I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức. HS biết được:
- Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở 3 trạng thái: Rắn, lỏng, khí
- Đơn chất là những chất do 1 nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
2. Phẩm chất.
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự lập, tự chủ.
3. Năng lực.
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt
động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực
sử dụng ngôn ngữ hóa học.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ các mô hình của: đồng kim loại, khí oxi, khí hiđro,
nước và muối ăn
2. Học sinh: Ôn lại tính chất trong bài 2, xem trước nội dung I, II của bài đơn chất
và hợp chất.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan, hoạt động nhóm, trình bày 1 phút
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Viết kí hiệu của các nguyên tố sau và cho biết nguyên tử khối tương ứng:
Liti, Beri, Cacbon, Nitơ, Oxi, Magiê, Natri, Nhôm, Photpho, Lưu huỳnh?
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 7: Đơn chất và hợp chất. Phân tử - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 8C 28/09/2020
8B 29/09/2020
8A 30/09/2020
8D 01/10/2020
Tiết 7 - Bài 6. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT- PHÂN TỬ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức. HS biết được:
- Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở 3 trạng thái: Rắn, lỏng, khí
- Đơn chất là những chất do 1 nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
2. Phẩm chất.
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự lập, tự chủ.
3. Năng lực.
- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt
động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực đặc thù: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. Năng lực
sử dụng ngôn ngữ hóa học.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Chuẩn bị tranh vẽ các mô hình của: đồng kim loại, khí oxi, khí hiđro,
nước và muối ăn
2. Học sinh: Ôn lại tính chất trong bài 2, xem trước nội dung I, II của bài đơn chất
và hợp chất.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan, hoạt động nhóm, trình bày 1 phút
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Viết kí hiệu của các nguyên tố sau và cho biết nguyên tử khối tương ứng:
Liti, Beri, Cacbon, Nitơ, Oxi, Magiê, Natri, Nhôm, Photpho, Lưu huỳnh?
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Khởi động.
Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “cặp đôi thách đấu”
Luật chơi:
- 2 học sinh tham gia
- Lần lượt từng học sinh sẽ nêu câu hỏi, hs còn lại trả lời (sau mỗi câu sẽ đổi lại vị
trí người hỏi và người trả lời) cho đến khi tìm được hs trả lời sai.
- Hs trả lời sai sẽ phải chịu 1 hình phạt do gv đề xuất.
Câu hỏi: Nêu kí hiệu và nguyên tử khối của một số nguyên tố em biết ?
Gv ghi các ý của hs ra góc bảng
Gv tổng kết nhận xét phần thi và vào bài mới
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Đơn chất.
- GV đặt tình huống: Nói lên mối liên hệ
giữa chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học.
? Nguyên tố hoá học có tạo nên chất
không.
- HS đọc thông tin trong Sgk.
- Trả lời câu hỏi.
- GV thông báo: Thường tên của đơn
chất trùng với tên của nguyên tố trừ ..
- GV giải thích: Có một số nguyên tố tạo
ra 2, 3 dạng đơn chất (Ví dụ nguyên tố
Cacbon).
- GV đặt ra tình huống: Than củi và sắt
có tính chất khác nhau không?
? Rút ra sự khác nhau về tính dẫn điện,
dẫn nhiệt ,ánh kim của các đơn chất.
- Học sinh rút ra nhận xét, có bổ sung
- HS quan sát tranh mô hình kimloại Cu
và phi kim khí H2, khí O2.
- GV cho học sinh thử tính dẫn điện và
dẫn nhiệt của các kim loại Fe, Al, Cu.
? Trong thực tế người ta dùng loại chất
nào để làm chất cách điện. (Dùng C
trong pin).
? Có kết luận gì về đơn chất.
? So sánh mô hình sắp xếp kim loại
đồng với oxi, hydro.
? Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng,
oxi.
Khoảng cách nào gần hơn.
