Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 37: Định lí Py-ta-go - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức

- HS nắm được định lý Py-ta-go về quan hệ giữa 3 cạnh của 1  vuông và định lý Py-ta-go đảo.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. Biết vận dụng định lí đảo của định lí Py-ta-go để nhận biết một tam giác là tam giác vuông. Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp bài toán hình.

3. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, chính xác, có ý thức nhóm và yêu thích bộ môn.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên:

- Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng phụ, phấn màu.

2. Học sinh:

- Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm, bút dạ.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp:

- Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 37: Định lí Py-ta-go - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 13/01/2020 (7A1) Tiết 37: ĐỊNH LÍ PY – TA – GO I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - HS nắm được định lý Py-ta-go về quan hệ giữa 3 cạnh của 1 D vuông và định lý Py-ta-go đảo. 2. Kĩ năng - Biết vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. Biết vận dụng định lí đảo của định lí Py-ta-go để nhận biết một tam giác là tam giác vuông. Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp bài toán hình. 3. Thái độ - Rèn tính cẩn thận, chính xác, có ý thức nhóm và yêu thích bộ môn. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: - Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng phụ, phấn màu. 2. Học sinh: - Thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm, bút dạ. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1. Phương pháp: - Thuyết trình, vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là tam giác cân, tam giác đều? Tính chất của nó? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Truyền điện: Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong trả lời câu hỏi của cô giáo, nếu trả lời đúng thì được quyền đưa ra câu hỏi truyền cho một bạn khác bất kì trong lớp trả lời câu hỏi đó (Câu hỏi nằm trong nội dung bài học), nếu trả lời đúng thì học sinh đó có quyền truyền tiếp, trả lời sai thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng, cứ như vậy đến khi làm xong bài tập. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. - Thế nào là tam giác vuông? - Hãy chỉ ra cạnh huyền, cạnh góc vuông trong tam giác vuông? => Bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG GV hướng dẫn HS làm ?1 ? Cách vẽ tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa. GV cho HS đo và so sánh: 52 và 42 + 32 ? Ta có nhận xét gì về bình phương cạnh huyền ? GV đưa ra định lí Py -ta-go và lưu ý. ?2 GV yêu cầu HS về nhà đọc. ?3. GV hướng dẫn qua cách làm sau đó gọi 2 HS lên bảng làm 1. Định lí Py-ta-go: ?1 Vẽ tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 3cm và 4cm. Đo độ dài cạnh huyền BC = 5cm Ta có: 52 = 42 + 32 * Định lí: (SGK/ 130) rABC vuông tại A =>BC2 = AB2 + AC2 * Lưu ý (SGK) ?2 (SGK/ 129). ?3 - H124 Theo định lí Py-ta-go ta có: AC2 = AB2 + BC 2 => 102 = x2 + 82 => x2 = 100 – 64 => x2 = 36 => x = 6. - H125. Theo định lí Py-ta-go ta có: x2 = DE2 + DF2 =11+12 =1+1=2 => x = GV yêu cầu HS làm bài ?4. Vẽ tam giác ABC có : AB = 3cm ; AC = 4cm ; BC = 5cm. Hãy dùng thước đo góc xác định số đo của góc BAC. HS cả lớp vẽ hình vào vở. Một HS lên bảng thực hiện GV: ΔABC có AB2 + AC2 = BC2 (vì 32 + 42 = 52 = 25), bằng đo đạc ta thấy tam giác ABC là tam giác vuông. GV giới thiệu định lí HS đọc định lí Pytago đảo (SGK). GV chốt lại định lí Pytago đảo giúp chúng ta kiểm tra, khẳng định một tam giác có phải là tam giác vuông hay không bằng cách so sánh bình phương độ dài cạnh lớn nhất với tổng bình phương độ dài hai cạnh còn lại. HS: Theo dõi, lắng nghe. 2. Định lí Py-ta-go đảo: Đo được: . *Định lý đảo: SGK : HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập: - Phát biểu định lí Pytago? Định lí Pytago dảo? So sánh hai định lí này? - GV cho HS làm bài tập sau : Cho ΔABC có độ dài 3 cạnh là : a) 6 cm; 8 cm; 10 cm. b) 4 cm; 5 cm; 6 cm. Tam giác nào là tam giác vuông? Vì sao? - HS làm bài tập: a) Có 62 + 82 = 362 + 642 = 100 = 102 Vậy ΔABC có độ dài ba cạnh là 6cm; 8cm; 10cm là tam giác vuông. b) Vì 42 + 52 = 41 ≠ 36 = 62 Do đó ΔABC có độ dài ba cạnh là 4cm; 5cm; 6cm không phải là tam giác vuông. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - GV cho HS hoạt động nhóm làm bài 53 (SGK/131): một nửa lớp làm câu a và b, nửa lớp còn lại làm câu c và d. - Kết quả hoạt động nhóm: a) x2 = 52 + 122 x2 = 169 x2 = 132 x = 13 (vì x > 0). b) x = c) x = 20 d) x = 4 HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng - Hãy tìm trong thực tế những trường hợp ứng dụng định lí Pytago. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc định lí Pytago (thuận - đảo). - Làm các bài tập : 54; 55; 56; 57; 58 (SGK/132) và các bài 82; 83; 86 (SBT/108). - Đọc mục "Có thể em chưa biết " trong SGK/132.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_37_dinh_li_py_ta_go_nam_hoc_2019.doc
Giáo án liên quan