I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu:
- HS biết định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng;
biết được các định nghĩa và tính chất về đối xứng trục
2. Phẩm chất:
- Hình thành cho học sinh phẩm chất chăm chỉ trong học tập như: Học bài
về nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, làm bài tập về nhà, luôn cố gắng vươn
lên trong học tập
- Học sinh có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hợp đồ dùng của
bản thân
3. Định hướng năng lực chung
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông
tin toán học cần thiết, biết trình bày, diễn đạt được nội dung ý tưởng, giải pháp
toán học, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học như số các kí hiệu lôgic, thể hiện
được sự tự tin, khi trình bày, diễn đạt đưa ra câu hỏi thảo luận tranh luận các vấn
đề toán học
- Năng lực toán học: Năng lực tư duy và và lập luận toán học
- Bước đầu hình thành năng lực vận những kiến thức liên môn sau để giải
quyết các vấn đề dạy học đặt ra cụ thể là:
+ Môn Vật lý : Hiểu về cách vẽ ảnh của vật qua gương phẳng, thấy rõ
hơn độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
+ Môn Vật lý 7: Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Bài 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
+ Môn Mỹ thuật: Trang trí hình vuông cơ bản cần các trục đối xứng để
ta vẽ họa tiết cho đều, và dựa vào đường trục để vẽ các mảnh chính phụ cho cân
đối
+ Môn Mỹ thuật 6: Bài 18: Trang trí hình vuông.
- Môn Sinh học: Học sinh thấy rõ được lợi ích lá mọc kiểu đối xứng, rồi
động vật cũng có tính đối xứng trên hình dạng của chúng.
+ Môn Sinh học: Lớp 6 – Chương IV Lá- Bài 19 : Đặc điểm bên ngoài
của lá.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 8: Đối xứng trục - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 16/10/2020 Lớp 8A2
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
TIẾT 8: ĐỐI XỨNG TRỤC
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu:
- HS biết định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng;
biết được các định nghĩa và tính chất về đối xứng trục
2. Phẩm chất:
- Hình thành cho học sinh phẩm chất chăm chỉ trong học tập như: Học bài
về nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, làm bài tập về nhà, luôn cố gắng vươn
lên trong học tập
- Học sinh có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng hợp đồ dùng của
bản thân
3. Định hướng năng lực chung
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép được các thông
tin toán học cần thiết, biết trình bày, diễn đạt được nội dung ý tưởng, giải pháp
toán học, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học như số các kí hiệu lôgic, thể hiện
được sự tự tin, khi trình bày, diễn đạt đưa ra câu hỏi thảo luận tranh luận các vấn
đề toán học
- Năng lực toán học: Năng lực tư duy và và lập luận toán học
- Bước đầu hình thành năng lực vận những kiến thức liên môn sau để giải
quyết các vấn đề dạy học đặt ra cụ thể là:
+ Môn Vật lý : Hiểu về cách vẽ ảnh của vật qua gương phẳng, thấy rõ
hơn độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật....
+ Môn Vật lý 7: Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Bài 6: Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
+ Môn Mỹ thuật: Trang trí hình vuông cơ bản cần các trục đối xứng để
ta vẽ họa tiết cho đều, và dựa vào đường trục để vẽ các mảnh chính phụ cho cân
đối
+ Môn Mỹ thuật 6: Bài 18: Trang trí hình vuông.
- Môn Sinh học: Học sinh thấy rõ được lợi ích lá mọc kiểu đối xứng, rồi
động vật cũng có tính đối xứng trên hình dạng của chúng.
+ Môn Sinh học: Lớp 6 – Chương IV Lá- Bài 19 : Đặc điểm bên ngoài
của lá.
