I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS được ôn tập về các bài tập:
+ Xác định hóa trị của một số nguyên tố trong công thức hóa học cho trước.
+ Lập công thức hóa học của một số chất từ hóa trị của các nguyên tố đã biết.
2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên
3. Định hướng năng lực:
a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động
nhóm, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng
lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nội dung một số bài tập.
2. Học sinh:
- Ôn các kiến thức: CTHH, ý nghĩa của CTHH, hóa trị, qui tắc hóa trị.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.
5 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 15: Luyên tập 2 (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 27/10/2020
Tiết 15 - Bài 11: BÀI LUYÊN TẬP 2(t2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS được ôn tập về các bài tập:
+ Xác định hóa trị của một số nguyên tố trong công thức hóa học cho trước.
+ Lập công thức hóa học của một số chất từ hóa trị của các nguyên tố đã biết.
2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên
3. Định hướng năng lực:
a/ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động
nhóm, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
b/ Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng
lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nội dung một số bài tập.
2. Học sinh:
- Ôn các kiến thức: CTHH, ý nghĩa của CTHH, hóa trị, qui tắc hóa trị.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Tổ chức cho HS khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn.
Luật chơi:
- GV cho 3-4 HS tham gia.
- Trong vòng 1 phút lần viết các đáp án mà em biết
- Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng.
Câu hỏi: Viết tên các nguyên tố hóa học và hóa trị của chúng?
- GV tổ chức HS thi, nhận xét kết quả thi của HS.
- Dùng kết quả thi để vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV: Đưa bài tập
Bài tập 1: Sắt hoá trị III, xác định CTHH
đúng của sắt oxit trong các hợp chất oxit
sắt sau.
a, FeO
b, Fe2O4
c, Fe3O4
d, Fe2O3
II./ Bài tập(tiếp theo)
Bài tập 1:
+ CTHH đúng của sắt hoá trị III là đáp án
D. Fe2O3
- GV: Yêu cầu HS lên bảng làm.
- HS: Làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 2:
a./ Tính hóa trị của Ca trong hợp chất
CaO, biết O có hóa trị II.
b./ Tính hóa trị của Mg trong hợp chất
MgCl2, biết Cl có hóa trị I
- GV: Yêu cầu HS lên bảng làm.
- HS: Làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 3: Tính hoá trị của mỗi nguyên
tố trong các hợp chất sau, biết S có hoá
trị II, nhóm NO3 hoá trị I, Fe hoá trị III,
nhóm CO3 hoá trị II:
a./ K2S
b./ Ba(NO3)2
- GV: Yêu cầu HS lên bảng làm.
- HS: Làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 4:
a./ Lập công thức hóa học của hợp chất
tạo bởi: P(V) và O(II)
b./ Lập công thức hóa học của hợp chất
tạo bởi: Al(III) và SO4(II)
- GV: Yêu cầu HS lên bảng làm.
- HS: Làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 5:
Biết rằng bốn nguyên tử magie nặng
bằng ba nguyên tử nguyên tố X.
Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của
nguyên tố X.
- GV: Yêu cầu HS lên bảng làm.
- HS: Làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
- GV cho điểm HS làm tốt.
Bài tập 2:
a./ CaO
- Gọi hóa trị của Ca là a
- Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
1 . a = 1 .II => a = II.
- Vậy hợp chất CaO hóa trị Ca là II.
b./ MgCl2
- Gọi hóa trị của Mg là b
- Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:
1 . b = 2 . I => b = II.
- Vậy hợp chất MgCl2 hóa trị Mg là II.
Bài tập 3:
a./ K2S
Gọi hoá trị của K là a.
Theo QTHT ta có: a x 2 = II x 1=> a = I
Vậy hợp chất K2S hóa trị của K là I
b./ Ba(NO3)2
Gọi hoá trị của Ba là b.
Theo QTHT ta có b x 1 = I x 2 => b = II
Vậy trong hợp chất Ba(NO3)2 hóa trị của
Ba là II
Bài tập 4:
a./ PVxOIIy →
x II
y V
= → x = 2, y = 5; Công
thức hóa học là P2O5
b./ AlIIIx(SO4)IIy →
x III
y II
= →x = 2, y = 3;
Công thức hóa học là Al2(SO4)3
Bài tập 5:
- Khối lượng của bốn nguyên tử magie
bằng:
4.24 = 96 đvC
- Nguyên tử khối của nguyên tố X bằng:
96 : 3 = 32 đvC.
Vậy X là S, Lưu huỳnh.
Hoạt động 3: Luyên tập
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
Em hãy khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng.
Câu 1: Chọn câu đúng
A. Hóa trị của C ở CO là IV
B. Quy tắc hóa trị x.a=y.b
C. CTHH có 2 ý nghĩa
D. Tất cả đáp án
Câu 2: Cho công thức sau CH3COONa. Tính %mNa
A. %mNa=29,27%
B. %mNa=3,66%
C. %mNa=28,049%
D. %mNa=39%
Câu 3: Viết 3Cl2 nghĩa là gì
A. 3 phân tử clo
B. 3 nguyên tử clo
C. Clo có hóa trị III
D. Tất cả đáp án
Câu 4: Chọn câu sai
A. Có 3 ý nghĩa của CTHH
B. Công thức của kẽm clorua là ZnCl2
C. Axit sunfuric HSO4
D. KCl là hợp chất vô cơ
Hướng dẫn giải: công thức đúng là H2SO4
Câu 5: Lập công thức hóa học biêt trong đó có 1 nguyên tử O, 3 nguyên tử C, 8 nguyên
tử H
A. C3H8O
B. CHO
C. C3HO
Hoạt động 4: Vận dụng
Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
Bài tập 1: Hãy cho biết các CT sau đúng hay sai ? Hãy sửa lại CT sai:
AlCl4 ; Al(OH)3 ; Al2O3 ;
( )
243
SOAl
- Hướng dẫn: Tra bảng 1, 2 SGK/ 42,43 tìm hóa trị của Al, Cl, nhóm OH, SO4
Bài tập 2: Viết CT của đơn chất và hợp chất có PTK hoặc NTK là:
a/ 64 đ.v.C c/ 160 đ.v.C
b/ 80 đ.v.C d/ 142 đ.v.C
- Gợi ý: CT viết đúng phải thỏa mãn:
+Đúng qui tắc hóa trị.
+PTK giống với yêu cầu của đề.
Bài tập 3: Biết công thức hóa học K2SO4, trong đó K hoa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II.
Hãy chỉ ra công thức hóa học trên là phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.
Hướng dẫn giải
Áp dụng quy tắc hóa trị vào công thức hóa học trên ta có: 2 x I = II x 1 hay 2 = 2 vậy
công thức hóa học trên phù hợp với quy tắc hóa trị.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Ôn tập nội dung chương I.
+ Phát biểu qui tắc hóa trị ? Viết biểu thức tổng quát?
+ Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của các chất sau?
a, Khí metan, biết trong phân tử có 1C và 4H.
CH4
PTK: (1 .2) + (4 . 1) = 16đvc
b, Axit photphoric, biết trong phân tử có 3H, 1P và 4O.
H3PO4
PTK: (1 .3) + (1 . 31) + (4 . 16) = 98đvc
+ Tính hóa trị của S trong hợp chất: SO3, H2S.
+ Lập CTHH của hợp chất tạo bởi: Al(III) và nhóm NO3(I)
- Làm lại các bài tập đã chữa và các bài tập SGK, SBT.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_15_luyen_tap_2_tiet_2_nam_hoc_202.pdf