I- MỤC TIÊU :
1-Kiến thức:
-Học sinh biết được hệ thống lại các kiến thức cơ bản về diện tích hình
chữ nhật, hình vuông,tam giác vuông.
- Học sinh hiểu được :công thức tính diện tích hỡnh chữ nhật, hình
vuông, tam giác vuông;
- Học sinh hiểu rằng để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các
tính chất của diện tích đa giác.
2-Kỹ năng:
-Học sinh thực hiện được các công thức đã học và các tính chất của diện
tích trong giải toán.
-Học sinh thực hiện thành thạo qua vẽ hình và quan sát hình vẽ, học sinh
biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính diện tích.
3. Thái độ :
- HS có thói quen: cẩn thận chính xác, linh hoạt trong chứng minh.
- HS có tính cách: cẩn thận, chính xác, tích cực.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán
học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
HS : Thứơc com pa, đo độ, ê ke.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Trực quan
2.Kĩ thuật dạy học:Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp:
1.2. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều?
- Trong số các đa giác đều n cạnh thì những đa giác nào vừa có tâm đối
xứng, vừa có trục đối xứng?
- Đa giác có số cạnh chẵn thì vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng
(có 1 tâm đối xứng )
- Đa giác có số cạnh lẻ chỉ có trục đối xứng không có tâm đối xứng.
- Số trục đối xứng của đa giác đều n cạnh là n ( n 3; n chẵn hoặc n lẻ)
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 25: Diện tích hình chữ nhật - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Hừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 15 Ngày soạn: 18/11/2019 Ngày dạy:22/11/2019
Tiết 25: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I- MỤC TIÊU :
1-Kiến thức:
-Học sinh biết được hệ thống lại các kiến thức cơ bản về diện tích hình
chữ nhật, hình vuông,tam giác vuông..
- Học sinh hiểu được :công thức tính diện tích hỡnh chữ nhật, hình
vuông, tam giác vuông;
- Học sinh hiểu rằng để chứng minh các công thức đó cần vận dụng các
tính chất của diện tích đa giác.
2-Kỹ năng:
-Học sinh thực hiện được các công thức đã học và các tính chất của diện
tích trong giải toán.
-Học sinh thực hiện thành thạo qua vẽ hình và quan sát hình vẽ, học sinh
biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính diện tích.
3. Thái độ :
- HS có thói quen: cẩn thận chính xác, linh hoạt trong chứng minh.
- HS có tính cách: cẩn thận, chính xác, tích cực.
4. Định hướng năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán
học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, dụng cụ vẽ.
HS : Thứơc com pa, đo độ, ê ke.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Trực quan
2.Kĩ thuật dạy học:Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp:
1.2. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều?
- Trong số các đa giác đều n cạnh thì những đa giác nào vừa có tâm đối
xứng, vừa có trục đối xứng?
- Đa giác có số cạnh chẵn thì vừa có trục đối xứng vừa có tâm đối xứng
(có 1 tâm đối xứng )
- Đa giác có số cạnh lẻ chỉ có trục đối xứng không có tâm đối xứng.
- Số trục đối xứng của đa giác đều n cạnh là n ( n 3; n chẵn hoặc n lẻ)
1.3. Bài mới:
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV, HS Nội dung cần đạt
* HĐ1: Hình thành khái niệm diện
tích đa giác
Phương pháp: Trực quan – kĩ thuật
đặt câu hỏi ...
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- GV: Đưa ra bảng phụ hình vẽ
121/sgk và cho HS làm bài tập
- Xét các hình a, b, c, d, e trên lưới kẻ
ô vuông mỗi ô là một đơn vị diện tích.
a) Kiểm tra xem diện tích của a là 9 ô
vuông, diện tích của hình b cũng là 9 ô
vuông hay không?
b) Tại sao nói diện tích của d gấp 4 lần
diện tích của c
c.So sánh diện tích của c và của e
- GV: chốt lại: Khi lấy mỗi ô vuông
làm một đơn vị diện tích ta thấy :
+ Diện tích hình a = 9 đơn vị diện tích,
Diện tích hình b = 9 đơn vị diện tích .
Vậy diện tích a = diện tích b
+ Diện tích hình d = 8 đơn vị diện tích,
Diện tích hình c = 2 đơn vị diện tích,
Vậy diện tích d gấp 4 lần diện tích c
+ Diện tích e gấp 4 lần diện tích c
- GV: Ta đã biết 2 đoạn thẳng bằng
nhau có độ dài bằng nhau. Một đoạn
thẳng chia ra thành nhiều đoạn thẳng
nhỏ có tổng các đoạn thẳng nhỏ bằng
đoạn thẳng đã cho. Vậy diện tích đa
giác có tính chất tương tự như vậy
không?
* Tính chất:
-GV nêu tính chất.
* Chú ý:
+ Hình vuông có cạnh dài 10m có diện
tích là 1a
+ Hình vuông có cạnh dài 100m có
diện tích là 1ha
+ Hình vuông có cạnh dài 1km có diện
tích là 1km2
Vậy: 100 m2 = 1a, 10 000 m2 = 1 ha
1 km2 = 100 ha
+ Người ta thường ký hiệu diện tích đa
1) Khái niệm diện tích đa giác
+ Đếm trong hình a có 9 ô vuông vậy
diện tích hình a là 9 ô
+ Hình b có 8 ô nguyên và hai nửa
ghép lại thành 1 ô vuông, nên hình b
cũng có 9 ô vuông.
