Giáo án hóa học 12 - Bài 16: Thực hành : Tính chất của protein và vật liệu polime, TN phân biệt tơ tằm với tơ tổng hợp

I. Mục tiêu:

1. HV biết được mục đích, cách tiến hành, quan sát và giải thích một số thí nghiệm cụ thể:

- Sự đông tụ của protein khi đun nóng.

- Phản ứng màu của protein (phản ứng màu biure). Hoặc phản ứng giữa protein và HNO3.

- Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng, phản ứng với kiềm, axit.

- Phân biệt tơ tằm và tơ tổng hợp.

2. HV biết:

- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành an toàn, thành công một số thí nghiệm.

- Đun nóng, lắc nhe, hơ nhẹ các vật liệu trên ngọn lửa,.

- Quan sát, mô tả hiện tượng, vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng và viết các PTHH.

- Viết tường trình thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ, kẹp sắt (hoặc panh sắt), giá để ống nghiệm, nút cao su có lắp ống thủy tinh vuốt nhọn.

 2. Hoá chất: Dung dịch protein (lòng trắng trứng) khoảng 10%, dung dịch NaOH 30%, CuSO4 2%, AgNO3 1%, HNO3 20%, NH3, mẫu nhỏ PVC, PE, sợi len, sợi xenlulozơ (hoặc sợi bông). Dụng cụ, hoá chất đủ cho HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm hoặc cá nhân.

III. Tiến trình dạy học:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ

 3. Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 31/10/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hóa học 12 - Bài 16: Thực hành : Tính chất của protein và vật liệu polime, TN phân biệt tơ tằm với tơ tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tiết: 2 Tiết PPCT: 35 Bài 16: THỰC HÀNH : TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN VÀ VẬT LIỆU POLIME, TN PHÂN BIỆT TƠ TẰM VỚI TƠ TỔNG HỢP I. Mục tiêu: 1. HV biết được mục đích, cách tiến hành, quan sát và giải thích một số thí nghiệm cụ thể: - Sự đông tụ của protein khi đun nóng. - Phản ứng màu của protein (phản ứng màu biure). Hoặc phản ứng giữa protein và HNO3. - Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng, phản ứng với kiềm, axit. - Phân biệt tơ tằm và tơ tổng hợp. 2. HV biết: - Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành an toàn, thành công một số thí nghiệm. - Đun nóng, lắc nhe, hơ nhẹ các vật liệu trên ngọn lửa,... - Quan sát, mô tả hiện tượng, vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng và viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: 1. Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ, kẹp sắt (hoặc panh sắt), giá để ống nghiệm, nút cao su có lắp ống thủy tinh vuốt nhọn. 2. Hoá chất: Dung dịch protein (lòng trắng trứng) khoảng 10%, dung dịch NaOH 30%, CuSO4 2%, AgNO3 1%, HNO3 20%, NH3, mẫu nhỏ PVC, PE, sợi len, sợi xenlulozơ (hoặc sợi bông). Dụng cụ, hoá chất đủ cho HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm hoặc cá nhân. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1. Công việc đầu buổi thực hành. v GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu, nhấn mạnh những lưu ý trong buổi thực hành, nhấn mạnh yêu cầu an toàn trong khi làm thí nghiệm với dd axit, dd xút. - Ôn tập một số kiến thức cơ bản về protein và polime. - Hướng dẫn một số thao tác như dùng kẹp sắt (hoặc panh sắt) kẹp các mẫu PE, PVC, sợi tơ gần ngọn lửa đèn cồn, quan sát hiện tượng. Sau đó mới đốt các vật liệu trên để quan sát. v HS: Theo dõi, lắng nghe. Hoạt động 2 v HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK. v GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm, quan sát sự đông tụ của protein khi đun nóng. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ của protein khi đun nóng Hoạt động 3 v HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK. v GV: Hướng dẫn HS giải thích. Cu(OH)2 tạo thành theo phản ứng: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 Có phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit −CO−NH− tạo sản phẩm màu tím. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure Hoạt động 4 v HS: Tiến hành thí nghiệm với từng vật liệu polime. - Hơ nóng gần ngọn lửa đèn cồn: PE, PVC, sợi xenlulozơ. - Đốt các vật liệu trên ngọn lửa. Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích. v GV: Theo dõi, hướng dẫn HS quan sát để phân biệt hiện tượng khi hơ nóng các vật liệu gần ngọn lửa đèn cồn và khi đốt cháy các vật liệu đó. Từ đó có nhận xét chính xác về các hiện tượng xảy ra. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng. Phân biệt tơ tằm và tơ tổng hợp. Hoạt động 5 v HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK. v GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm Thí nghiệm 4: Phản ứng của một vài vật liệu polime với kiềm Hoạt động 6: Công việc sau buổi thực hành. v GV: Nhận xét, đánh giá về tiết thực hành. v HS: Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN. Giáo dục HS ý thức sử lí chất thải sau thí nghiệm Viết tường trình theo mẫu sau. 4. Củng cố 5. Dặn dò: - Viết bản tường trình thí nghiệm 1, 2, 3, 4 theo mẫu - Ôn tập chương 4.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_12_bai_16_thuc_hanh_tinh_chat_cua_protein_va.doc