Giáo án Hóa học 9 học kỳ II tiết 65,66- Polime

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1) Kiến thức :

- Nắm được định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime

- Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các

loại vật liệu trong thực tế

- Từ CTCT của polime viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức của mắt

 xích (monome) và ngược lại

2) Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng quan sát và tư duy

3) Thái độ

- Bồi dưỡng cho học sinh thế giới khoa học duy vật biện chứng.

II/ CHUẨN BỊ :

Giáo viên :

Dụng cụ: Mẫu túi PE, cao su, vỏ dây điện,

Hình vẽ sơ đồ các dạng mạch của polime trong SGK

Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1-Ổn định lớp :

2- Kiểm tra bài cũ: (7)

(?) Viết công thức phân tử của tinh bột, xenlulozơ và protein?

(?) Nhận xét đặc điểm cấu tạo phân tử của các chất trên so với rượu etilic, axit axetic,

 glucozơ?

3-Tiến trình bài mới : Những chất trong thực tế được liên kết với nhau với nhiều mắt xích để tạo thành 1 đại phân tử lớn được gọi là polime. Vậy polime là gì?

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 học kỳ II tiết 65,66- Polime, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34 Tiết: 65 § 54 – POLIME (tiết 1) Nsoạn : 17/4/2010 Ndạy : 19,23/4/2010 I/MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1) Kiến thức : - Nắm được định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime - Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu trong thực tế - Từ CTCT của polime viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức của mắt xích (monome) và ngược lại 2) Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát và tư duy 3) Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh thế giới khoa học duy vật biện chứng. II/ CHUẨN BỊ : Giáo viên : Dụng cụ: Mẫu túi PE, cao su, vỏ dây điện,… Hình vẽ sơ đồ các dạng mạch của polime trong SGK Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1-Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ: (7’) (?) Viết công thức phân tử của tinh bột, xenlulozơ và protein? (?) Nhận xét đặc điểm cấu tạo phân tử của các chất trên so với rượu etilic, axit axetic, glucozơ? 3-Tiến trình bài mới : Những chất trong thực tế được liên kết với nhau với nhiều mắt xích để tạo thành 1 đại phân tử lớn được gọi là polime. Vậy polime là gì? Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung HĐ của GV HĐ của HS Nội dung Giáo viên dẫn dắt từ mở bài Yêu cầu học sinh đọc SGK (?) Em hãy cho biết khái niệm về polime? (?) Quan sát sơ đồ SGK, cho biết polime được chia thành mấy loại? Đặc điểm của mỗi loại và lấy ví dụ? Học sinh phân tích, đọc SGK Một vài học sinh nêu khái niệm của polime Học sinh quan sát sơ đồ SGK, phân tích, nêu được cách phân loại polime Một vài học sinh trình bày trước lớp. Các học sinh khác nghe, bổ sung nếu cần Tự hoàn thiện kiến thức. I/ Khái niệm polime: 1) Polime là gì? Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết lại với nhau Theo nguồn gốc, polime được chia thành 2 loại: + Polime thiên nhiên +Polime nhân tạo Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và tính chất: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK (?) Nêu cấu tạo của polime? Lưu ý học sinh nhận xét về công thức chung và mắt xích của mỗi polime. Giáo viên giới thiệu sơ đồ hình vẽ mạch polime (?) Nhận xét và rút ra kết luận về các dạng mạch polime? Giáo viên: Tuỳ đặc điểm, các mắt xích có thể liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hay mạch nhánh. Các mạch polime còn liên kết voi nhau tạo thành mạng phức tạp trong không gian ví dụ như các bậc cấu tạo protein, cao su lưu hoá Giáo viên thông báo về tính chất của protein. Lấy ví dụ trong thực tế để phân tích như lốp xe, bình nhựa, các túi bóng, áo mưa,… Học sinh đọc SGK, phân tích thông tin. Nêu được đặc điểm cấu tạo của polime. à Có 2 loại mạch : mạch thẳng và mạch nhánh Học sinh nghe, ghi nhớ thông tin. Học sinh nghe, ghi nhớ thông tin. 2) Polime có cấu tạo như thế nào? Polime thiên nhiên hay nhân tạo đều có cấu tạo chung là từ nhiều mắt xích liên kết với