- Năng lực giải quyết các vấn đề toán học thể hiện qua việc học sinh biết
nhận biết, phát hiện ra các vấn đề cần giải quyết bằng toán học, sử dụng các kiến
thức, kĩ năng toán học để giải quyết các vấn đề giáo viên đưa ra, lựa chọn, đề
xuất cách thức giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Nhận biết được tên
gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện
học toán (thước đo góc)
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Thước thẳng, phấn màu, máy tính cá nhân, bài giảng điện tử, máy chiếu
vật thể, một số lá mọc đối xứng, 2 mảnh giấy nhỏ
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về đường trung trục, cách vẽ đường trung trực của đoạn
thẳng, chuẩn bị một vài mảnh giấy nhỏ theo yêu cầu của giáo viên, phiếu học tập
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ thuật: Động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao
nhiệm vụ
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong phần khởi động
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV phát phiếu học tập yêu cầu học sinh vẽ hình theo yêu cầu sau
Cho đường thẳng d và một điểm A không thuộc d. Hãy vẽ điểm A’ sao cho d là
đường trung trực của đoạn thẳng AA’
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Định nghĩa
HS làm ?1/SGK/84 (đã thực hiện trong
phần khởi động)
GV: Ta nói điểm A đối xứng với A’
qua đường thẳng d. Hay điểm A’ đối
xứng với A qua đường thẳng d. Hai
điểm A và A’ đối xứng với nhau qua
đường thẳng d
GV: Khi nào thì hai điểm gọi là đối
xứng nhau qua một đường thẳng?
HS: Khi đường thẳng đó là đường
trung trực của đoạn thẳng nối 2 điểm
đó.
GV rút ra định nghĩa
HS phát biểu lại
Tích hợp môn Vật lý
Ở môn Vật lý 7 Bài 6 Khi thực hành vẽ
ảnh của điểm S qua gương phẳng là
1.Hai điểm đối xứng nhau qua một
đường thẳng.
?1/SGK/84
d
H
A
A'
B
Hai điểm A và A’ đối xứng với nhau
qua đường thẳng d
Định nghĩa( SGK/84)
điểm S’. Hai điểm S và S’ có quan hệ
gì?
HS: Hai điểm S và S’ là hai điểm đối
xứng nhau qua gương phẳng.
GV: Như vậy để vẽ ảnh của một điểm
qua gương ta sẽ vẽ như hai điểm đối
xứng nhau qua một đường thẳng và
khoảng cách SO luôn bằng OS’với O là
trung điểm của đoạn thẳng SS’
? Cho Bd tìm điểm đối xứng của B
qua đường thẳng d.
HS: điểm đối xứng của B là B.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hai hình
đối xứng nhau qua một đường thẳng.
?2/SGK/84
GV: phát phiếu học tập để học sinh làm
?2
HS: 1HS vẽ hình trên bảng HS ở dưới
vẽ hình vào vở .
? A đối xứng với A’ qua d, B đối xứng
B’ qua d, C đối xứng với C’ qua d và
CAB thì C’ có thuộc A’B’ hay
không?
HS: trả lời: C’ A’B’ vì 3 điểm A’,B’,
C’ thẳng hàng
GV: Ta nói đoạn thẳng AB và A’B’ đối
xứng nhau qua d
GV: cho học sinh rút ra định nghĩa
* Quy ước: SGK/84
2. Hai hình đối xứng nhau qua một
đường thẳng.
?2/SGK/84
Trên hình AB và ' 'A B là hai đoạn
thẳng đối xứng nhau qua đường
thẳng d
Định nghĩa (SGK/85)
S/
.
I
. S
. A
O
B '
C '
d
BC
A'
A
HS: ghi nhớ
HS: đọc định nghĩa
GV: Giới thiệu trục đối xứng của hai
hình
GV: yêu cầu học sinh quan sát hình 53
trên bảng chiếu
GV: giới thiệu thêm về đoạn thẳng,
đường thẳng, góc, tam giác đối xứng
HS: quan sát
C'
B'
A'
C
B
A
Tích hợp môn Vật lý
So sánh độ lớn của vật với độ lớn của
ảnh
?
GV: Từ đó dự đoán xem 2 đoạn thẳng
AB và A’B’, ABC và A’B’C’, hai
d gọi là trục đối xứng của hai hình
chiếc bút chì có bằng nhau không?
HS: Độ lớn của vật bằng độ lớn của
ảnh
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hình có
trục đối xứng.
