I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - Biết mối quan hệ giữa thể tích chất khí và lượng chất .
2. Kỹ năng : - Xác định được thể tích của chất khí khi biết lượng chất và ngược lại .
3. Thái độ : Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, tính toán, công nghệ, tin học
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Soạn bài ,nội dung bài tập.
2. HS: - Nghiên cứu trước bài .
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật : đặt câu hỏi, động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC :
Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng, giải thích các đại
lượng ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động (thực hiện T1)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
11 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 (Phát triển năng lực) - Tiết 28 đến 32 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng :
5/11/2019 (8a1)
9/11/2019 (8a2)
TIẾT 28 - BÀI 19 : CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG THỂ TÍCH VÀ
LƯỢNG CHẤT ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : - Biết mối quan hệ giữa thể tích chất khí và lượng chất .
2. Kỹ năng : - Xác định được thể tích của chất khí khi biết lượng chất và ngược lại .
3. Thái độ : Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, tính toán, công nghệ, tin học
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Soạn bài ,nội dung bài tập.
2. HS: - Nghiên cứu trước bài .
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật : đặt câu hỏi, động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC :
Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng, giải thích các đại
lượng ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động (thực hiện T1)
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
II. Chuyển đổi giữa lượng chất và
thể tích chất khí
- YC Học sinh nghiên cứu sgk .
nghiên cứu ví dụ , trả lời câu hỏi .
+ Theo em 1 mol khí H2 ở đktc có thể tích
là bao nhiêu ?
+ 2 mol khí H2 ở đktc có thể tích là bao
nhiêu ?
- Nghiên cứu sgk :
1 mol H2 ở đktc có thể tích VH2 =22,4 lít
. 2mol H2 ở đktc có thể tích
2 *VH2 = 2. 22,4 lít
- Vậy với n mol khí H2 ở đktc có thể tích
là bao nhiêu ?
- Công thức tính thể tích chất khí ở đktc
: V = n . 22,4 (lit)
- Trong đó :
+ n là Lượng chất (mol)
+ V là thể tích chất khí ở đktc (l)
=> n = V / 22,4 (mol ) .
- Vậy ta sẽ lập được công thức tính thể
tích chất khí ở đktc như thế nào ?
- YC hs lên bảng viết công thức tính thể
tích chất khí ?
- Từ công thức trên hãy viết CT tính n
- Lớp nhận xét
- GV sửa, chốt
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập:
* VD1 : Hãy tính
a) Thể tích ở đktc của 0,175 mol CO2 ; 0,5 mol H2
b) Thể tích ở đktc của 3,2g O2
* VD2 : Bài 3 SGK/67
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng
- Làm bài 5 sgk/67 (về nhà)
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Làm bài 18.2, 18.5 SBT /26
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài Tỉ khối của chất khí :
+ Xem lại cách tính M
+ Đọc trước nội dung bài
Ngày giảng :
12 /11/2019 (8a1)
13/11/2019 (8a2)
TIẾT 29 - BÀI 20 : TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ .
I. Mục tiêu .
1. Kiến thức - Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.
2. Kĩ năng
- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức.
- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở đktc khi biết các đại lượng có liên
quan.
- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, tính toán, công nghệ, tin học
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Soạn bài ,nội dung bài tập.
2. HS: - Nghiên cứu trước bài .
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp
2. Kĩ thuật : đặt câu hỏi, động não
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC :
Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng, giải thích các đại
lượng ?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động
Làm thế nào để biết khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia bao nhiêu lần ?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu
hỏi:
- Tính khối lượng mol của các khí: O2, CO2,
N2..
- Khí nào nặng nhất, nhẹ nhất ?
Gv :
Để biết được chất khí A nặng hay nhẹ hơn khí
B ta dựa vào 1 đại lượng là tỷ khối chất khí
- viết công , giải thích các đại lượng .
Yêu cầu hs hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
I./ Bằng cách nào có thể biết được
chất khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?
dA/B:Tỷ khối của khí A với
khí B.
MA: Khối lượng mol khí
A.
MB: Khối lượng mol khí B.
