Giáo án Kiểm tra học kì I môn ngữ văn lớp 12 thời gian phần trắc nghiệm 15 phút

 I. Phần 1: Anh/ chị hãy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu phần mà mình cho là đúng nhất. (Mỗi câu 0,25 điểm)

Câu 1: Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã thể hiện :

 A. Vẻ đẹp đa dạng, phong phú của thiên nhiên Việt Bắc và vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Bắc bình dị mà cao cả.

 B. Tình cảm, lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ cách mạng với Việt Bắc và sự gắn bó của Việt Bắc với cách mạng.

 C. Hồi tưởng của nhà thơ Tố Hữu về cảnh và con người chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

 D. Không khí sôi sục, đầy khí thế của chiến khu Việt Bắc trong giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến đầy gian khổ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kiểm tra học kì I môn ngữ văn lớp 12 thời gian phần trắc nghiệm 15 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I môn ngữ văn Lớp 12 Thời gian phần trắc nghiệm 15' I. Phần 1: Anh/ chị hãy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu phần mà mình cho là đúng nhất. (Mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1: Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã thể hiện : A. Vẻ đẹp đa dạng, phong phú của thiên nhiên Việt Bắc và vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Bắc bình dị mà cao cả. B. Tình cảm, lòng biết ơn sâu nặng của người cán bộ cách mạng với Việt Bắc và sự gắn bó của Việt Bắc với cách mạng. C. Hồi tưởng của nhà thơ Tố Hữu về cảnh và con người chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. D. Không khí sôi sục, đầy khí thế của chiến khu Việt Bắc trong giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến đầy gian khổ. Câu 2: Nêú bài thơ Đất nước được chia làm hai phần để phân tích, theo anh/ chị phần thứ nhất từ câu mở đầu Sáng mát trong như sáng năm xưa đến câu nào? A: Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. B: Những dòng sông đỏ nặng phù sa C: Những buổi ngày xưa vọng nói về* . D: Lòng dân ta yêu nước thương nhà Câu 3: Trong đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tiếng hát con tàu " Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa" Chế Lan Viên đã sử dụng mấy biện pháp tu từ so sánh ? A : 2 B : 3 C: 4 D : 5* Câu 4. Anh/ chị hiểu thế nào là luận chứng trong một bài văn nghị luận : A. Là cách phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm .* B. Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận. C. Là việc sử dụng kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề. D. Là cách sử dụng và phân tích lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận. Câu 5: Đoạn văn sau đây mắc lỗi gì ? " Nguyễn Du viết nhiều về số phận những người phụ nữ . Từ Hải là người anh hùng tượng trưng cho ước mơ về công lí . Kim Trọng đại diện cho người nho sĩ đức độ. Còn Sở Khanh thì tiêu biểu cho kẻ bạc tình ở một thời đại . A. Lỗi liên quan đến luận chứng * B. Lỗi về cách diễn đạt . C. Lỗi về nêu luận điểm D. Lỗi về nêu luận cứ . Câu 6: Anh/ chị hiểu như thế nào là luận cứ trong một bài văn nghị luận: A. Là ý kiến của người viết về một vấn đề được bàn luận trong bài văn. B. Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề để có sức thuyết phục. C. Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm. * D. Là quan niệm của người viết về vấn đề được bàn luận. Câu 7: Nội dung quan trọng nhất của bài Nhận đường là gì? A: Khẳng định giá trị của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống B: Đề cao vai trò của quan điểm nghệ thuật tiến bộ trong sáng tác . C: Khẳng định văn nghệ sĩ phải phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc.* D. Ngợi ca những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp. Câu 8 : Nhận xét nào không đúng với văn học Việt Nam từ sau năm 1975? A. Phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề, phong phú hơn về bút pháp nghệ thuật . B. Chủ yếu được sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. * C. Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách tiếp cận đời sống, khám phá và thể hiện con người trong mối quan hệ phức tạp. D. Có tính chất hướng nội khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người. Câu 9: Chi tiết nào sau đây Kim Lân dùng để miêu tả ngoại hình thô kệch, xoàng xĩnh của Tràng : A. Cái đầu trọc lóc chúi về phía trước B. Cái lưng to rộng như lưng gấu C. Chiếc áo nâu tàng vắt vsang một bên cánh tay D. Tất cả các hình ảnh trên E. Điểm B,C Câu 10: Nhà văn nào được đánh giá là một trong những người đi tiên phong trong việc đổi mới văn học Việt Nam sau năm 1975 A: Nguyễn Minh Châu*. B: Nguyễn Khải. C: Anh Đức. D:Chu Văn Câu11: Điểm nào sau đây chưa chính xác ? A. Hàm ý hội thoại khiến lời nói mang tính hàm súc B. Hàm ý hội thoại khiến lời nói lịch sự C. Hàm ý hội thoại khiến người nói phải chịu trách nhiệm về hàm ý lời nói* . D. Hàm ý hội thoại khiến lời nói có hiệu qủa mạnh mẽ Câu 12: Điền từ thích hợp vào ô trống : {.}là thao tác nghị luận, trong đó người nghị luận đem các phần( bộ phận), các mặt( phương diện), các nhân tố của vấn đề kết hợp thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét . A: Tổng hợp * B. Phân tích . C: Quy nạp. D: Diễn dịch ----------*------------ II. Phần2( tự luận 7điểm Em hãy phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân để làm sáng rõ nhận định sau đây:" Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, mà hy vọng". Đáp án môn ngữ văn ban KHtn I.Phần trắc nghiệm (1 câu : 0,25đ ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C D A A C C B D A A A II :Phần 2: Tự luận 7đ Các ý chính : I.Yêu cầu về kĩ năng : Biết phân tích một truyện ngắn; biết làm bài văn nghị luận văn học ; kết cấu chặt chẽ; bố cục rõ ràng; diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận. 2. Yêu cầu về kiến thức: Hiểu đúng vấn đề đặt ra ở đề bài. Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm Vợ nhặt, học sinh chọn được những chi tiết tiêu biểu, phân tích để chứng minh ( làm sáng tỏ) ý tưởng mà Kim Lân đã phát biểu. ( Như vậy đề bài không yêu cầu phân tích tác phẩm một cách thuần tuý, mà yêu cầu phân tích để chứng minh một vấn đề, tức là phân tích tác phẩm theo một định hướng nhất định). Học sinh có thể sắp xếp theo nhiều cách khác nhau. Đối với đề này, chỉ yêu cầu học sinh làm rõ được những ý chính sau đây: a- Một mặt Kim Lân đã mô tả cuộc sống " túng đói quay quắt", " khốn khổ", " thảm đạm", luôn bị cái chết ám ảnh của những người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. ( Phần phụ) ( 2 điểm) Truyện diễn ra trong bối cảnh đầy chết chóc và trong nỗi cực kì lo âu của những con người này. b-Mặt khác, nhà văn đã thể hiện tinh thần " vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm để mà vui, mà hy vọng" của những người nông dân nói trên . ( Phần chính) ( 5 điểm) Điều đó thể hiện tập trung qua việc nhiều nhân vật trong truyện( NHân vật Tràng, Bà cụ Tứ, Vợ Tràng): - Vẫn cưu mang nhau, - Vẫn khao khát xây dựng một tổ ấm gia đình, - Vẫn hướng tới một ngày mai tươi sáng

File đính kèm:

  • dockiem tra ky 1 van 12.doc