nhau(bảng tr161) Tuỳ đặc điểm, các mắt xích có thể liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hay mạch nhánh. b) Tính chất: Hầu hết các polime không tan trong nước hay các dungmôi thông thường (rượu, ete,…) một số polim e tan trong dầu, xăng polime nhân tạo thường bền với hoá chất 4-Kiểm tra, đánh giá: Hãy chỉ ra mắt xích trong mỗi phân tử sau: PVC (polivinyl clorua), PE (poli etilen) Viết công thức chung của polime tổng hợp từ mỗi chất sau: STIREN 5- Dặn dò: HS yếu: Học bài, làm bài tập 1,2,4 SGK tr165 HS khá: Làm các phần còn lại và các bài tập SBT Rút kinh nghiệm: Tuần: 34 Tiết: 66 § 54 – POLIME (tiết 2) Nsoạn : 19/4/2010 Ndạy : 22,26/4/2010 I/MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1) Kiến thức : - Học sinh nắm được dn, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime - Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứ dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế - Từ CTCT của một số polime viết công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức của monome và ngược lại 2) Kĩ năng :- Rèn kĩ năng quan sát và tư duy 3) Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh thế giới khoa học duy vật biện chứng. II/ CHUẨN BỊ : Giáo viên : Dụng cụ: Mẫu polime, cao su,chất dẻo Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1-Ổn định lớp : 2- Kiểm tra bài cũ: (3’) Gọi 1 học sinh chữa bài tập số 4 SGK 3-Tiến trình bài mới : Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng của polime HĐ của GV HĐ của HS Nội dung Giáo viên thông báo các dạng polime phổ biến được dùng trong cuộc sống. Yêu cầu học sinh đọc SGK (?) Chất dẻo là gì? Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, nội dung sau: + Tính dẻo là gì? + Thành phần của chất dẻo? + Ưu và nhược điểm của chất dẻo? Giáo viên nhận xét. Hướng dẫn học sinh so sánh thêm đồ vật kim loại và chất dẻo từ đó rút ra ưu nhược điểm của chất dẻo Học sinh đọc SGK, nêu khái niệm chất dẻo Học sinh làm việc nhóm theo nội dung của giáo viên Học sinh kết hợp kiến thức thực tế, lấy ví dụ chứng minh các tính chất của chất dẻo Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung 1) Chất dẻo là gì? Chất dẻo là một loại vật liệu có tính dẻo được chế tạo từ polime. Thành phần chất dẻo: polime Ngoài ra có thêm chất dẻo hoá, chất độn, phụ gia Ưu điểm : nhẹ, bền, cách điễn, cách nhiệt, dễ gia công Hạn chế: chịu nhiệt không cao bằng kim loại. Hoạt động 2:Tìm hiểu tơ và cao su HĐ của GV HĐ của HS Nội dung Yêu cầu học sinh đọc SGK (?) Tơ là gì? Giáo viên cho học sinh xem sơ đồ phân loại tơ trong SGK. (?) Nêu những vật dụng được sản xuất bằng tơ mà em biết? Việt Nam có những địa phương sản xuất tơ nổi tiếng mà em biết? Giáo viên nhận xét, bổ sung Lưu ý học sinh : khi sử dụng các vật dụng bằng tơ không giặt bằng nước nóng, tránh phơi nắng, ủi ở nhiệt độ cao (?) Hãy cho biết như thế nào là cao su? (?) Những lại vật dụng nào em biết làm bằng cao su? Giáo viên thông báo về sự phân loại cao su Cung cấp cho học sinh một số tư liệu về nơi trồng cao su, tính phổ biến của cao su Học sinh đọc SGK Một vài học sinh trả lời câu hỏi Học sinh quan sát sơ đồ, nắm sự phân chia tơ Học sinh trao đổi, trả lời câu hỏi Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung 1 vài học sinh đọc SGK trả lời Học sinh dựa vào kiến thức thực tế trả lời câu hỏi Học sinh nghe, ghi nhớ thông tin 2) Tơ là gì? - Tơ là polime tự nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài - Tơ được phân loại: Tơ gồm tơ tự nhiên và tơ hoá học (tơ nhân tạo và tơ tổng hợp) 3) Cao su là gì? Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi Cao su gồm cao su tự nhiên và cao su nhân tạo Cao su có nhiều ưu điểm : đàn hồi cao, không thấm nước, thấm khí, chịu mài mòn, cách điệm. Do đó cao su có nhiều ứng dụng trong thực tế 4-Kiểm tra, đánh giá: (?) So sánh chất dẻo, tơ và cao su về thành phần, ưu điểm.? 5- Dặn dò:HS yếu: Làm các bài tập: 1,2,3,4 SGK chuẩn bị bài thực hành Oân lại kiến thức các bài thực hành đã làm trong học kì 2 để kiểm tra HS khá: Làm thêm bài tập 5 SGK và các bài tập SBT Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc65,66.doc