A
A
B
B
M
d
M
=
Ví dụ 1: Khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí các
khí sau bao nhiêu lần:
a./ Khí nitơ.
b./ Khí Lưu huỳnh tri oxít (SO3)
Ví dụ 1:
a./ Ta có d
2
2
N
O =
2
2
N
o
M
M
=
28
32
1,14
Vậy khí oxi nặng hơn khí nitơ 1,14 lần.
b./ Ta có d
3
2
SO
O =
2
2
N
o
M
M
=
80
32
= 0,4
vậy khí oxi nhẹ hơn khí lưu huỳnh tri
oxit 0,4 lần.
Cho biết khối lượng mol trung bình của
không khí là 29 gam vậy có thể so sánh khối
lượng của các khí khác với không khí không?
so sánh như thế nào?
Hs dựa vào phần 1 -> thảo luận nhóm rút ra
công thức
Giáo viên nhận xét chốt lại công thức
Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm bài tập:
- Khí sau nặng hay nhẹ hơn không khí bao
nhiêu lần?
a./ Khí lưu huỳnh đi oxit (SO2)
b./ Khí Cacbonđioxit (CO2)
Có thể dùng các khí trên bơm vào bóng bay
được không?
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác
nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
II./ Bằng cách nào có thể biết được
chất khí A nặng hay nhẹ hơn
không khí
dA/B:Tỷ khối của khí A với không khí
MA: Khối lượng mol khí A.
a./ Từ công thức d
29
2SO =
29
2SO
M
=
29
64
= 2,2
Vậy khí Lưu huỳnh đi oxit nặng hơn
không khí 2,2 lần
b./ Từ công thức d
29
2CO =
29
2CO
M
=
29
44
= 1,5
Vậy khí Cacbonđioxit nặng hơn không
khí 1,5 lần
Không thể dùng các khí trên để bơm
vào bóng bay
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập:
+ Có những chất khí sau : N2 , SO2 .
Những chất khí nào nặng hay nhẹ hơn khí không khí , và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu
lần ?
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng
- Làm bài 2 sgk/69 (về nhà)
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Vì sao khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng, đáy ao hồ?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài Tính theo CTHH :
29
A
A
KK
M
d =
+ Xem lại cách tính M
+ Đọc trước nội dung bài (P1)
Ngày giảng :
16/11/2019 (8a1)
16/11/2019 (8a2)
TIẾT 30 - BÀI 21 : TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu .
1. Kiến thức : Biết được: -Ý nghĩa của CTHH cụ thể theo số mol, theo khối lượng
hoặc theo thể tích ( nếu là chất khí).
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất
khi biết CTHH.
- Các bước lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần % khối lượng của các nguyên
tố tạo nên hợp chất.
2. Kĩ năng
- Dựa vào CTHH:
+ Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và
hợp chất.
+ Tính được % khối lượng của các nguyên tố khi biết CTHH của một số hợp chất và
ngược lại.
- Xác định được CTHH của hợp chất khi biết % khối lượng các nguyên tố tạo nên
hợp chất.
3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao .
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, tính toán, công nghệ, tin học
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Soạn bài ,nội dung bài tập.
2. HS: - Nghiên cứu trước bài .
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập
2. Kĩ thuật : đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC :
1/.Viết công thức tính tỷ khối của khí A với khí B. Làm bài tập 2.a.
2/.Viết công thức tính tỷ khối của khí A với không khí. Làm bài tập 2.b.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động
Trong hợp chất mỗi nguyên tố chiếm 1 tỷ lệ khối lượng nhất định. Từ tỷ lệ này
chúng ta có thể biết khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung
Yêu cầu hs hoạt động nhóm bài tập:
Ví dụ 1: Xác định thành phần phần trăm
khối lượng các nguyên tố trong CTHH của
hợp chất Natri Nitrat (NaNO3)
Giáo viên hướng dẫn hs pp giải
+ Tính khối lượng mol của hợp chất
NaNO3
+ Tính số mol mỗi nguyên tố trong 1 mol
hợp chất.
+ Tính khối lượng mol của từng nguyên tố.
Từ đó tính thành phần phần trăm từng
nguyên tố.
Ví dụ 2: Tính thành phần phần trăm khối
lượng các nguyên tố trong phân tử Kali-
pemanganat (K2MnO4)
- Hs thảo luận nhóm bài tập
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác
nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
I./ Biết CTHH của hợp chất hãy xác
định thành phần % các nguyên tố
trong hợp chất.
