Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 38+39 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- Củng cố cho HS định lý Py-ta-go về quan hệ giữa 3 cạnh của 1  vuông và định lý Py-ta-go đảo.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. Biết vận dụng định lí đảo của định lí Py-ta-go để nhận biết một tam giác là tam giác vuông. Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp bài toán hình.

3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, có ý thức nhóm và yêu thích bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng phụ, phấn màu.

2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm, bút dạ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 82 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 38+39 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 14/01/2020 (7A1) Tiết 38: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Củng cố cho HS định lý Py-ta-go về quan hệ giữa 3 cạnh của 1 D vuông và định lý Py-ta-go đảo. 2. Kĩ năng - Biết vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. Biết vận dụng định lí đảo của định lí Py-ta-go để nhận biết một tam giác là tam giác vuông. Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp bài toán hình. 3. Thái độ - Rèn tính cẩn thận, chính xác, có ý thức nhóm và yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng phụ, phấn màu. 2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm, bút dạ. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động * HS1: Nêu định lý Py-ta-go? Áp dụng tìm x trong hình vẽ sau? * HS2: Nêu định lý Py-ta-go đảo? Tam giác có 3 cạnh là: 6m; 8m; 9m có phải là tam giác vuông không? HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GV đưa ra bài tập. Hướng dẫn qua sau đó yêu cầu 3 HS lên bảng làm. GV kiểm tra, giúp đỡ HS dưới lớp Cho HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kiến thức Cho HS hoạt động nhóm bàn sau đó lên bảng trình bày. Cho nhận xét và sửa sai GV hướng dẫn qua cách làm sau đó gọi HS lên bảng làm Bài 56 ( SGK - Tr131) Tam giác nào là tam giác vuông trong những tam giác có độ dài như sau: a) 9cm, 15cm, 12cm. Ta có: 92 + 122 = 81 + 144 = 225 152 = 225 Vậy 92 + 122 = 152 => Tam giác đã cho là tam giác vuông. b) 5dm, 13dm, 12dm. Ta có: 52 + 122 = 25 + 144 = 169 132 = 169 => 52 + 122 = 132 Vậy tam giác đã cho là tam giác vuông. c) 7m, 7m, 10m. Ta có: 72 + 72 = 49 + 49 = 98 102 = 100 => 72 + 72 102 Vậy tam giác đã cho không phải là tam giác vuông. Bài 54 ( SGK - Tr131) GT ABC (B = 900) AC=8cm, BC=7,5cm KL 7,5 8,5 x A B C AB = ? Giải: Theo định lý Py-ta-go ta có: AC2 = AB2 + BC2 => AB2 = AC2 – BC2 = 8,52 – 7,52 = 72,25 – 56,25 = 16 => AB = 4cm. Bài 55 (SGK - Tr131) Gọi chiều cao của bức tường là x. Do bức tường vuông góc với mặt đất nên Theo định lý Py-ta-go ta có: x2 = 42 - 12 = 15 Vậy chiều cao của bức tường gần bằng 3,87m. HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng - Bài 58 (SGK - Tr132) Gọi đường chéo của của tủ là x. Theo định lý Py-ta-go ta có: x2 = 42 + 202 = 416 < 21dm Vậy lúc anh Nam dựng tủ cho thẳng đứng, tủ không bị vướng vào trần nhà HOẠT ĐỘNG 4: Tìm tòi mở rộng - Hãy tìm trong thực tế những hình ảnh của tam giác đều. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU GV hướng dẫn HS phần "Có thể em chưa biết": Để kiểm tra góc vuông, các bác thợ nề, thợ mộc thường dùng êke và ống thăng bằng bọt nước hoặc dùng tam giác có độ dài ba cạnh bằng 3; 4; 5 đơn vị để kiểm tra. - Nếu AB = 3; AC = 4; BC = 5 thì - Nếu AB = 3; AC = 4; BC < 5 thì - Nếu AB = 3; AC = 4; BC > 5 thì GV yêu cầu HS về nhà quan sát kĩ hơn hình 131; 132; 133 (SGK). - Học thuộc lại định lí Py-ta-go thuận và đảo. - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm các bài tập 59; 60; 61; 62 (SGK/ 133). Ngày giảng : 17/01/2020 (7A1) Tiết 39: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Củng cố cho HS định lý Py-ta-go về quan hệ giữa 3 cạnh của 1 D vuông và định lý Py-ta-go đảo. 2. Kĩ năng - Biết vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. Biết vận dụng định lí đảo của định lí Py-ta-go để nhận biết một tam giác là tam giác vuông. Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp bài toán hình. 3. Thái độ - Rèn tính cẩn thận, chính xác, có ý thức nhóm và yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng phụ, phấn màu. 2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm, bút dạ. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Trò chơi: Truyền điện Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong trả lời câu hỏi của cô giáo, nếu trả lời đúng thì được quyền đưa ra câu hỏi truyền cho một bạn khác bất kì trong lớp trả lời câu hỏi đó( Câu hỏi nằm trong nội dung bài học), nếu trả lời đúng thì học sinh đó có quyền truyền tiếp, trả lời sai thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng, cứ như vậy đến khi làm xong bài tập. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. GV nêu câu hỏi: Câu 1. Phát biểu định lí Pytago và vẽ hình, viết hệ thức liên hệ. Câu 2. Phát biểu định lí Pytago đảo; vẽ hình, viết hệ thức liên hệ. Để củng cố tiếp định lí Py-ta-go thuận và đảo chúng ta cùng vận dụng tiếp vào bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GV đưa ra bài tập. Hướng dẫn qua sau đó yêu cầu HS lên bảng làm. GV kiểm tra, giúp đỡ HS dưới lớp Cho HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kiến thức - Cho HS làm bài tập 60 SGK - Cho một HS lên bảng vẽ hình và ghi GT và KL GV hướng dẫn qua cách làm sau đó gọi HS lên bảng làm Cho nhận xét và sửa sai. GV hướng dẫn qua sau đó cho HS hoạt động nhóm bàn sau đó lên bảng trình bày. Cho nhận xét và sửa sai Bài 59 (SGK - Tr133) GT Hình chữ nhật ABCD AD=48cm, CD=36cm KL A B C D Tính AC ? 36 48 Giải: Vì ABCD là hình chữ nhật (gt) =>ACD là tam giác vuông tại D Theo định lý Py-ta-go ta có: AC2 = AD2 + AD2 = 482 + 362 = 3600 A B C H => AC = 60cm Bài 60 (SGK - Tr133) GT ABC AHBC AB=13cm AH=12cm; HC=16cm KL AC=? BC=? Giải: rAHC vuông tại A. Theo định lí Pyta-go ta có: AC2 = AH2 + HC2= 122 + 162 = 400 => AC = 20cm. r AHB vuông tại H theo định lí Py-ta-go ta có: AB2 = BH2 + AH2 => BH2 = AB2- AH2 =132 -122 =25=52 => BH = 5cm do đó BC = BH + HC = 5 +16 =21cm Bài 62 (SGK - Tr133) Con cún có thể đến được các điểm A, B, C, D nếu khoảng cách từ điểm O đến các điểm này không lớn hơn 9m. Áp dụng định lí Py-ta-go vào các tam giác vuông ta có: Vậy con cún đến được các điểm A, B, D HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng Bài 89 (SBT-108). GV đưa đề bài lên bảng phụ. HS đọc đề bài, vẽ hình và ghi gt, kl vào vở Một hs lên bảng vẽ hình. a) GT ABC cân tại A ; BH AC. AH = 7cm ; HC = 2cm. KL BC = ? GV gợi ý: Theo gt thì AC bằng bao nhiêu? Vậy tam giác vuông nào đã biết được 2 cạnh ? Có thể tính được cạnh nào? HS: Ta có : Vì ΔABC cân tại A, nên : AB = AC = AH + HC = 9 (cm) + Δvuông AHB có : AB2 = AH2 + HB2 (định lí Pytago) BH2 = AB2 - AH2 = 92 - 72 = 32 BH = (cm) + Δ vuông BHC có : BC2 = HB2 + HC2 ( định lí Pytago) BC2 = 2 + 22 = 36 Do đó: BC = b) Một hs lên bảng trình bày. GT ABC cân tại A ; BH AC. AH = 4cm ; HC = 1cm. KL BC = ? Tính tương tự như câu a: Kết quả : BC = HOẠT ĐỘNG 4: Tìm tòi mở rộng - Nêu những ứng dụng thực tế của định lý py-ta-go trong thực tế cuộc sống. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc lại định lí Py-ta-go thuận và đảo. - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm các bài tập 87; 88 (SBT/ 108).

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_3839_nam_hoc_2019_2020_truong_th.doc