Giáo án Hóa học 12 - Bài 10: AMINO AXIT

I. Mục tiêu

1. Nêu lên được: định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit.

2. Trình bày được: tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính, phản ứng este hóa, trùng ngưng của và - amino axit).

3. Dựa vào đặc điểm cấu tạo để dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận.

4. Viết được:

- Công thức cấu tạo của một số amino axit cụ thể.

- Các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của amino axit.

5. Phân biệt được dung dịch amino axit cụ thể với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hóa học.

II. Chuẩn bị:

- GV: bảng 3.2, giáo án.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự giảm dần tính bazơ: (C6H5)2NH, CH3NH2, NH3, C6H5NH2, (C6H5)N.

3. Dạy bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: lienvu99 | Ngày: 31/10/2022 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 12 - Bài 10: AMINO AXIT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Tiết 2 Tiết PPCT: 23 Bài 10: AMINO AXIT I. Mục tiêu 1. Nêu lên được: định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit. 2. Trình bày được: tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính, phản ứng este hóa, trùng ngưng của và - amino axit). 3. Dựa vào đặc điểm cấu tạo để dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận. 4. Viết được: - Công thức cấu tạo của một số amino axit cụ thể. - Các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của amino axit. 5. Phân biệt được dung dịch amino axit cụ thể với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hóa học. II. Chuẩn bị: - GV: bảng 3.2, giáo án. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự giảm dần tính bazơ: (C6H5)2NH, CH3NH2, NH3, C6H5NH2, (C6H5)N. 3. Dạy bài mới Hoạt động của GV – HV Nội dung Hoạt động 1: - GV: Viết CTCT của một số amino axit, hướng dẫn HV phân tích và y/c HV nêu khái niệm. - HV: nêu khái niệm amino axit. - GV: Hướng dẫn HV gọi tên các amino axit - HV: chú ý GV hướng dẫn - GV: ví dụ gọi tên của: CH3-CH(NH2)-COOH - HV: gọi tên của amino axit trên. - GV bổ sung: tên riêng được dùng rất phổ biến. I. Khái niệm - Amino axi là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH). - Danh pháp * Tên thay thế = axit + vị trí nhóm NH2 + amino + tên axit cacboxylic tương ứng. * Tên bán hệ thống = axit + vị trí nhóm NH2 + amino + tên thông thường của axit cacboxylic. Hoạt động 2: - GV: viết CTCT của axit 2 – aminoetanoic, từ đó y/c HV nhận xét đặc điểm cấu tạo. - HV: nêu dặc điểm cấu tạo - GV: khắc sâu đặc điểm cấu tạo (1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) các nhóm này mang tính chất khác nhau, chúng có thể tác dụng với nhau từ đó y/c HV viết dưới dạng ion lưỡng cực. - HV: viết dưới dạng ion lưỡng cực. - GV: thông báo cho HV một số tính chất vật lí đặc trưng của amino axit. II. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học 1. Cấu tạo phân tử Dạng phân tử dạng ion lưỡng cực Hoạt động 3: - GV: Từ đặc điểm cấu tạo của các amino axit y/c HV dự đoán tính chất hóa học của amino axit. - HV: dự đoán các amino axit có tính chất lưỡng tính. - GV: y/c HV viết PTHH chứng minh (glyxin tác dụng dung dịch HCl và dung dịch NaOH). - GV thông báo: amino axit khi: * x > y: quỳ tím hóa xanh * x < y: quỳ tím hóa đỏ * x = y: quỳ tím không đổi màu Cho ví dụ: * x = 2 > y = 1 quỳ tím hóa xanh * x = 1 < y = 2 quỳ tím hóa đỏ * x = 1 = y = 1: quỳ tím không đổi màu. - GV: y/c HV viết phương trình hóa học của phản ứng este hóa giữa glixin với etanol. - HV: viết phương trình - GV bổ sung: este được hình thành dưới dạng muối muốn thu được este thì cho tác dụng với NaOH vừa đủ. -GV thông báo: * Khái niệm: Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) tạo thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (ví dụ H2O). * Điều kiện cần: mônme tham gia phản ứng trùng ngưng là trong phân tử phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng. - HV: chú ý lắng nghe - GV: Hướng dẫn HV viết phản ứng trùng ngưng axit - aminocaproic. Từ đó nêu đặc điểm của phản ứng trùng ngưng. 2. Tính chất hóa học a. Tính chất lưỡng tính b. Tính axit – bazơ của dung dịch amino axit * x > y: quỳ tím hóa xanh * x < y: quỳ tím hóa đỏ * x = y: quỳ tím không đổi màu c. Phản ứng riêng của nhóm COOH: phản ứng este hóa d. Phản ứng trùng ngưng Hoạt động 4: - GV: y/c HV tự nghiên cứu SGK. - HV: nghiên cứu SGK III. Ứng dụng (SGK) 4. Củng cố: làm bài tập 4 trang 48 5. Dặn dò: làm các bài tập còn lại và bài tập trang 44 trừ bài tập 4 trang 44 không làm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_12_bai_10_amino_axit.doc