+ Khối lượng mol của hợp chất NaNO3
M NaNO
3
= 23 + 14 + 16.3 = 85 (gam)
+ Trong 1 mol NaNO3 có :
1 mol nguyên tử Na, 1 mol nguyên tử N
và 3 mol nguyên tử O.
+ Thành phần phần trăm từng nguyên tố:
% Na =
85
%100.23.1
=27 %
% N =
85
%100.14.1
=16,5 %
%O = 100% -(%N+%Na) =56,5(g)
Ví dụ 2: + Khối lượng mol của hợp chất
K2MnO4
M K
2
MnO
4
= 39.2 + 55 + 16.4 = 197
(gam)
+ Trong 1 mol K2MnO4 có :
- 2 mol nguyên tử Kali
- 1 mol nguyên tử Mangan
- 4 mol nguyên tử Oxi
+ Thành phần phần trăm từng nguyên tố:
%K =
197
%100.39.2
= 39,6 %
%Mn =
197
%100.55.1
= 28%
%O =100 – (%K +%Mn) = 32,4 %
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập:
- Làm bài 1 SGK/ 71
a. MCO = 12+ 16 = 28 (gam) .
Trong một mol CO có : 1 mol C và 1 mol O.
%mC = 12*100/28 = 42,9 % .
%mO = 100% - 42,9% = 57,1%
Tương tự ở CO2 ta cũng tính được :
%mC = 27,3% và %mO = 72,7 %
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng
- Làm bài 3 sgk/71 (về nhà)
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu cách lập CTHH của hợp chất
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài Tính theo CTHH :
+ Xem lại cách tính M
+ Đọc trước nội dung bài (P2)
Ngày giảng :
/11/2019 (8a1)
/11/2019 (8a2)
TIẾT 31 - BÀI 21 : TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức : - Biết cách bước tính % về khối lượng của các nguyên tố trong công
thức hoá học.
2. Kỹ năng : - Giải được bài toán tính % về khối lượng của các nguyên tố trong một
công thức hoá học .
3. Thái độ : - Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, tính toán, công nghệ
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Soạn bài ,nội dung bài tập.
2. HS: - Nghiên cứu trước bài .
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập
2. Kĩ thuật : đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC :
?Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất H2O
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động
Làm thế nào để xác định công thức hoá học khi biết % về khối lượng của câc
nguyên tố trong hợp chất ?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Gv vấn đáp hình thành các bước giải I./ Biết thành phần các nguyên tố, hãy
bài tập
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời
câu hỏi:
- VD : Hợp chất Lưu huỳnh trioxit có
phân tử khối là 80 gam tạo bởi 60%
khối lượng Oxi và 60% khối lượng
Lưu huỳnh. Xác định CTHH của chất
đó ?
- Hợp chất này có mấy nguyên tố?
- Hãy tính khối lượng từng nguyên tố
có trong hợp chất trên?
- Tính số mol nguyên tử từng nguyên
tố đó?
- Từ số tỉ lệ số mol giáo viên hường
dẫn hs viết CTHH của hợp chất.
- Gv nhận xét, chốt đáp án
- Từ thành phần % các nguyên tố có
thể xây dựng được CTHH qua mấy
bước? Đó là những bước nào?
- Hs thảo luận nhóm -> rút ra các bước
giải
- Gv nhận xét tổng kết.
xác định CTHH của hợp chất.
+: + Khối lượng các nguyên tố:
mS =
%100
%40.80
= 32 (g)
mO = 80 – 32 = 48 (g)
+ Số mol nguyên tử từng nguyên tố:
nS=
M
m
=
32
32
=1(mol)
nS =
M
m
=
16
48
=3(mol)
Vậy CTHH của Lưu huỳnh trioxit: SO3)
* Các bước giải:
B1: Tìm khối lượng các nguyên tố trong
1 mol hợp chất
B2: Tìm số mol nguyên tử từng nguyên
tố trong 1 mol hợp chất
B3: từ tỉ lệ số mol => CTHH của hợp
chất
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập:
- Làm bài 4 SGK /71
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng
- Làm bài 5 sgk/71 (về nhà)
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm hiểu cách lập CTHH của hợp chất :
Cách 1: Giả sử công thức của hợp chất là: AxByCz.
