Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 16: Làm bài tập lịch sử - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: HS khắc sâu về

- Thời Văn Lang- Âu Lạc

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng trình bày 1 vấn đề lịch sử theo bản đồ. Kỹ năng nhận xét,

đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử.

3.Thái độ:

- GD HS biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng, GD

HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống, phải kiên quyết

giữ gìn độc lập

- Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm

4. Định hướng năng lực :

a. Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học.

+ Giao tiếp và hợp tác.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo.

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 16: Làm bài tập lịch sử - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày soạn:12/11/2019 Ngày giảng: 14/11/2019 Tiết 16 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ I MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: HS khắc sâu về - Thời Văn Lang- Âu Lạc 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trình bày 1 vấn đề lịch sử theo bản đồ. Kỹ năng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử. 3.Thái độ: - GD HS biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng, GD HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống, phải kiên quyết giữ gìn độc lập - Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm 4. Định hướng năng lực : a. Năng lực chung: + Tự chủ và tự học. + Giao tiếp và hợp tác. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: - Quan sát - Nhận biết - Giải quyết vấn đề - Trình bày - Nhận xét, đánh giá - So sánh. - Tư duy. - Liên hệ thực tiễn II. CHUẨN BỊ : 1. GV: - Máy chiếu. - Sơ bộ máy nhà nước Văn Lang - Phiếu học tập. 2. HS: HS - Bảng nhóm, bút nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT : 2 * Phương pháp : - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Vấn đáp. - Thuyết trình. - Thảo luận nhóm * Kĩ thuật : - Động não. - Tổ chức các HĐ nhóm 8 - HĐ cá nhân. - Điền phiếu học tập IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Nước Âu Lạc được thành lập vào thời gian nào? Đóng đô ở đâu? 3. Bài mới. * HĐ1: Khởi động: GV phát phiếu học tập: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng- HS hoạt động nhóm bàn GV đưa đáp án- HS đổi kết quả chấm chéo Câu 1: Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là của ai? A. Hồ Chí Minh B. Tôn Đức Thắng C. Phạm Văn Đồng D. Võ Nguyên Giáp Câu 2. Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học? A. Sử học B. Khảo cổ học C. Sinh học D. Văn học Câu 3: Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là A. Đại Việt B. Văn Lang C. Đại Cồ Việt D. Âu Lạc Câu 4: Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hoá của cư dân Văn Lang A. Vũ khí bằng đồng B. Lưỡi cày đồng C. Lưỡi cuốc sắt D. Trống đồng Câu 5: Năm 179 TCN Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, năm đó cách ngày nay (2018) là A. 2197 năm. B. 2009 năm. C. 1831 năm. D. 179 năm. 3 Câu 6: Thục Phán là người chỉ huy quân ta kháng chiến chống quân xâm lược A. Tần. B. Triệu Đà. C. Quân Nam Hán. D. Quân Hán. Câu 7: Thuật luyện kim ra đời dựa trên cơ sở của nghề A. Làm đồ gốm B. Rèn sắt C. Làm đồ đá D. Làm đồ trang sức. Câu 8: Kim loại dùng đầu tiên của người Phùng Nguyên, Hoa Lộc là? A. Đồng B. Thiếc C. Sắt D. Kẽm Câu 9: Văn hoá Đông Sơn là của ai? A. Người Lạc Việt B. Người Âu Lạc C. Người Tây Âu D. Người Nguyên Thuỷ Câu 10: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta? A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp B. Chống giặc ngoại xâm C. Giải thích việc tạo thành núi D. Giải thích việc sinh ra lũ lụt Câu 11: Nhà nước đầu tiên của nước ta là? A. Văn Lang B. Âu Lạc C. Vạn Xuân D. Lạc Việt Câu 12: Thành Cổ Loa do ai xây dựng? A. Hùng Vương B. An Dương Vương C. Triệu Đà D. Triệu Việt Vương * HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. - Chia lớp làm 4 nhóm - GV đọc câu hỏi, học sinh ghi nhanh đáp án ra giấy nháp- HS đổi chéo kết quả. - GV công bố kết quả- Đội nào ghi được nhiều đáp án đúng nhất thì thắng Câu 1: Thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại cho chúng ta những thành tựu gì? A. Chữ Viết B. Làm giấy C. Khắc bản in D. Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước Câu 2: Theo truyền thuyết có tất cả bao nhiêu đời Hùng Vương? 4 A. 18 B. 16 C. 20 D. 19 Câu 3: Kinh đô nước Văn Lang hiện nay thuộc tỉnh nào? A. Phú Thọ B. Thanh Hóa C. Huế D. Hà Nội Câu 4. “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói trên của ai? A. Tướng Cao Lỗ; B. Hùng Vương thứ 18 C. An Dương Vương; D. Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 5. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng: A. Thế kỉ XI TCN; B. Thế kỉ V TCN; C. Thế kỉ VII TCN; D. Thế kỉ III TCN. Câu 6. Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là: A. Phải cảnh giác với quân thù; B. Phải có tướng giỏi; C. Phải có lòng yêu nước; D. Phải có vũ khí tốt. Câu 7: Kinh đô của nước Văn Lang được xây dựng ở: A. Việt Trì (Phú Thọ) B. Phong Khê (Hà Nội) C. Đông Sơn (Thanh Hóa) D. Bạch Hạc (Phú Thọ) Câu 8: Nước ta đầu tiên có tên là gì? A. Âu Lạc B. Văn Lang C. Đại Việt D. Việt Nam Câu 9: Nhà nước đầu tiên được thành lập vào thời gian nào? A. Thế kỉ VII B. Thế kỉ V Trước công nguyên C. Thế kỉ VII Trước công nguyên C. Thế kỉ V Câu 10: Ai đứng đầu nhà nước Văn Lang? A. Hùng Vương B. Thục Phán C. Lạc hầu D. Lạc tướng Câu 11: Kinh đô nước Văn Lang ở đâu? A. Phong Khê (Cổ Loa –Đông Anh –Hà Nội) B. Phong Châu (Bạch Hạc –Phú Thọ) 5 C. Thăng Long (Hà Nội) D. Sài Gòn Câu 12. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở A. Vùng núi cao B. Đồng bằng ven sông, suối, ven biển, gò đồi trung du C. Vùng đồi trung du D. Vùng cao châu thổ Câu 13. Nhà ở chủ yếu của cư dân Văn Lang là A. Nhà đất B. Nhà sàn C. Nhà xây D. Nhà ngói HĐ 3: Luyện tập - Sử dụng kĩ thuật động não: Hãy trình bày những hiểu biết, thắc mắc về kiến thức của bản thân trong tiết học ngày hôm nay - Học sinh trình bày cá nhân. HĐ 4: Vận dụng HS tự vấn đáp nhau nhóm đôi: Vẽ và nhận xét sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang? HS vẽ ra giấy nháp- GV quan sát cả lớp HS đổi chéo kết quả- Nhận xét lẫn nhau. HĐ 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học V. Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Học bài và vẽ lại sơ đồ nhà nước Văn Lang, đời sống tinh thần và vật chất của cư dân Văn Lang. - Chuẩn bị ôn tập chương: + Dấu tích của những người xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta, thời gian, địa điểm? + Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào? + Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc? + Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc?

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_lich_su_6_tiet_16_lam_bai_tap_lich_su_nam_hoc_2019_2.pdf
Giáo án liên quan