Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 24 đến 26 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Củng cố về hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học, phương trình hoá

học, định luật bảo toàn khối lượng

2. Kỹ năng :

- Rèn luyện kĩ năng lập công thức hoa học và lập phương trình hoá học,

biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào làm các bài toán ở mưc độ đơn

giản.

3. Thái độ :

- Cẩn thận, làm việc nghiêm túc.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm,

năng lực thuyết trình.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào làm bài tập.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV: Đề một số câu hỏi và bài tập trọng tâm .

2. HS: Ôn lại kiến thức cũ.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT

1. Phương pháp:

- Làm mẫu bắt chước, hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân.

2. Kỹ thuật:

- Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút, trò chơi, khăn

phủ bàn

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 95 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 24 đến 26 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày dạy: 04/11/2019 – 8A12 Tiết 24 - Bài 17: BÀI LUYỆN TẬP 3 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Củng cố về hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học, phương trình hoá học, định luật bảo toàn khối lượng 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng lập công thức hoa học và lập phương trình hoá học, biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào làm các bài toán ở mưc độ đơn giản. 3. Thái độ : - Cẩn thận, làm việc nghiêm túc. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào làm bài tập. II. CHUẨN BỊ : 1. GV: Đề một số câu hỏi và bài tập trọng tâm . 2. HS: Ôn lại kiến thức cũ. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: - Làm mẫu bắt chước, hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân. 2. Kỹ thuật: - Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút, trò chơi, khăn phủ bàn IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Tổ chức cho HS khởi động qua trò chơi: Nhanh như chớp Luật chơi: - GV chọn 2 đội chơi tham gia, mỗi đội 3 HS - Trong vòng 1 phút trình bày đáp án - Ai trả lời đúng sẽ được bốc thăm nhận phần quà ? Câu hỏi: Kể tên các hiện tượng vật lý và hóa học đã học. GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức kỹ năng mới Nội dung 1: Kiến thức cần nhớ I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ: 2 Ví dụ 1: Hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học khác nhau như thế nào? -HS:Hiện tượng vật lí : Không có sự biến đổi về chất - Hiện tượng hoá học : có sự biến đổi chất này thành chất khác. - GV hỏi: 1. Phản ứng hoá học là gì? 2. Diễn biến ( bản chất )của phản ứng hoá học là gì? 3.Phát biểu nội dung của định luật bảo toàn khối lượng ? Viết biểu thức tổng quát của nội dung định luật. 4. Trình bày các bước lập phương trình hoá học? 5. Ý nghĩa của phương trình hoá học? - HS: Thảo luận nhóm trong 5’ và trả lời các câu hỏi của GV. - Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. Ví dụ 2: a. Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? b. Phương trình hóa học là gì? Nêu các bước lập phương trình hóa học. Giải: a. Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. b. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học * Các bước lập phương trình hóa học: + Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm. + Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Tìm hệ số thích hợp đặt trước công thức . + Bước 3: Viết PTHH Nội dung 2: Bài tập II. BÀi TẬP: * Bài tập 1: Viết phương trình hoá học biểu diễn các quá trình biến đổi sau: a. Cho kẽm vào dung dịch HCl thu được ZnCl2 và H2. b. Nhúng dây nhôm vào dung dịch CuCl2 tạo thành Cu và AlCl3. c. Đốt Fe trong oxi thu được Fe3O4. Giải: a. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 b. Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu c. 3Fe + 2O2 ⎯→⎯ ot Fe3O4 Bài tập 3: SGK -Viết công thức của ĐLBTKL. -Tính khối lượng CaCO3 -Tính tỉ lệ CaCO3 trong đá vôi Giải: a- m CaCO3 = mCaO + m CO2 b- Khối lượng CaCO3 đã phản ứng m CaCO3 = 140 + 110 = 250 kg => Tỉ lệ % CaCO3 chứa trong đá vôi : % CaCO3 = 250 : 280 x 100% = 89,3% HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập 3 * Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam photpho đỏ (P) trong không khí, ta thu được 7,1 gam hợp chất điphotpho pentaoxit (P2O5). - Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra? - Tính khối lượng oxi đã phản ứng? Giải: b. Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam photpho đỏ (P) trong không khí, ta thu được 7,1 gam hợp chất điphotpho pentaoxit (P2O5). - Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra? - Tính khối lượng oxi đã phản ứng? Phương trình phản ứng 4P + 5O2 0t⎯⎯→ 2P2O5 - Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: 2 2 5 m m m P O P O + = 2 2 5 m m m PO P O → = − 2 m 7,1 3,1 4(g) O → = − = HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng Bài 1: Cho các sơ đồ phản ứng sau: a. Na + O2 ------> Na2O. b. Al + O2 ------> Al2O3. Hãy lập các phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất, cặp chất trong từng phản ứng. Giải: a. 4Na + O2 → 2Na2O Tỉ lệ: Na: O2: Na2O = 4: 1: 2 Na : O2 = 4 : 1 Na : Na2O = 4 : 2 O2 : Na2O = 1 : 2 b. 4Al + 3O2 → 2Al2O3 . Tỉ lệ: Al : O2 : Al2O3 = 4 : 3: 2 Al : O2 = 4 : 3 Al : Al2O3 = 4 : 2 O2 : Al2O3 = 3 : 2 HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo HS vận dụng giải các bài tập lập PTHH, tính theo định luật bảo toàn khối lượng. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Bài tập 2,3,4,5 SGK/ 60 , 61 . - Ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. ---------------- 4 Ngày dạy: 05/11/2019 – 8A12 Tiết 26 - Bài 18. MOL I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm). - Ý nghĩa của mol, khối lượng mol, thể tích mol 2. Kĩ năng: `- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức. 3. Thái độ: - Rèn cho HS tính cẩn thận khi tính toán. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực giải quyết vấn đề, tính toán, tư duy, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm b. Năng lực đặc thù: - Vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn II. CHUẨN BỊ 1. GV: Hình 3.1 SGK/62. Các bài tập vận dụng. 2. HS: Đọc trước bài ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT: 1. Phương pháp: - Giả quyết vấn đề và hoạt động nhóm 2. Kỹ thuật: - Hỏi đáp, làm việc cá nhân, làm việc với SGK, làm việc nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Tổ chức cho HS khởi động qua trò chơi: Ai nhanh tay Luật chơi: - GV chọn 2 đội chơi tham gia, mỗi đội 3 HS - Trong vòng 1 phút trình bày đáp án - Đội nào viết nhanh và đúng sẽ dành phần thắng . Câu hỏi: Viết ký hiệu và nguyên tử khối của 10 nguyên tố hóa học đã học GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Nội dung 1: : Mol là gì? Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5 - GV thuyết trình vì sao có khái niệm về mol. - GV: Mol là lượng chất chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó. - HS đọc khái niệm và phần em có biết. ? 