Vì khối lượng mỗi nguyên tố trong phân tử tỉ lệ với thành phần % nên ta có:
100%
.
%
.
%
. zyx CBACBA
M
C
zM
B
yM
A
xM
===
zyx ,,
Cách 2: -Đặt công thức: AxByCz
-Ta có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố:
CBA M
C
M
B
M
A
zyx
%
:
%
:
%
:: =
-Chia cho số nhỏ nhất:
x : y : z = tỉ lệ các số nguyên dương.
=a : b.
-Công thức hóa học đơn giản nhất: AaBb
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn lại các bước xác định CTHH khi biết % các nguyên tố
- Chuẩn bị bài Tính theo PTHH :
+ Xem lại cách tính n, m, V
+ Đọc trước nội dung bài 22
Ngày giảng :
/11/2019 (8a1)
/11/2019 (8a2)
TIẾT 32 - BÀI 22 : TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ( Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức : - Biết cách bước tính khối lượng của các chất tham gia và sản phẩm
trong phản ứng hóa học.
2. Kỹ năng : - Giải được bài toán tính khối lượng của các chất tham gia và sản phẩm
trong phản ứng hoá học.
3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung : Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo
b) Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ, khoa học, tính toán, công nghệ
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: - Soạn bài ,nội dung bài tập.
2. HS: - Nghiên cứu trước bài .
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp : vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm, luyện tập
2. Kĩ thuật : đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. ổn định tổ chức
2. KTBC :
1/. Nêu các bước lập CTHH khi biết thành phần % các nguyên tố cấu tạo nên hợp
chất?
2/.Viết các công thức chuyển đổi giữa các đại lượng khối lượng, thể tích khí hoặc
lượng chất?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động
Làm thế nào để tính được khối lượng chất tham gia và sản phẩm theo phương
trình hoá học ?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới:
Hoạt động của Gv và HS Nội dung
- Gv phát vấn đàm thoại hình thành các
bước giải bài tập
- Yêu cầu hs hoạt động cá nhân thực
hiện yêu cầu của bài theo sự hướng dẫn
của Gv
Viết phương trình phản ứng ?
Tính số mol CaCO3 tham gia phản ứng?
Theo PTHH rút ra tỉ lệ số mol CaO theo số
mol CaCO3 ?
- Nêu công thức tính khối lượng ?
- Áp dụng công thức -> tính khối lượng
CaO ?
- Giáo viên nhận xét tổng kết
- Nêu các bước giải toán theo PTHH?
- Hs nghiên cứu ví dụ trả lời.thảo luận
nhóm -> rút ra bước giải
- Gv nhận xét , chốt phương pháp giải
I./ Tính khối lượng chất tham gia và
chất tạo thành.
- Vd: Tính khối lượng Vôi sống (CaO)
sinh ra khi nung 50 gam Canxi Cacbonat
(CaCO3)
+ Phương trình phản ứng:
CaCO3 ⎯→⎯
0t CaO + CO2
1mol : 1 mol : 1mol
+ Số mol CaCO3 tham gia phản ứng:
nCaCO3 =
M
m
=
100
50
=0,5(mol)
+ Theo PTHH
nCaO = nCaCO3 = 0,5 mol
+ Khối lượng Vôi sống sinh ra là:
mCaO = m.M = 0,5 . 56 = 2,8 (gam)
- Các bước giải bt theo PTHH
1./ Lập PTHH
2./ Đổi số liệu ( tính số mol chất cho)
3./ Dựa vào PTHH tính số mol chất
4./ Tính m hay V theo yêu cầu của bài.
HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập:
- Làm bài 1 SGK /75
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng
- Làm bài 3 sgk/75 (về nhà)
HOẠT ĐỘNG 5 : Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm làm thêm các dạng bài tập về PTHH
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Ôn lại các công thức chuyển dổi giữa lượng và chất
- Chuẩn bị bài Tính theo PTHH (tiếp):
+ Xem lại cách tính n, m, V
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_phat_trien_nang_luc_tiet_28_den_32_nam.pdf