I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh biết được:
- Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
- Phân loại hợp chất hữu cơ.
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được chất hữu cơ hay vô cơ theo CTPT.
- Làm và quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận
- Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong một hợp chất
- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần
trăm các nguyên tố.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực khoa học:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Làm thí nghiệm, qua kết quả thí nghiệm rút ra
được thế nào là hợp chất hữu cơ, khái niệm hóa học hữu cơ, phân loại hợp chất hữu cơ
dựa vào thành phần nguyên tố.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: kể được một số hợp chất hữu cơ trong thực
tế, chỉ ra được vai trò của hóa học hữu cơ.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 41: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 18/1/2020 (9A3)
CHƯƠNG IV: HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU
Tiết 41 – Bài 34
KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học sinh biết được:
- Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
- Phân loại hợp chất hữu cơ.
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được chất hữu cơ hay vô cơ theo CTPT.
- Làm và quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận
- Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong một hợp chất
- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần
trăm các nguyên tố.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực khoa học:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Làm thí nghiệm, qua kết quả thí nghiệm rút ra
được thế nào là hợp chất hữu cơ, khái niệm hóa học hữu cơ, phân loại hợp chất hữu cơ
dựa vào thành phần nguyên tố.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: kể được một số hợp chất hữu cơ trong thực
tế, chỉ ra được vai trò của hóa học hữu cơ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Một số đồ dùng chứa các chất hữu cơ khác nhau.
- Dụng cụ: ống nghiệm, đế sứ, cốc thủy tinh, đèn cồn.
- Hóa chất: bông, dd Ca(OH)2
2. Học sinh:
- Đọc trước bài: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
- Làm TN ở nhà: lấy cốc thủy tinh hoặc xoong úp trên ngọn lửa bếp ga
(hứng xa chỉ để hứng được đầu ngọn lửa), sau đó rót 1 ít nước vôi trong vào cốc
(xoong), lắc đều và quan sát hiện tượng xảy ra.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, trực quan, thực hành.
2. Kỹ thuật: chia sẻ nhóm đôi, hoạt động nhóm lớn.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV: kiểm tra việc làm thí nghiệm ở nhà của HS
- HS: báo cáo kết quả làm thí nghiệm ở nhà
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV: Từ KQ TN ở nhà của HS. GV đặt vấn đề vào bài: Tại sao khi ta làm TN như
vậy thì lại thấy nước nôi trong vẩn đục?
= > Bài học hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Nội dung Hoạt động của GV và HS
I. Khái niệm hợp chất hữu cơ
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
- Hợp chất có hầu hết trong lương
thực, thực phẩm, trong đồ dùng
và trong cơ thể sinh vật.
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
- HS quan sát và nêu hiện tượng:
- Nước vôi vẩn đục
- Vì có CO2 tạo thành đã tá dụng
với Ca(OH)2 tạo CaCO3
- Chứa C.
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất
của cacbon (cơ trừ CO, CO2,
H2CO3 ...)
3. Hợp chất hữu cơ được phân
loại như thế nào?
- Nghe và trả lời cá nhân:
- GV: Y/c HS quan sát H 4.1và 1 số mẫu vật
GV mang đến lớp, y/c HS TL cá nhân:
? Hợp chất hữu cơ có ở đâu?
- HS quan sát và TL cá nhân:
- GV: đề cập lại TN của HS đã làm ở nhà.
ĐVĐ: khi ta làm thí nghiệm với 1 số chất
khác thì hiện tượng có như vậy không?
- GV: y/c HS đọc các tiến hành TN Tr 106,
y/c HS mô tả cách làm.
- GV: y/c 2HS làm thí nghiệm biểu diễn:
+ HS1: Đốt cháy bông úp ống nghiệm phía
trên ngọn lửa, khi ống nghiệm mờ đi, xoay
lại, rót nước vôi trong vào rồi lắc đều.
+ HS2: làm tương tự nhưng với cồn.
- HS làm TN theo HD, các HS khác quan sát
– GV:
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được?
? Giải thích tại sao nước vôi lại vẩn đục?
GV: Tương tự khi đốt các chất hữu cơ khác
đều tạo ra CO2.
? Đốt cháy sản phẩm có CO2 điều đó chứng
tỏ thành phần HHHC có nguyên tố nào?
? Thế nào là HHHC?
? Vậy em đã giải thích được KQ thí nghiệm
đã làm ở nhà không?
- HS: giải thích.
- GV: Y/c HS trao đổi cặp bàn phân loại các
HCHC sau thành 2 nhóm và nêu dấu hiệu để
phân loại: C2H4, C2H4O2, C2H5Cl, CH4,
C2H6O, C3H8
- HS: HS trao đổi cặp bàn phân loại các
- Hiđro cacbon: Phân tử có 2
nguyên tố: C và H
- Dẫn xuất hiđrocacbon: Ngoài C,
H, trong phân tử còn có các
nguyên tố khác như N, O, Cl .
HCHC đã cho thành 2 nhóm và nêu dấu hiệu
để phân loại (nhóm 1: chỉ có C và H, nhóm 2
có thêm nguyên tố khác).
- GV: từ kết quả thảo luận của HS, y/c HS rút
ra kết luận về sự phân loại HCHC.
- HS rút ra KL:
Luyện tập:
- GV: Y/c HS làm BT theo cặp bàn, 1 nhóm
làm vào bảng lớn, các nhóm khác làm vào vở
nháp.
Bài tập 1: Cho các chất sau đây: NaHSO4,
C2H4, C6H12O6, CO, CH3OH, CH3COOH,
C3H7OH, CaCO3, CaO, C12H22O11
Trong các hợp chất trên đâu là hợp chất hữu
cơ đâu là hợp chất vô cơ, hiđrocacbon, dẫn
xuất hiđrocacbon.
- HS: làm BT theo cặp bàn
- GV: y/c các nhóm đổi chéo bài. Chữa bài
của nhóm làm trên bảng lớn sau đó cho các
nhóm chấm chéo điểm (mỗi chất đúng 1
điểm)
- GV: lưu ý chỗ sai cho HS và tuyên dương
nhóm có kết quả tốt.
II. Khái niệm về hóa học hữu cơ
- Hóa học hữu cơ là ngành hóa
học chuyên nghiên cứu về các
hợp chất hữu cơ và các chuyển
đổi của chúng.
- Ngành hóa học hữu đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển
kinh tế xã hội.
- Y/c HS đọc phần thông tin trong SGK và trả
lời câu hỏi.
? Hóa học hữu cơ là gì?
? Hóa học hữu cơ có vai trò như thế nào trong
đời sống và xã hội ?
- HS đọc phần thông tin trong SGK, liên hệ
TT, trả lời cá nhân:
Hoạt động 3: Luyện tập
- Đã thực hiện trong mục 3. Hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
- HS làm nhanh BT 1,2 Tr 108.
Hoạt động 4: Vận dụng
- GV: y/c HS làm BT 4 Tr108 theo cá nhân
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- GV làm ở nhà: BT 3, 5 Tr108
Gợi ý bài 3: tính %C trong từng hợp chất sau đó so sánh.
- Đọc mục em có biết Tr 108 để biết ai là người đầu tiên tổng hợp thành
công HCHC.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc trước bài: Cấu tạo phân tử HCHC.
- Xem lại hóa trị của C, O, H, Cl, Na, ...
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_41_khai_niem_ve_hop_chat_huu_co_v.pdf