Giáo án Hóa học 12 - Chương 3: Amin, aminoaxit và protein Bài 9: Amin

. Mục tiêu:

1. Nêu lên được

- Khái niệm, cách phân loại, cách gọi tên amin (theo danh pháp thay thế và gốc chức).

- Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, độ tan) của amin.

- Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế brom trong nước.

2. Nhận dạng các hợp chất amin.

3. Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin và viết được PTHH minh họa. Phân biệt được anilin và phenol bằng phương pháp hóa học.

4. Xác định được công thức phân tử của main theo số liệu thực nghiệm đã cho.

II. Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, ống nhỏ giọt, kẹp thí nghiệm.

- Hoá chất : metylamin, quỳ tím, anilin, nước brom.

- Hình vẽ tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

 3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 31/10/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Chương 3: Amin, aminoaxit và protein Bài 9: Amin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Tiết 2, 3 Tiết PPCT: 20, 21 CHƯƠNG 3: AMIN, AMINOAXIT VÀ PROTEIN Bài 9: AMIN I. Mục tiêu: 1. Nêu lên được - Khái niệm, cách phân loại, cách gọi tên amin (theo danh pháp thay thế và gốc chức). - Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi, độ tan) của amin. - Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế brom trong nước. 2. Nhận dạng các hợp chất amin. 3. Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin và viết được PTHH minh họa. Phân biệt được anilin và phenol bằng phương pháp hóa học. 4. Xác định được công thức phân tử của main theo số liệu thực nghiệm đã cho. II. Chuẩn bị: - Dụng cụ: Ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, ống nhỏ giọt, kẹp thí nghiệm. - Hoá chất : metylamin, quỳ tím, anilin, nước brom. - Hình vẽ tranh ảnh liên quan đến bài học. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1 v GV lấy thí dụ về CTCT của amoniac và một số amin như bên và yêu cầu HS so sánh CTCT của amoniac với amin. v HS nghiên cứu SGK và nêu định nghĩa amin trên cơ sở so sánh cấu tạo của NH3 và amin. v GV giới thiệu cách tính bậc của amin và yêu cầu HS xác định bậc của các amin trên. v HS nghiên cứu SGK để biết được các loại đồng phân của amin. v GV lấy một số thí dụ bên và yêu cầu HS xác định loại đồng phân của amin. v HS nghiên cứu SGK để biết được cách phân loại amin thông dụng nhất. v HS nghiên cứu SGK để biết cách gọi tên amin. v HS vận dụng gọi tên các amin bên. I. Khái niệm, phân loại và danh pháp 1. Khái niệm, phân loại a. Khái niệm: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được hợp chất amin. Ví dụ * Bậc của amin: Bằng số nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon. * Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí nhóm chức và về bậc của amin. Thí dụ: b. Phân loại * Theo gốc hiđrocacbon: Amin béo như CH3NH2, C2H5NH2,, amin thơm như C6H5NH2, CH3C6H4NH2, * Theo bậc của amin: Amin bậc I, amin bậc II, amin bậc 2. Danh pháp: Gọi tên theo tên gốc chức (tên gốc hiđrocacbon + amin) và tên thay thế. Ví dụ: SGK Hoạt động 2 v HS nghiên cứu SGK vàcho biết tính chất vật lí của amin. v GV lưu ý HS là các amin đều rất độc, thí dụ nicotin có trong thành phần của thuốc lá. Qua đó giáo dục cho HS tác hại của việc hút thuốc lá, ảnh hưởng của khói thuốc đến môi trường sống II. Tính chất vật lí - Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin là những chất khí, mùi khai, khó chịu, tan nhiều trong nước. Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. - Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước và nặng hơn nước. - Các amin đều rất độc. Hoạt động 3 v GV ? Phân tử amin và amoniac có điểm gì giống nhau về mặt cấu tạo ? v HS nghiên cứu SGK và cho biết đặc điểm cấu tạo của phân tử amin. III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học 1. Cấu tạo phân tử - Tuỳ thuộc vào số liên kết và nguyên tử N tạo ra với nguyên tử cacbon mà ta có amin bậc I, bậc II, bậc III. - Phân tử amin có nguyên tử nitơ tương tự trong phân tử NH3 nên các amin có tinh bazơ. Ngoài ra amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon Hoạt động 4 v GV biểu diễn 2 thí nghiệm sau để HS quan sát: - Thí nghiệm 1: Cho mẫu giấy quỳ đã thấm nước lên miệng lọ đựng CH3NH2. - Đưa đầu đũa thuỷ tinh đã nhúng dung dịch HCl đặc lên miệng lọ đựng CH3NH2. v HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích. v HS nghiên cứu SGK so sánh tính bazơ của CH3NH2, NH3, C6H5NH2. Giải thích nguyên nhân. 2. Tính chất hoá học a. Tính bazơ * Tác dụng với axit C6H5NH2 + HCl → [C6H5NH3]+Cl− anilin phenylamoni clorua Nhận xét: - Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin,có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein, có tính bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl. - Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím, cũng không làm hồng phenolphtalein vì tính bazơ của nó rất yếu và yếu hơn amoniac. Đó là ảnh hưởng của gốc phenyl (tương tự phenol). Tính bazơ: CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2 Hoạt động 5 v GV biểu diễn thí nghiệm khi nhỏ vài giọt dung dịch Br2 bão hoà vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin. v HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích nguyên nhân, viết PTHH của phản ứng. b. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin ð Nhận biết anilin 4. Củng cố Câu 1: Có 3 hoá chất sau đây: Etylamin, phenylamin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ được sắp xếp theo dãy A. amoniac < etylamin < phenylamin B. etylamin < amoniac < phenylamin C. phenylamin < amoniac < etylaminP D. phenylamin < etylamin < amoniac Câu 2: Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau? A. Nhận biết bằng mùi. B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3 D. Đưa đũa thuỷ tinh đã nhúng ddHCl đặc lên phía trên miệng lọ đựng dd CH3NH2 đặc. 5. Dặn dò - Bài tập về nhà: 1,2,3,5,6 trang 44 (SGK). - Tiết 22 : Sửa bài kiểm tra 45 phút lần 1 HKI.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_12_chuong_3_amin_aminoaxit_va_protein_bai_9.doc