I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết hệ trục tọa độ gồm hai trục vuông góc và chung gốc O, Ox là trục hoành, Oy là trục tung. Mặt phẳng tọa độ là mặt phẳng có hệ trục tọa độ.
- Hiểu khái niệm tọa độ của một điểm.
- Thấy được mối liên hệ giữa toán học với thực tiễn.
2. Kỹ năng
- Biết vẽ hệ trục tọa độ. Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ, xác định điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.
3. Thái độ
- Rèn tính cẩn thận trong vẽ hệ trục tọa độ, có ý thức xây dựng bài học.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bảng phụ + Bản đồ địa lí Việt Nam, thước có chia khoảng.
2. Học sinh
- Đọc trước bài mới, thước có chia khoảng, bút chì.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 04/11/2019 (7A1)
Tiết 31: MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết hệ trục tọa độ gồm hai trục vuông góc và chung gốc O, Ox là trục hoành, Oy là trục tung. Mặt phẳng tọa độ là mặt phẳng có hệ trục tọa độ.
- Hiểu khái niệm tọa độ của một điểm.
- Thấy được mối liên hệ giữa toán học với thực tiễn.
2. Kỹ năng
- Biết vẽ hệ trục tọa độ. Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ, xác định điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.
3. Thái độ
- Rèn tính cẩn thận trong vẽ hệ trục tọa độ, có ý thức xây dựng bài học.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Bảng phụ + Bản đồ địa lí Việt Nam, thước có chia khoảng.
2. Học sinh
- Đọc trước bài mới, thước có chia khoảng, bút chì.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật:
- Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Hàm số y = f(x) được cho bởi công thức f(x) = .
a) Điền các giá trị tương ứng của hàm số y = f(x) vào bảng (viết sẵn trên bảng phụ).
b) f(- 3) = ? ; f(6) = ?
c) y và x là hai đại lượng quan hệ như thế nào ?
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV đưa ra bản đồ Việt Nam đưa ra vấn đề.
GV đưa ra ví dụ 1, 2
Yêu cầu HS đọc SGK
? Ta dùng mấy số để xác định các điểm - Yêu cầu HS thực hiện phần đóng khung ở đầu bài và trả lời
1. Đặt vấn đề
- VD1: Toạ độ địa lí mũi Cà Mau
- VD2: Vé xem phim
Số ghế H1
GV giới thiệu về mặt phẳng tọa độ.
GV vẽ hệ trục Oxy sau đó giáo viên giới thiệu như SGK
Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox , Oy vuông góc với nhau và cắt nhau tại gốc của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy.
Trong đó:
- Ox, Oy gọi là các trục tọa độ.
- Ox gọi là trục hoành.
- Oy gọi là trục tung.
- Giao điểm O gọi là gốc tọa độ.
- Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
- Hai trục tọa độ chia mặt phẳng thành bốn góc: Góc phần tư thứ I, II, III, IV.
HS: Lắng nghe
2. Mặt phẳng tọa độ
+ Trục tọa độ: Ox, Oy
+Trục hoành: Ox (ngang)
+Trục tung: Oy (đứng)
+ Gốc tọa độ: O
+ Mặt phẳng tọa độ: Oxy
* Chú ý: Các đơn vị dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau.
GV yêu cầu HS vẽ một trục tọa độ Oxy.
GV lấy điểm P ở vị trí tương tự như hình 17 SGK.
GV thực hiện các thao tác như SGK rồi giới thiệu cặp số (1,5; 3) gọi là tọa độ của điểm P.
Kí hiệu P (1,5; 3)
Số 1,5 gọi là hoành độ của P
Số 3 gọi là tung độ của P.
GV nhấn mạnh: Khi kí hiệu tọa độ của một điểm bao giờ hoành độ cũng viết trước, tung độ viết sau.
Cho HS làm
- Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy (trên giấy kẻ ô vuông) và đánh dấu các điểm P (2; 3); Q (3; 2).
GV: Hãy cho biết hoành độ và tung độ của điểm P.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
GV hướng dẫn: Từ điểm 2 trên trục hoành vẽ đường thẳng ^ với trục hoành, từ điểm 3 trên trục tung vẽ đường thẳng ^ với trục tung (vẽ nét đứt). Hai đường thẳng này cắt nhau tại P.
- Tương tự hãy xác định điểm Q.
- Hãy cho biết cặp số (2; 3) xác định được mấy điểm ?
HS xác định điểm Q.
- Cặp số (2; 3) chỉ xác định được một điểm
Cho HS làm
- Viết tọa độ của gốc O.
HS : Tọa độ của gốc O là (0; 0).
GV nhấn mạnh : Trên mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm xác định một cặp số và ngược lại mỗi cặp số xác định một điểm.
GV cho HS xem hình 18 và nhận xét kèm theo (trang 67 SGK) và hỏi: Hình 18 cho ta biết điều gì, muốn nhắc ta điều gì ?
HS: Điểm M trên mặt phẳng tọa độ Oxy có hoành độ là ; có tung độ là .
Hoành độ của mỗi điểm bao giờ cũng đứng trước tung độ.
HS đọc ba ý rút ra sau khi xem hình 18/sgk.
3. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ.
HS thực hiện :
?2. Tọa độ của O (0 ;0)
*Kết luận:
Trên mặt phẳng tọa độ:
- Mỗi điểm M xác định được một cặp số (x0;y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0;y0) xác định được một điểm M.
- Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M.
- Điểm M có tọa độ (x0; y0) được kí hiệu là M(x0; y0).
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Cho HS làm bài tập 32, 33 Tr 67 SGK.
- Bài tập 32 (SGK- 67)
a) M(-3; 2); N(2; -3); P(0; -2); Q(-2; 0)
b) M và N; P và Q là những điểm đối xứng với nhau qua O.
- Bài tập 33 (SGK- 67)
Vẽ một hệ trục Oxy và đánh dấu các điểm : A ; C(0 ; 2,5)
- GV yêu cầu HS nhắc lại một số khái niệm về hệ trục toạ độ, toạ độ của một điểm.
? Vậy để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cần biết điều gì?
- HS : Muốn xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cần biết toạ độ của điểm đó (hoành độ và tung độ) trong mặt phẳng toạ độ.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
1. Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng : y
A. Hoành độ B. 0 C. 1 D. -1
3 M
2. Cho hình vẽ sau. Ta có :
A. M (2; 3) B . M (2; 0)
C. M (0; 3) D. M (3; 2) 0 2 x
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Yêu cầu HS trả lời:
1. Hai điểm đối xứng qua trục hoành thì:
A. Có hoành độ bằng nhau B. Có tung độ đối nhau
C. Cả A, B đều sai D. Cả A, B đều đúng.
2. Hai điểm đối xứng qua trục tung thì :
A. Có tung độ bằng nhau B. Có hoành độ bằng nhau
C. Có tung độ đối nhau D. Cả A, B, C đều sai.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài nắm vững các khái niệm và quy định của mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm.
- Làm bài tập số 34, 35 trang 68 SGK và bài số 44, 45, 46 trang 49, 50 SBT.
- Tiết sau: Luyện tập.
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_31_mat_phang_toa_do_nam_hoc_2019.doc