Gv sử dụng phương pháp hoạt động
nhóm, phương pháp đặt và giải quyết
vấn đề
Không yêu cầu HS làm ?3
GV cho HS đọc sách giáo viên giới
thiệu AH là trục đối xứng của Δ cân
ABC
HS đọc
? (HS khá giỏi) Khi nào hình H có
trục đối xứng
HS: hình H có trục đối xứng khi mỗi
điểm đối xứng nhau qua đường thẳng d
đều thuộc hình H
GV: yêu cầu HS làm bài tập
?4/SGK/86
? Mỗi hình sau có bao nhiêu trục đối
xứng (HS hoạt động nhóm đôi)
Ha có 1 trục đối xứng
Hb có 3 trục đối xứng
Hc có vô số trục đối xứng
Tích hợp môn mỹ thuật
Theo em làm thế nào để chúng ta gấp
giấy để cắt được chữ
H A
HS: trả lời chữ cái H, A ta có thể dùng
gấp giấy để cắt vì khi gấp giấy theo
trục đối xứng thì 2 phần của giấy gấp
trùng nhau. ( HS gấp thực hành)
GV: Trong các tứ giác đã học (hình
thang, hình thang cân) hình nào có trục
đối xứng
HS: hình thang cân
Hoạt động 4: Củng cố - Liên hệ thực
tế.
GV trình chiếu các hình ảnh trong thực
* Chú ý: Hai hình đối xứng nhau qua
1 đường thẳng thì chúng bằng nhau.
3. Hình có trục đối xứng
H
CB
A
Khái niện hình H có trục đối xứng
khi mỗi điểm đối xứng nhau qua
đường thẳng d đều thuộc hình H
?4/SGK/86
* Định lý/SGK/87
K
H
CD
BA
4. Củng cố - Liên hệ thực tế
tế yêu cầu HS tìm trục đối xứng ( GV
có thể cho HS nêu tên địa danh, vật ...)
Học sinh thấy được những ứng dụng
của trục đối xứng trong cuộc sống.
Hình 1: Phòng khách
Tích hợp môn Công Nghệ 6
Hình 1: Trục đối xứng là bàn. Đây là
cách trang trí phòng khách theo kiểu
đối xứng, chúng ta đã được tìm hiểu
trong môn Công Nghệ 6- ChươngII-
Trang trí nhà ở
GV: Phòng khách trên được sắp xếp
theo phong cách đối xứng, từ ghế sofa
đến những chiếc đèn bàn ấn tượng đều
được sắp xếp giống nhau một cách
hoàn hảo tạo nên sự hài hòa cho căn
phòng.
Hình 2a: Trang trí họa tiết
Hình 2b: Trang trí hình vuông
Tích hợp môn Mỹ thuật 6
Hình 2a, b trục đối xứng là 2 đường
vuông góc hoặc đường chéo. Sử dụng
trục đối xứng trong môn Mỹ Thuật 6 –
Bài 18 : Trang trí hình vuông
Trong môn Mỹ Thuật lớp 6: Các hoạ
tiết thường được sắp xếp đối xứng (
bằng nhau, giống nhau) qua các đường
trục ngang dọc và đường chéo.
Hình 3a: Cây thuốc dạ cẩm
Hình 3a, b: Lá cây được sắp xếp mọc
theo kiểu đối nhau. Cấu tạo hình dạng
bên ngoài của động vật đa số có hình
dạng đối xứng ( trục đối xứng)
Môn Sinh học 6: Chương IV: Lá –
Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
Môn sinh 7: Từ động vật bậc thấp đến
động vật bậc cao
Hình 3b: Hình dạng con bướm
Tích hợp môn Sinh học 6,7
- Kiểu lá mọc đối ( mọc đối xứng trục)
có tác dụng tiếp nhận được nhiều ánh
sáng, để tiến hành quang hợp giúp cho
sự sinh trưởng phát triển của cây tốt
hơn.
- Trong các loài côn trùng hay trong tất
cả các loài động vật tiến hoá cao nhất
đều có tính đối xứng trong cơ thể của
nó.
Hình4b: Tháp đôi rực rỡ trong
ánh sáng lung linh
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Khái quát lại nội dung bài học
* HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- HS làm bài 35/SGK/87
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG
TẠO
Đã được thực hiện trong phần củng cố liên hệ thực tế của bài học
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài: Thuộc định nghĩa, các tính chất , dấu hiệu nhận biết.
- BTVN: Cả hai đỗi tượng HS cùng làm bài 14, 15 (SGK – T.74, 75).
HD: Bài 12 sử dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác, bài 13 sử
dụng tính chất hai đường chéo hình thang cân và phương pháp chứng minh tam
giác cân.
- Giờ sau luyện tập.
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_8_doi_xung_truc_nam_hoc_2020_202.pdf