Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 26, 27, 28 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất, khối lượng

2. Kĩ năng

- Tính được m hoặc n của một chất khi biết các đại lượng có liên quan.

3. Thái độ

- Rèn cho HS tính cẩn thận khi tính toán.

4. Định hướng năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,

năng lực giải quyết vấn đề.

* Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức hóa học

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Một số bài tập

2. Học sinh: Tìm hiểu công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng

chất

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp

- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hoạt động nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Kết hợp trong tiết học

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động

- GV sử dụng câu hỏi:

- Nêu khái niệm khối lượng mol?

Áp dụng: Tính khối lượng của: 1 mol NaCl; 0,3 mol NaCl.

- 1 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở

-> HS nhận xét, sửa sai (nếu có)

- Bài tập áp dụng GV lưu lại dùng cho bài mới.

- GV hướng dẫn HS quan sát kết quả vừa tính được và đặt vấn đề:

-> Vậy muốn tính khối lượng của một chất khi biết lượng chất (số mol) ta phải

làm như thế nào? Vào bài mới

pdf10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 26, 27, 28 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 31/10 (8A1), 5/11 (8A6) CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC Tiết 26 - Bài 18: MOL I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Biết được các định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc: 00C, 1atm). 2. Kĩ năng Củng cố các kỹ năng tính phân tử khối, cách viết CTHH. 3. Thái độ Rèn cho HS tính cẩn thận khi tính toán. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hình 3.1 SGK/62. 2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra 3. Bài mới Hoạt động 1: Mol là gì? (13 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV thuyết trình - GV gọi 1 HS đọc mục ‘em có biết’ để các em có thể hình dung con số 6.1023 to lớn đến nhường nào. + 1 mol nguyên tử nhôm chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm? + 0,5 mol phân tử oxi chứa bao nhiêu phân tử oxi? - GV kết luận, chốt kiến thức. - Tương tự: Yêu cầu HS làm bài tập 1a, c SGK tr65 - Gọi 2 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở - Gọi HS nhận xét và sửa sai (nếu có) I. Mol là gì? - HS ghi bài: Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. (6.1023 : Số avôgađrô. Kí hiệu N) - HS đọc bài. - HS: 6.1023 nguyên tử Al. - HS: 3.1023 phân tử O2. * Bài 1 SGK tr65 a. 1,5 x 6.1023 = 9.1023 hay 1,5N (nguyên tử Al) c. 0,25 x 6.1023 = 1,5.1023 hay 0,25N (phân tử H2) Hoạt động 2: Khối lượng mol là gì? (13 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV đưa ra định nghĩa khối lượng mol II. Khối lượng mol là gì? - HS ghi bài: Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính - GV cho HS làm bài tập 1 Hoàn thành bảng sau: Chất PTK (đv.C) KL mol (g/mol) O2 32 CO2 44 H2O 18 - Em hãy so sánh phân tử khối của một chất với khối lượng mol của chất đó? - GV: Vậy khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó. - GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2a,b SGK tr65 - Gọi 2 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở - Gọi HS nhận xét và sửa sai (nếu có) bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. - HS hoàn thiện bảng. Chất PTK (đvC) KL mol (g/mol) O2 32 32 CO2 44 44 H2O 18 18 - HS: Có giá trị bằng nhau. * Bài tập 2 SGK tr65 a. MCl = 35,5 g/mol M Cl2 = 71 g/mol b. MCu = 64 g/mol MCuO = 64 + 16 = 80 g/mol Hoạt động 3: Thể tích mol là gì? (13 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV lưu ý HS phần này chỉ nói đến chất khí. + Theo em hiểu thì thể tích mol chất khí là gì? - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 3.1 + Qua việc quan sát hình vẽ, em rút ra nhận xét gì? (các chất khí có cùng điều kiện về nhiệt độ và áp xuất) - GV kết luận, chốt kiến thức. - GV thông báo: ở đktc t0 = 250C, p = 1atm thì thể tích của 1 mol khí bất kỳ nào cũng bằng 22,4l -> GV yêu cầu 1 HS lên bảng viết biểu thức (hình 1.3). - GV gọi học sinh nhận xét, GV chốt kiến thức. - GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3a SGK tr65 - Gọi 3 HS lên bảng làm, HS khác làm III. Thể tích mol là gì? - HS nghe giảng - HS: Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất khí đó. - HS quan sát hình vẽ - HS: 1 mol