I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được:
-Tình hình kinh tế, xã hội thời Trần cuối thế kỉ XIV: Vua quan ăn chơi sa đoạ, không chăm lo tới sản xuất, nhân dân đói khổ, xã hội rối loạn.
-Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì nổ ra.
2. Tư tưởng:
-Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, thông cảm với người dân lao động ở vào thế kỉ XIV.
3. Kỹ năng : Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
-Lược dồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày 1 số nét về tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học thời Trần? Nhận xét.
-Tại sao văn hoá, giáo dục, khoa học thời Trần phát trểin?
-Kể tên những công trình khoa học, kĩ thuật và nghệ thuật tiêu biểu thời Trần?
2. Giới thiệu bài mới:
Được thành lập vào năm 1226, vương triều Trần có nhiều công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: lãnh đạo nhân dân ta 3
5 trang |
Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 05/11/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Nguyễn Thị Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
Tuần 15
Tiết 30
Ngày soạn: 14/12/2005
Ngày dạy: 16/12/2005
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được:
-Tình hình kinh tế, xã hội thời Trần cuối thế kỉ XIV: Vua quan ăn chơi sa đoạ, không chăm lo tới sản xuất, nhân dân đói khổ, xã hội rối loạn.
-Nhiều cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì nổ ra.
2. Tư tưởng:
-Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, thông cảm với người dân lao động ở vào thế kỉ XIV.
3. Kỹ năng : Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. Tài liệu,thiết bị dạy học:
-Lược dồ khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày 1 số nét về tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học thời Trần? Nhận xét.
-Tại sao văn hoá, giáo dục, khoa học thời Trần phát trểin?
-Kể tên những công trình khoa học, kĩ thuật và nghệ thuật tiêu biểu thời Trần?
2. Giới thiệu bài mới:
Được thành lập vào năm 1226, vương triều Trần có nhiều công lao lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: lãnh đạo nhân dân ta 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi, kinh tế, xã hội đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Nhưng đến cuối thế kỉ XIV, nhà Trần sa sút nghiêm trọng. Vậy biểu hiện của sự sa sút đó là gì?. Hậu quả ra sao. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu ( bài 16). Bài này học trong 2 tiết. Tiết 1 học phần I
3.Dạy – học bài mới:
I.TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI
1.Tình hình kinh tế:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung kiến thức cần đạt
* HS đọc mục 1 / 74/ SGK.
-?H:Tình hình kinh tế nước ta ở nửa cuối thế kỉ XIV như thế nào? Tại sao có tình trang đó? ( HS thảo luận)
HS trả lời – GV HD nhận xét, bổ sung chốt kiến thức.
* GV đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để nêu rõ: tình cảm của người dân lúc bấy giờ và phân tích ý nghĩa 4 câu thơ của Nguyễn Phi Khanh: Mấy câu thơ ngắn gọn, tuy chủ yếu thể hiện tình thương yêu, thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực, bị bóc lột đủ mọi bề của nông dân nhưng cũng giúp chúng ta hình dung được cảnh ruộng đồng, “ lưới chài” vơ vét của bọn quan lại
-GV sơ kết mục 1, chuyển ý sang mục 2.
-Kinh tế suy thoái, đời sống nhân dân sa sút. Nguyên nhân:
+Nhà nước không quan tâm sản xuất nông nghiệp, không chăm lo bảo vệ đê điều.
+Nông dân bị bóc lột nặng nề
+Vương hầu, quý tộc, nhà chùachiếm nhiều ruộng đất.
+Chính sách thuế khoá hà khắc.
" Mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra.
2. Tình hình xã hội:
*HS đọc từ “ Mặc cho đời sống đời sống nhân dân càng cực khổ”
-?H:Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối thế kỉ XIV?
+Vua quan ăn chơi sa đoạ, ra sức bóc lột
+Nội bộ mâu thuẫn.
+Bất lực trước tấn công của Champa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
-GV dẫn chứng bằng cuộc sống của Trần Dụ Tông và câu nói của Trần Khánh Dư, sự can ngăn, dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần của Chu Văn An nhưng không được đáp ứng.
Giảng:Đối lập với cuộc sống xa hoa, sung sướng của vua quan nhà Trần là cuộc sống khổ cực của nhân dân. Do không chịu nổi cảnh khổ cực và không cam chịu, người nông dân phải cầm cuốc thuổng, gậy gộc nổi dậy đấu tranh.
-?H:Vì sao nông dân, nô tì nổi dậy đấu tranh?
* GV sử dụng lược đồ trong SGK đã phóng to, treo lên bảng và tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì ở nửa cuối thế kỉ XIV.
-?Yêu cầu 1 HS lên bảng, dựa vào lược đồ trình bày vắn tát diễn biến các cuộc khởi nghĩa.
-?H:Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa của nhân dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì?
+Xã hội Đại Việt nửa sau thế kỉ XIV lâm vào khủng hoảng sâu sắc: chính quyền suy yếu, bọn nịnh thần chuyên quyền, vua quan ăn chơi sa đoạ, kinh tế suy thoái, xã hội rối loạn, đời sống nhân dân cực khổ.
+Tinh thần không cam chịu của người nông dân.
-Vua quan ăn chơi sa đoạ.
-Nông dân, nô tì bị áp bức, bóc lột nặng nề " >< sâu sắc với giai cấp thống trị [ họ đã vùng dậy đấu tranh.
*Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
a. Cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ tại Hỉa Dương ( 1344 – 1360)
b. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỳ ở Thanh Hoá ( 1379); Nguyễn Bổ ở Bắc Giang ( 1379)
c. Cuộc khởi nghĩa của pham Sư Ôn ở Quốc Oai – Sơn Tây ( Hà Tây) – Năm 1390
d. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Nhữ Cái ở Sơn Tây ( 1399 – 1400)
4.. Củng cố bài học:
-Nêu những nét chính về tình hình kinh tế – xã hội nước ta nửa sau thế kỉ XIV?
-Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV?
-Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nhân dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì?
5.Hướng dẫn về nhà:
-Học bài cũ theo câu câu hỏi SGK
-Chuẩn bị Phần II :Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly
+Sự thành lập của nhà Hồ: Hoàn cảnh, thời gian.
+Những cải cách của Hồ Quý Ly, tác dụng, hạn chế.
IV. Rút kinh nghiệm:
Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: cho học sinh lập bảng thống kê.
STT
Thời gian
Địa bàn hoạt động
Người lãnh đạo
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_7_bai_16_su_suy_sup_cua_nha_tran_cuoi_the_ki.doc