Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 4

MỤC TIÊU GIÁO DỤC

GIÚP HS:

-Nâng cao nhận thức về vấn đề hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, nhiệm vụ và quyền của học sinh trong việc góp phần phát triển tình hữu nghị đó.

-Biết phân tích và đánh giá các vấn đề hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc.

-Có thái độ phê phán trước những sự kiện, hiện tượng phi hoà bình, thiếu tình thân thiện trong quan hệ giữa các dân tộc.

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

1-Tổ chức diễn đàn thanh niên về chủ đề "Hoà bình và hữu nghị".

2-Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền

Nam, thống nhất đất nước 30-4.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 MỤC TIÊU GIÁO DỤC GIÚP HS: -Nâng cao nhận thức về vấn đề hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, nhiệm vụ và quyền của học sinh trong việc góp phần phát triển tình hữu nghị đó. -Biết phân tích và đánh giá các vấn đề hoà bình hữu nghị giữa các dân tộc. -Có thái độ phê phán trước những sự kiện, hiện tượng phi hoà bình, thiếu tình thân thiện trong quan hệ giữa các dân tộc. HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM 1-Tổ chức diễn đàn thanh niên về chủ đề "Hoà bình và hữu nghị". 2-Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4. NS: 11/4/2010 ND: 17/4/2010 Hoạt động 1: I-YÊU CẦU GIÁO DỤC: Giúp học sinh: -Nâng cao hiểu biết về vấn đề hoà bình, ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như: môi trường, đói nghèo, chiến tranh... -Có kĩ năng phân tích các sự kiện, các tình huống có liên quan đến hoà bình; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó. -Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị của dân tộc mình và các dân tộc khác. II-NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1-Nội dung: -Một số nội dung cơ bản trong Công ước liên hợp quốc về Quyền trẻ em. -Hoà bình và sự cần thiết phải bảo vệ và giữ gìn hoà bình trong bối cảnh hiện nay. Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần giữ gìn hoà bình. -Những biện pháp để thực hiện hoà bình trong một quốc gia và giữa các dân tộc. -Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc thực hiện hoà bình bằng hành động cụ thể, thiết thực. 2-Hình thức hoạt động: -Diễn đàn: trình bày những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân, của nhóm. -Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ. III- CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1-Phương tiện hoạt động: -Bản trình bày ý kiến của cá nhân, của nhóm về chủ đề hoà bình và hữu nghị, Công ước Liên hợp quốc vè Quyền trẻ em. -Một số điều trong 4 nhóm Quyền trẻ em. -Pa-nô, khẩu hiệu, tranh vẽ, tranh ảnh minh hoạ cho chủ đề hoạt động. -Giấy vẽ, bút màu, tiểu phẩm, trò chơi, một số tiết mục văn nghệ... 2-Về tổ chức: - Phân công mỗi cá nhân chuẩn bị ý kiến của mình. -Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ. -Phân công người điều khiển chương trình, trang trí lớp, mời đại biểu. IV- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Người thực hiện Nội dung Chuẩn bị Người điều khiển Học sinh đại diện tổ Người điều khiển Người điều khiển Người điều khiển GVCN Hoạt động 1 Mở đầu -Nêu lí do và giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu đại biểu. Hoạt động 2 Trình bày ý kiến -Trình bày phần ý kiến của tổ mình về: + Vấn đề "Hoà bình và hữu nghị" +Giới thiệu Công ước về Quyền trẻ em +Vấn đề bảo vệ môi trường -Tóm tắt những nét cơ bản của các ý kiến trên. Hoạt động 3 Phát biểu tự do -Gợi ý cho các thành viên trong lớp trình bày ý kiến của mình. -Xen kẽ một vài tiết mục văn nghệ Hoạt động 4 Kết thúc -Nhận xét ý thức tham gia hoạt động của lớp. -Nhắc nhở và nêu yêu cầu của hoạt động sau. Bài hát tập thể Chương trình hoạt động Hệ thống các câu hỏi liên quan đến vấn đề thảo luận Một số tiết mục văn nghệ

File đính kèm:

  • docTHANG 4.doc