của chất khí bất kỳ nào ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau. - HS: ở đktc, ta có: VH 2 = VO 2 = VCO 2 = 22,4 l. - HS: Thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4l * Bài tập 3 SGK tr65 vào vở - Gọi HS nhận xét và sửa sai (nếu có) V CO2 = 1 x 22,4 = 22,4 (l) V H2 = 2 x 22,4 = 44,8 (l) V O2 = 1,5 x 22,4 = 33,6 (l) IV. CỦNG CỐ (4 phút) - GV hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài. - Nêu định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc: 00C, 1atm) V. HƯỚNG DẪN - DẶN DÒ (1 phút) - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (SGK- tr65) - Chuẩn bị bài 19: Tìm hiểu công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất Ngày giảng: 8A1 (7.11. 2019), 8A6 (9.11.2019) Tiết 27 - Bài 19: CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất, khối lượng 2. Kĩ năng - Tính được m hoặc n của một chất khi biết các đại lượng có liên quan. 3. Thái độ - Rèn cho HS tính cẩn thận khi tính toán. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức hóa học II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Một số bài tập 2. Học sinh: Tìm hiểu công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hoạt động nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong tiết học 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động - GV sử dụng câu hỏi: - Nêu khái niệm khối lượng mol? Áp dụng: Tính khối lượng của: 1 mol NaCl; 0,3 mol NaCl. - 1 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở -> HS nhận xét, sửa sai (nếu có) - Bài tập áp dụng GV lưu lại dùng cho bài mới. - GV hướng dẫn HS quan sát kết quả vừa tính được và đặt vấn đề: -> Vậy muốn tính khối lượng của một chất khi biết lượng chất (số mol) ta phải làm như thế nào? Vào bài mới Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV - HS Nội dung I. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào? - GV sử dụng bài tập ở phần khởi động yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời: Muốn tính khối lượng của một chất khi biết lượng chất (số mol) ta phải làm như thế nào? - HS: quan sát và rút ra cách tính: Muốn tính khối lượng ta lấy số mol nhân với khối lượng mol. - GV: Nếu đặt kí hiệu n là số mol chất, m là khối lượng chất. Các em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng? - HS: cá nhân tự suy nghĩ viết công thức tính 1 HS lên bảng viết, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV sử dụng công thức chuyển đổi trên, hướng dẫn HS cách tính khối lượng mol hoặc số mol. Khối lượng chất : m = n.M ( g ) Số mol chất: n = M m ( mol ) Khối lượng mol: M = n m ( g/mol ) Trong đó + n: Số mol (mol) + m: khối lượngchất (g) + M: khối lượng mol của chất (g/mol) - GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp làm bài tập: Nhóm 1 (bài 1), nhóm 2 (bài 2), nhóm 3 (bài 3) Bài tập 1: Tính khối lượng của: a, 0,5 mol H2SO4 b, 0,75 mol CO2 Cần áp dung công thức nào ? Bài tập 2: Tính số mol của: a, 8g Fe2O3 b, 3,65g HCl Cần áp dung công thức nào ? Bài tập 3: Tìm khối lượng mol ( M ) của 1 chất , biết rằng 0,25 mol của chất đó có khối lượng là 20 g ? Luyện tâp: Bài tập 1 ADCT: m = n . M a, mH 2 SO 4 = 0,5 . 98 = 49 (g) b, mCO 2 = 0,75 . 44 = 33 (g) Bài tập 2 ADCT: n = m M a, nFe 2 O 3 = 8 160 = 0,05 (mol) b, nHCl = 3,65 36,5 = 0,1 (mol) Bài tập 3 Khối lượng mol là: Cần áp dung công thức nào ? - HS đọc kĩ đề bài, cá nhân HS tự suy nghĩ và thực hiện là vào vở nháp (5 phút), sau đó hoạt động theo cặp (3 phút) để thống nhất đáp án. - Đại diện cặp trình bày kết quả, cặp khác nhận xét, bổ sung (HS tương tác trong hoạt động) 20 80( ) 0,25 m M g n = = = Hoạt động 3 : Luyện tập Yêu cầu HS hoạt động cá nhân Câu hỏi: Ghi lại các công thức chuyển đổi vừa học trong bài. Chỉ rõ ý nghĩa các kí hiệu. Hoạt động 4: Vận dụng Yêu cầu HS làm bài tập: - Tính khối lượng mol của hợp chất A biêt: 0,125 mol chất này có khối lượng là 12,25 gam - Hợp chất A có công thức R2O. Biết rằng 0,25mol hợp chất A có khối lượng là 15,5g. Xác định công thức hợp chất A. (HS khá, giỏi) Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Bài tập 19.1; 19.4a SBT tr27 - Tìm hiểu thêm sự chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất qua sách tham khảo và các bài tập nâng cao mở rộng V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài, làm bài tập 1, 3a, 4ac (sgk - 67) - Chuẩn bị bài 19: Tìm hiểu công thức chuyển đổi giữa thể tích và lượng chất (phần II). Ngày giảng: 8A1 (8.11. 2019), 8A6 ( .11.2019) Tiết 28 - Bài 19: CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n) và thể tích (V). 