+ Diện tích hình d = 8 đơn vị diện
tích, Diện tích hình c = 2 đơn vị diện
tích, Vậy diện tích d gấp 4 lần diện
tích c
+ Diện tích e gấp 4 lần diện tích c
*Kết luận:
- Số đo của phần mặt phẳng giới hạn
bởi 1 đa giác được gọi là diện tích đa
giác đó.
- Mỗi đa giác có 1 diện tích xác định.
Diện tích đa giác là 1 số dương.
Tính chất:
1) Hai tam giác bằng nhau có diện
tích bằng nhau.
2) Nếu 1 đa giác được chia thành
những đa giác không có điểm trong
chung thì diện tích của nó bằng tổng
diện tích của những đa giác đó.
3) Nếu chọn hình vuông có cạnh là 1
cm, 1 dm,
1 m là đơn vị đo độ dài thì đơn vị
diện tích tương ứng là 1 cm2, 1 dm2, 1
m2
giác ABCDE là SABCDE hoặc S.
* HĐ2: Xây dựng công thức tính diện
tích hình chữ nhật.
– kĩ thuật đặt câu hỏi ...
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- GV: Hình chữ nhật có 2 kích thước a
& b thì diện tích của nó được tính như
thế nào?
- ở tiểu học ta đã được biết diện tích
hình chữ nhật :
S = a.b
Trong đó a, b là các kích thước của
hình chữ nhật, công thức này được
chứng minh với mọi a, b.
+ Khi a, b là các số nguyên ta dễ dàng
thấy.
+ Khi a, b là các số hữu tỷ thì việc
chứng minh là phức tạp. Do đó ta thừa
nhận không chứng minh.
* Chú ý:
Khi tính diện tích hình chữ nhật ta
phải đổi các kích thước về cùng một
đơn vị đo
* HĐ3: Hình thành công thức tính
diện tích hình vuông, tam giác vuông.
– kĩ thuật đặt câu hỏi ...
Hình thức tổ chức: Cá nhân.
a) Diện tích hình vuông
- GV: Phát biểu định lý và công thức
tính diện tích hình vuông có cạnh là a?
- GV: Hình vuông là một hình chữ
nhật đặc biệt có chiều dài bằng chiều
rộng ( a = b)
S = a.b = a.a = a2
b) Diện tích tam giác vuông
- GV: Từ công thức tính diện tích hình
chữ nhật suy ra công thức tính diện
tích tam giác vuông có cạnh là a, b ?
- Kẻ đường chéo AC ta có 2 tam giác
nào bằng nhau.
- Ta có công thức tính diện tích của
tam giác vuông như thế nào?
Định hướng năng lực tư duy lô gic-
phẩm chất:tự tin, tự chủ.
2) Công thức tính diện tích hình
chữ nhật.
* Định lý:
Diện tích của hình chữ nhật bằng tích
2 kích thước của nó.
S = a. b
* Ví dụ:
a = 5,2 cm
b = 0,4 cm
S = a.b = 5,2 . 0,4 = 2,08
cm2
a
b
3) Công thức tính diện tích hình
vuông, tam giác vuông.
a) Diện tích hình vuông
* Định lý:
Diện tích hình vuông bằng bình
phương cạnh của nó: S = a2
a
b) Diện tích tam giác vuông
* Định lý:
Diện tích của tam giác vuông bằng
nửa tích hai cạnh của nó.
S =
1
2
a.b
Để chứng minh định lý trên ta đã vận
dụng các tính chất của diện tích như :
- Vận dụng t/c 1: ABC = ACD
thì SABC = SACD
?
3
- Vận dụng t/c 2: Hình chữ nhật
ABCD được chi thành 2 tam giác
vuông ABC & ACD không có điểm
trong chung do đó:
SABCD = SABC + SACD
Định hướng năng lực giải quyết vấn
đề - phẩm chất:chăm chỉ, vượt khó.
3.Hoạt động luyện tập:
- GV cho HS tổng kết bài bằng sơ đồ tư duy.
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ tư duy.
4.Hoạt động vận dụng:
- Chữa bài 6 (sgk)
a) Chiều dài tăng 2 lần, chiều rộng không đổi
b) Chiều dài và chiều rộng tăng 3 lần.
c) Chiều dài tăng 4 lần, chiều rộng giảm 4 lần.
Giải:
Bài 6 (sgk)
a) a' = 2a ; b' = b
S = a'.b' = 2a.b = 2ab = 2S
b) a' = 3a ; b' = 3b
S = 3a.3b = 9ab = 9S
c) a' = 4a ; b' =
1
4
b
S' = 4a.
1
4
b = ab = S
5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Học bài & làm các bài tập: 7,8 (sgk)
- Xem trước bài tập phần luyện tập.
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_8_tiet_25_dien_tich_hinh_chu_nhat_nam_h.pdf