I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1) Kiến thức : - Biết được protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống
- Biết được protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo phân tử phức tạp do
nhiều amino axit tạo nên
- Hiểu được hai tính chất quan trọng của protein là: phản ứng thuỷ phân và sự đông tụ
2) Kĩ năng :- Rèn kĩ năng quan sát và tư duy
3) Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh thế giới khoa học duy vật biện chứng.
II/ CHUẨN BỊ :Giáo viên : Mẫu vật có chứa protein Đèn cồn, kẹp gỗ, panh, diêm, ống nghiệm, ống hút.
Hoá chất : lòng trắng trứng, dung dịch rượu etilic,
Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1-Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ: (10)(?) Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột, xenlulozơ và tính chất hoá học của chúng?
Gọi 2 học sinh chữa bài tập 1, 2 SGK tr158
3-Tiến trình bài mới :
Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên (3)
2 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 học kỳ II tiết 64- PROTEIN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 33
Tiết : 64
§ 53- PROTEIN
NS :10/4/2010
ND:15,17/4/2010
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1) Kiến thức : - Biết được protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thể sống
- Biết được protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo phân tử phức tạp do
nhiều amino axit tạo nên
- Hiểu được hai tính chất quan trọng của protein là: phản ứng thuỷ phân và sự đông tụ
2) Kĩ năng :- Rèn kĩ năng quan sát và tư duy
3) Thái độ - Bồi dưỡng cho học sinh thế giới khoa học duy vật biện chứng.
II/ CHUẨN BỊ :Giáo viên : Mẫu vật có chứa protein Đèn cồn, kẹp gỗ, panh, diêm, ống nghiệm, ống hút.
Hoá chất : lòng trắng trứng, dung dịch rượu etilic,
Học sinh : Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1-Ổn định lớp :
2- Kiểm tra bài cũ: (10’)(?) Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột, xenlulozơ và tính chất hoá học của chúng?
Gọi 2 học sinh chữa bài tập 1, 2 SGK tr158
3-Tiến trình bài mới :
Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên (3’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu vật và tranh hình 5.14 SGK.
(?) Mô tả trạng thái tự nhiên của protein?
Hsq s mẫu và tranh hình
Thảo luận nhanh trong nhóm, nêu trạng thái tự nhiên của protein.
I/ Trạng thái tự nhiên:
Protein có trong cơ thể người và động vật, thực vật như : tóc, móng tay, sữa, rễ,…
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần và cấu tạo phân tử(5’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và nêu thành phần của protein?
Giáo viên giới thiệu cấu tạo phân tử protein: protein có phân tử khối rất lớn và cấu tạo phức tạp.
Diễn giảng: thí nghiệm cho thấy: protein được tạo từ các mắt xích nhỏ là các amino axit và protein cũng là một polime.
Giáo viên giới thiệu một mắt xích đơn giản là amino axetic:
H2N-CH2-COOH
à chủ yếu là cacbon, hodro, oxi, nitơ, một lượng nhỏ lưu huỳnh, phospho.
Học sinh nghe, ghi bài
Học sinh nghe, ghi nhớ thông tin.
II/ Thành phần và cấu tạo phân tử:
1) Thành phần nguyên tố:
chủ yếu là cacbon, hodro, oxi, nitơ, một lượng nhỏ lưu huỳnh, phospho
2) Cấu tạo phân tử:
protein có phân tử khối rất lớn và cấu tạo phức tạp.
Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một “mắt xích” trong phân tử protein.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hoá học của protein(15’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
Giáo viên: khi đun nóng protein trong môi trường axit hay kiềm sẽ thủy phân tạo thành các đơn phân là amino axit
Yêu cầu học sinh viết phương trình bằng chữ
Trong cơ thể động thực vật thì phản ứng xảy ra nhờ các enzim (tripsin)
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
+ đốt một ít tóc hay sừng, gọi học sinh nhận xét hiện tượng? Kết luận?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
+ Cho ít lòng trắng trứng vào hai ống nghiệm
+ Ống 1: thêm một ít nước, lắc nhẹ rồi đun
+ Ống 2: cho thêm một ít rượu và lắc đều
Yêu cầu các nhóm nêu hiện tượng? Nhận xét?
Giáo viên: Một số protein tan được trong nước, tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hay cho thêm hoá chất vào các dung dịch này thường xảy ra hiện tượng kết tủa gọi là sự đông tụ.
(?) Giải thích hiện tượng gạch cua trong nấu ăn?
Học sinh nghe, phân tích thông tin.
Học sinh viết phương trình hoá học bằng chữ
à Khi đốt, protein phân huỷ tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm dưới hướng dẫn của giáo viên.
à Khi đun nóng hay cho thêm rượu, protein bị kết tủa
Học sinh nghe, ghi nhớ thông tin bổ sung
à Là sự đông tụ protein do nhiệt, gạch cua là một loại protein.
III/ Tính chất:
1) Phản ứng thuỷ phân:
Protein + nước amino axit
2) Sự phân huỷ bởi nhiệt:
Khi đu nnóng mạnh và không có nước, protein phân huỷ thành những chất bay hơi và có mùi khét
3) Sự đông tụ:
Một số protein tan được trong nước, tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hay cho thêm hoá chất vào các dung dịch này thường xảy ra hiện tượng kết tủa gọi là sự đông tụ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của protein(3’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
(?) Trong thực tế, em hãy cho biết ứng dụng của protein?
Học sinh đọc SGK, kết hợp kiến thức thực tế, nêu ứng dụng của protein.
IV/ Ứng dụng:
Làm thức ăn.
Dệt (tơ tằm)Công nghệ thuộc da
Làm đồ mĩ nghệ (sừng, ngà),…
4-Kiểm tra, đánh giá: 8’
(?) Em hãy nêu hiện tượng xảy ra khi vắt chanh vào sữa bò hay sữa đậu nành? Em có
thể giải thích?
5- Dặn dò:1’
HS yếu: Làm các bài tập về nhà SGK tr160
Xem lại cấu tạo của xenlulozơ , tinh bột và protein.
Chuẩn bị bài polime.
HS khá: Làm thêm: Trong phân tử amino axetic có nhóm –COOH, nó có thể hiện
tính axit hay không? Nếu có hãy viết PTHH của amino axit với các chất sau :
Na2CO3, K, C2H5OH?
1) H2N-CH2-COOH + Na2CO3 à H2N-CH2-COONa + H2O + CO2
2) 2H2N-CH2-COOH + 2K à 2H2N-CH2-COOK + H2
3) H2N-CH2-COOH + C2H5OH H2N-CH2-COO-C2H5 + H2O
Làm các bài tập SBT
File đính kèm:
- 64.doc