2. Kĩ năng - Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí khi biết các đại lượng có liên quan. 3. Thái độ - Rèn cho HS tính cẩn thận khi tính toán. 4. Định hướng năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức hóa học II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Các bài tập vận dụng 2. Học sinh: Tìm hiểu công thức chuyển đổi giữa thể tích và lượng chất (phần II). III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật hoạt động nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong tiết học 3. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động - GV sử dụng câu hỏi: Thể tích của một mol chất khí (ở đktc) là bao nhiêu? Áp dụng: Tính thể tích của 0,25mol CO2 (ở đktc) - 1 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào vở -> HS nhận xét, sửa sai (nếu có) Đáp án: 2 22,4.0,25 5,6( )COV l= = - Bài tập áp dụng GV lưu lại dùng cho bài mới. - GV hướng dẫn HS quan sát kết quả vừa tính được và đặt vấn đề: -> Vậy muốn tính thể tích của một chất khí (ở đktc) khi biết lượng chất (số mol) ta phải làm như thế nào? Vào bài mới Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung II. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích mol chất khí - GV sử dụng bài tập ở phần khởi động yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời: Muốn tính thể tích của chất khí (ở đktc) ta làm như thế nào? - HS: quan sát và rút ra cách tính: muốn tính thể tích của chất khí (ở đktc) chúng ta lấy lượng chất nhân với thể tích của 1 mol khí (ở đktc) là 22,4 lít. - GV: Nếu đặt kí hiệu n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí (ở đktc). Các em hãy rút ra công thức tính V? - HS: cá nhân tự suy nghĩ viết công thức tính 1 HS lên bảng viết, HS khác nhận xét, bổ sung. - Từ công thức tính V, GV gợi ý để HS rút ra công thức tính n theo thể tích V ở đktc. - GV đưa yêu cầu bài tập (yêu cầu HS áp dụng): a. Tính thể tích khí (ở đktc) của 1,5 mol O2. b. Tính số mol của 4,48 l CO2 (ở đktc). - GV hướng dẫn HS tóm tắt -> Gọi HS lên bảng làm lần lượt từng ý. - Cá nhân HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm, HS khác nhận xét, sửa sai (nếu có) Ví dụ: Thể tích : V = n. 22,4 (l) Số mol: n = 4,22 V Trong đó: n: số mol chất khí (mol). V: thể tích chất khí ở đktc (l). * áp dụng: a. ADCT: V = 22,4 . n VO 2 = 22,4 . 1,5 = 33,6(l) b. ADCT: n = 22,4 V n CO2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol) - GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp làm bài tập: Nhóm 1 (bài 1), nhóm 2 (bài 2), nhóm 3 (bài 3) HS trung bình, yếu: Chia thành 2 nhóm và chỉ làm bài 1,2. Còn bài 3 GV hướng dẫn làm HS khá, giỏi chia làm 3 nhóm và làm bài 1,2,3 Bài tập 1 Tính thể tích khí (ở đktc) của: Luyện tâp: Bài tập 1 ADCT: V = 22,4 . n a, 0,5 mol khí O2 b, 0,15 mol khí Cl2 Cần áp dung công thức nào ? Bài tập 2 Tính số mol của: a, 5,6 (l) khí H2 (ở đktc) a, 3,36 (l) khí N2 (ở đktc) Cần áp dung công thức nào ? Bài tập 3 Tính thể tích khí (ở đktc)của: a, 32 g khí SO2. b, 8 g khí O2. Cần áp dung công thức nào ? - HS đọc kĩ đề bài, cá nhân HS tự suy nghĩ và thực hiện là vào vở nháp (5 phút), sau đó hoạt động theo cặp (3 phút) để thống nhất đáp án. - Đại diện cặp trình bày kết quả, cặp khác nhận xét, bổ sung (HS tương tác trong hoạt động) a, VO 2 = 22,4 . 0,5 = 11,2 (l) b, VCl 2 = 22,4 . 0,15 = 3,36(l) Bài tập 2 ADCT: n = 22,4 V a, nO 2 = 5,6 : 22,4 = 0,25 (mol) b, nN 2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol) Bài tập 3 a. 32 g khí SO2 có thể tích là: 2 32 0,5( ) 64 22,4. 22,4.0,5 11,2( ) SO m n mol M V n l = = = = = = = b. 8 g khí O2 có thể tích là: 2 8 0,25( ) 32 22,4. 22,4.0,25 5,6( ) O m n mol M V n l = = = = = = = Hoạt động 3 : Luyện tập Yêu cầu HS hoạt động cá nhân Câu hỏi: Ghi lại các công thức chuyển đổi vừa học trong bài. Chỉ rõ ý nghĩa các kí hiệu ? Hoạt động 4: Vận dụng Yêu cầu HS làm bài tập: - Tính khối lượng của 11,2 l khí H2 ở đktc. - Hợp chất B ở thể khí có công thức là: RO2. Biết rằng khối lượng của 5,6l khí B (đktc) là 16g. Xác định công thức của B.(HS khá, giỏi) Hoạt động 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Hoàn thành bảng sau : V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài, làm bài tập 3bc, 5, 6 (sgk- 67) - Chuẩn bị bài 19: Tìm hiểu về tỉ khối của chất khí n(mol) m(g V(l) Số PT CO2 0,01 N2 5,6 SO3 1,12 CH4 1,5.1023

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_26_27_28_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf