nền văn hoá dân tộc dưới thời Lý.( bài 12). Bài học này học trong 2 tiết, tiết học hôm nay tìm hiểu phần I/ Đời sống kinh tế: b. Hoạt động dạy học Giảng:Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu và quan trọng nhất dưới thời Lý. -H:Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của ai? Do ai trực tiếp quản lý? -HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK. Giải thích “ tịch điền”. ( dựa vào chú giải) -H:Trong lễ tịch điền, nhà vua tự cày mấy đường thể hiện điều gì? ( quan tâm khuyến khích nông dân sản xuất ) -H:Nhà Lý đã có những biện pháp nào để khuyến khích phát triển nông nghiệp? +Khuyến khích khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt +Ban hành luật cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp - GV cho HS thảo luận: Vì sao nền nông nghiệp nước ta thời Lý phát triển? - HS thảo luận đại diện trình bày kết quả thảo luận, số còn lại theo dõi và nhận xét. GV nhận xét nhấn mạnh: +Nhà nước quan tâm tới sản xất nông nghiệp, có nhiều biện pháp khuyến nông. +Đất nước hoà bình. +Nhân dân chăm lo sản xuất, cần cù lao động. GV chuyển ý -HS đọc đoạn chữ nhỏ /45/SGK. -H:Nội dung trong đoạn chữ nhỏ trên cho thấy nghề thủ công nào phát triển? Tại sao vua Lý không dùng gấm vóc của nhà Tống? - HS : Nghề dệt – vua Lý không dùng nhằm nói lên tinh thần tự chủ và muốn nâng cao giá trị hàng trong nước. GV kể thêm một số nghề thủ công khác trong nhân dân: làm gốm, xây dựng nhà cửa chốt ý ghi trên bảng. -HS quan sát H. 23/SGK. Nêu nội dung và nhận xét? ( Hình dáng bát men ngọc thời Lý thanh mảnh, hoa văn tinh tế, nghệ thuật và đậm đà bản sắc dân tộc) -H:Bước phát triển mới của thủ công nghiệp thời Lý là gì? Giảng:Nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật nổi tiếng do những người thợ thủ công Đại Việt tạo nên: Chuông Quy Điền ( Hà Nội), Vạc Phổ Minh (NĐS) Tháp Báo Thiên ( Hà Nội)( tiếc rằng một số đã bị mất, do giặc Minh cướp phá hoặc cướp đem về nước) - HS quan sát tháp Báo Thiên – GV giới thiệu sơ lược ( tư liệu lịch sử 7) - HS đọc từ “ việc buôn bánđến trao đổi”. -H:Cùng với sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, thuơng nghiệp Đại Việt thời Lý như thế nào? GV mô tả Thăng Long – thành thị duy nhất nước ta thời đó đã trở thành trung tâm thủ công nghiệp- thương nghiệp và việc buôn bán, trao đổi của nhân dân hai nước tại biên giới Đại Việt- Trung Quốc. -HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK. “Kỉ Tị buôn bán”. -H:Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp của nước ta thời đó như thế nào? ( diễn ra và phát triển khá mạnh) - GV mô tả Vân Đồn: nay thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở Đông Bắc Đại Việt, là một hải đảo, đã có lịch sử giao lưu lâu đời với thuyền buôn nước ngoài do thyền bè dễ ra vào -H:Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, vùng biên giới mà không cho họ tự do đi lại ở trong nước? ( Ý thức cảnh giác đối với nhà Tống) -H:Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì? ( nhân dân Đại Việt đã có đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế tự chủ, phát triển) -HS liên hệ địa phương có những nghề thủ công cổ truyền nào? ( ươm tơ, chăn tằm, dệt thổ cẩm) " GV nhắc nhở HS ý thức gìn giữ. Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. I. ĐỜI SỐNG KINH TẾ 1.Sự chuyển biến của nền nông nghiệp - Ruộng đất: thuộc quyền sở hữu của vua. Làng xã trực tiếp quản lý, chia cho nông dân cày cấy và nộp thuế cho nhà vua. - Nhà Lý rất quan tâm tới sản xuất nông nghiệp và đề ra nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp phát triển. - Nông nghiệp phát triển, được mùa nhiều năm. 2. Thủ công nghiệp và thương ghiệp a. Thủ công nghiệp: -Nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa; làm đồ gốm, xây dựng nhà cửa, đền chùa, cung điện phát triển ( nghề dân gian) -Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng bạc, làm giấy, nhuộm vải, đúc đồng, rèn sắt đều được mở rộng. b.Thương nghiệp: -Hoạt động trao đổi buôn bán trong nước và với nước ngoài được mở rộng. - Vân Đồn được coi là nơi buôn bán rất thuận tiện với thương nhân nước ngoài. - Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp chứng tỏ nhân dân Đại Việt có đủ khả năng để xây dựng một nền kinh tế tự chủ 4. Củng cố bài học: a. Bài tập: 1. Lễ cày tịch điền là lễ: a. Lễ cúng được mùa do các quan tiến hành. b. Lễ tế thần Nông, do các bô lão tiến hành. c. Lễ tế trời do nhà vua tiến hành. d. Lễ tế thần Nông, do nhà vua tiến hành, tế xong tự cầm cầy. 2. Các trung tâm buôn bán với nước ngoài tấp nập và sầm uất nhất thời bấy giờ là: a. Vân Đồn, nay thuộc Quảng Ninh. b. Hội An nay thuộc Quảng Nam. c. Phố Hiến nay thuộc Hưng Yên d. Thăng Long nay là Hà Nội. b. Kết luận: - Nhà Lý có nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất phát triển nông nghiệp như khai khẩn đất hoang tiến hành đào kênh mương, khai khẩn đắp đê.. - Thủ công nghiệp có nhiều ngành nghề tạo ra sản phẩm chất lượng, hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển 5. Dặn dò: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. -Chuẩn bị soạn bài mới phần II: Sinh hoạt xã hội và văn hoá.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_tiet_21_bai_12_doi_song_kinh_te_van_hoa_th.doc
Giáo án liên quan