- Cho học sinh lấy thông tin trong sách
giáo khoa, quan sát Hình 1.12, hình 1.13
- Phân tính cho học sinh biết đặc điểm
cấu tạo.
- Hãy rút ra đặc điển cấu tạo của đơn
chất kim loại và đơn chất phi kim.
Hoạt động 2: Hợp chất.
- Cho HS đọc thông tin Sgk.
I. Đơn chất.
1. Đơn chất là gì?
- Khí oxi tạo nên từ nguyên tố O.
- Kim loại Natri tạo nên từ nguyên tố
Na.
- K.loại nhôm tạo nên từ nguyên tố
Al.
* Vậy khí oxi, kim loại Na, Al gọi là
đơn chất.
Định nghĩa: Đơn chất do 1 nguyên tố
hoá học cấu tạo nên.
- Đơn chất kim loại: Dẫn điện, dẫn
nhiệt, có ánh kim.
- Đơn chất phi kim: Không dẫn điện,
dẫn nhiệt, không có ánh kim.
*Kết luận: Đ/c Gồm 2 loại đơn chất
+ Kim loại.
+ Phi kim.
2. Đặc điểm cấu tạo:
- Đơn chất KL: Nguyên tử sắp xếp
khít nhau và theo một trật tự xác
định.
- Đơn chất PK: Nguyên tử liên kết với
nhau theo một số nhất định (Thường
là 2).
II. Hợp chất:
1. Hợp chất là gì?
? Các chất: H2O, NaCl, H2SO4...lần lượt
tạo nên từ những NTHH nào.
- HS đọc thông tin Sgk. Trả lời câu hỏi
- GV thông báo: Những chất trên là hợp
chất.
? Theo em những chất ntn là hợp chất.
- GV giải thích và dẫn ví dụ về hợp chất
vô cơ và hợp chất hữu cơ.
- GV cho học sinh quan sát tranh vẽ mô
hình tượng trưng của H2O, NaCl (hình
1.12, 1.13)
- Học sinh quan sát tranh vẽ mô hình
tượng trưng của H2O, NaCl (hình 1.12,
1.13)
- Nhận xét đặc điểm cấu tạo của hợp
chất.
? Hãy quan sát và nhận xét đặc điểm cấu
tạo của hợp chất.
- Cho học sinh rút ra kết luận
- Nước: H2O → Nguyên tố H và
O.
- Muối ăn: NaCl → Nguyên tố Na
và Cl.
- Axit sunfuric: H2SO4→Nguyên tố
H, S và O.
* Định nghĩa: Hợp chất là những chất
tạo nên từ 2 NTHH trở lên.
- Hợp chất gồm:
+ Hợp chất vô cơ:
H2O, NaOH, NaCl, H2SO4....
+ Hợp chất hữu cơ:
CH4 (Mê tan), C12H22O11 (đường),
C2H2 (Axetilen), C2H4 (Etilen)....
2. Đặc điểm cấu tạo:
Trong hợp chất: Nguyên tố liên kết
với nhau theo một tỷ lệ và một thứ tự
nhất định
Hoạt động 3: Luyện tập.
- Cho 2 HS lên làm 3 (SGK) tại lớp
- Cho cả lớp nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung cần
Hoạt động 4: Vận dụng.
Bài 3:
* Các đơn chất là: P, Mg vì tạo bởi 1 NTHH
* Các hợp chất là: khí amoniac, axit clohidric, canxicacbonat, gluczơ vì mỗi chất
trên đều do 2 NTHH tạo nên.
HĐ5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm thêm nguyên tử khối một số nguyên tố hóa học không có trong bảng sgk
trang 42.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU.
- Xem trước nội dung phần II và IV trong bài đơn chất và hợp chất và trả lời các
câu hỏi sau: Phân tử là gì? Cách tính phân tử khối?
Bài tập về nhà: 1, 2 (SGK) và 6.1, 6.2, 6.3, 6.5 (SBT).
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_7_don_chat_va_hop_chat_phan_tu_na.pdf