1mol Fe chứa bao nhiêu nguyên tử Fe. ? 1 mol nguyên tử H có bao nhiêu ntử H. ? 3 mol nguyên tử H có bao nhiêu ntử H. ? 1 mol phân tử H2 có bao nhiêu ph.tử H2 ? 5 mol phân tử H2 có bao nhiêu ph.tử H2 ? 4 mol phtử H2O có bao nhiêu ph.tử H2O - GV dùng bảng phụ (có bài tập). *Bài tập 1: Điền chữ Đ vào đáp án mà em cho là đúng. a. Số nguyên tử Fe có trong 1 mol nguyên tử Fe bằng số nguyên tử Mg có trong 1 phân tử Mg? b. Số nguyên tử O có trong 1 phân tử oxi bằng số nguyên tử Cu có trong 1 mol nguyên tử Cu? c. 0,25 mol phân tử H2O có 1,5. 1023 phân tử nước. - HS làm bài tập vào vở. - 1 em lên bảng làm bài sau đó HS khác bổ sung. I. Mol là gì ? (n) * ĐN: Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử chất đó. - Con số 6.1023 gọi là số Avogadro và được ký hiệu là N). * Ví dụ: - 2 vd sgk. - 1 mol nguyên tử H chứa N= 6.1023 ngtử H. - 3 mol nguyên tử H có chứa 3N= 3.6.1023 H - 1 mol phân tử H2 có N= 6.1023 H2 - 5 mol phân tử H2 có 5N= 5.6.1023 H2 - 4 mol phtử H2O có 4N= 4.6.1023 H2O *Bài tập 1: + Đáp án a đúng. + Đáp án c đúng. Nội dung 2: Khối lượng mol là gì? Hoạt động của GV - GV cho HS đọc thông tin trong SGK về khối lượng mol. - GV dùng bảng phụ yêu cầu HS điền cột 2 cho đầy đủ. - GV đưa giá trị mol ở cột 3. - GV dùng bảng phụ: (có bài tập 2). Hoạt động của HS 2. Khối lượng mol là gì? * Khái niệm: Khối lượng mol của 1 chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. - Ký hiệu là M. *Ví dụ: Chất PTK KL mol O2 32 đvc 32 gam CO2 44 đvc 44 gam H2O 18 đvc 18 gam - HS so sánh phân tử khối và khối 6 *Bài tập 2: Tính khối lượng mol của các chất : H2SO4, Al2O3, SO2, C6H12O6, O2. -Gv thu 10 quyển vở chấm lấy điểm và nhận xét. lượng mol của chất đó. + Khối lượng mol (nguyên tử, phân tử) của 1 chất có cùng số trị với nguyên tử khối hoặc phân tử khối của chất đó. *Làm bài tập vào vở. M(H2SO4)= 98 g M(Al2O3) = 102g. Nội dung 3: Thể tích mol của chất khí là gì? Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV lưu ý : Phần này chỉ nói đến thể tích mol chất khí . - GV dùng tranh vẽ hình 3.1 cho HS quan sát. (Khối lượng mol và thể tích mol). - GV nêu điều kiện nhiệt độ, áp suất (thể tích V), to= 00C , P = 1at. 3. Thể tích mol của chất khí là gì? - HS đọc thông tin SGK. - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó. - HS quan sát nhận xét . - 1 mol của bất kỳ chất khí nào (ở cùng điều kiện ( to , áp suất) đều chiếm những thể tích bằng nhau. Nếu ở to= 00C , P = 1at thì thể tích đó là 22,4 lít. - ĐKTC: V bất kỳ chất khí nào cũng bằng 22,4 lít. litVVVV COONO 4,222222 ==== HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS * GV đưa Bài tập 3: (Bảng phụ). ? Hãy cho biết câu nào đúng, câu nào sai: 1. Ở cùng điều kiện nhiệt độ , V của 0,5 mol khí N2 = V của 0,5 mol khí SO3. 2.Ở đktc thể tích của 0,25 mol khí CO là 5,6 lit. 3. V của 0,5 mol H2 ở nhiệt độ thường là 11,2 lít. 4. V của 1 gam H2 = V của 1 gam kg O2. 4. Luyện tập: - HS làm sau đó lên bảng trả lời. * Câu đúng: 1,2. *Câu 3,4 sai. HOẠT ĐỘNG 4. Vận dụng - GV hướng dẫn HS làm các bài tập 1, 2 SGk/65. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển, ý tưởng sáng tạo 7 - Nhận xét khả năng tiếp thu bài của học sinh. - Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Làm bài tập 3, 4 SGk/ 65. - Chuẩn bị bài: “Chuyển đổi giữa khối lượng, lượng chất và thể tích”. ----------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_24_den_26_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf