I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì?
- Hiểu thế nào là cung? Dây cung? Đường kính, bán kính?
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng compa để vẽ đường tròn, cung tròn.
- Biết giữ nguyên độ mở của compa
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận khi đo, vẽ hình.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Compa, thước thẳng, phấn màu.
2. Học sinh: Compa, thước thẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật:
- Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời.
9 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 21+22 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 06/06/2020 (6A2,4)
TIẾT 21. ĐƯỜNG TRÒN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu đường tròn là gì? Hình tròn là gì?
- Hiểu thế nào là cung? Dây cung? Đường kính, bán kính?
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng compa để vẽ đường tròn, cung tròn.
- Biết giữ nguyên độ mở của compa
3. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận khi đo, vẽ hình.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Compa, thước thẳng, phấn màu.
2. Học sinh: Compa, thước thẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật:
- Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: HS và GV sử dụng Tiếng Anh để chào nhau.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các bước đo góc.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động:
- GV: Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: Chuyền hộp quà
GV giới thiệu luật chơi: Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát một bài hát ngắn.
Các em vừa hát, vừa vỗ tay đồng thời chuyền hộp quà cho bạn bên cạnh. Khi bài hát kết thúc, hộp quà trên tay bạn nào thì bạn đó có quyền mở hộp quà và trả lời câu hỏi bên trong hộp quà. Trả lời đúng được nhận một phần quà, trả lời sai cơ hội cho những bạn còn lại.
Câu hỏi sử dụng trong trò chơi : Thế nào là đường tròn?
Để tìm hiểu kĩ hơn về đường tròn => Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì ?
HS: Dùng compa
GV: Cho điểm O, vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm
GV vẽ đường tròn lên bảng theo đơn vị quy ước. HS vẽ vào vở
GV hướng dẫn HS cách vẽ: Vẽ đường tròn tâm O bán kính 2cm
? Lấy M thuộc (O). Nhận xét gì về khoảng cách từ M tới O?
GV lấy các điểm N, P. Hãy so sánh độ dài các đoạn thẳng ON và OM, OP và OM? Làm thế nào để so sánh được các đoạn thẳng đó ?
HS: Dùng thước đo độ dài :
ON < OM
OP > OM
GV giới thiệu điểm nằm bên trong, bên ngoài đường tròn và yêu cầu HS lên bảng lấy VD.
? Đường tròn tâm O bán kính R là 1 hình ntn ?
GV giới thiệu về hình tròn
GV nhấn mạnh sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn
- Yêu cầu HS làm bài 38 SGK
? O có thuộc (A; 2cm)
1. Đường tròn và hình tròn
- Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R.
Kí hiệu: (O; R)
0
R
M .
. N
. P
+) M (O; R)
+) N là điểm nằm bên trong đường tròn
+) P là điểm nằm bên ngoài đường tròn
- Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.
Bài 38: (SGK-Tr91)
.O
.A
C
.
.
D
(O; 2cm)
(A; 2cm)
A (O; 2cm)
(C; 2cm) đi qua O; A
Vì OC = OA = 2cm
- Yêu cầu học sinh đọc sgk
? Thế nào được gọi là cung, dây cung?
? So sánh độ dài đường kính và bán kính
2. Cung và dây cung
- A; B (O; R)
- A; B chia (O; R) thành 2 phần gọi là 2 cung tròn
- A, B, O thẳng hàng mỗi cung là một nửa đường tròn
- Đoạn thẳng nối 2 mút của dây gọi là dây.
A
B
O
- Dây đi qua tâm là đường kính.
- Yêu cầu học sinh K, G nghiên cứu ví dụ SGK.
(HS TB, Y không thực hiện mục 3)
- Giáo viên hướng dẫn
3. Một số công dụng khác của compa
- Dùng compa so sánh 2 đoạn thẳng.
- Dùng com pa tính tổng độ dài đoạn thẳng.
- Đoạn ON:
OM + MN = AB + CD
= ON
x
B
A
C
D
O
M
N
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
? Thế nào là đường tròn? Hình tròn? Cung và dây cung?
- GV nhấn mạnh lại các kiến thức trọng tâm.
Bài 39 (SGK - 92)
a) CA = 3cm , CB = 2cm
DA = 3cm , DB = 2cm
b) I nằm giữa A,B nên
AI + IB = AB AI = AB – IB = 4-2 = 2(cm)
AI = IB = = 2cm
I là trung điểm của AB
c) IK = 1cm
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Quan sát và tìm ra những mô hình liên quan đến đường tròn, chẳng hạn đồng xu, mặt trống, ...
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Tìm hiểu thêm (qua người lớn hoặc internet) về bí ẩn các vòng tròn trên cánh đồng
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại kiến thức về đường tròn, hình tròn, cung và dây cung.
- HS làm bài 41, 42 (SGK).
- Tiết sau: Tam giác.
- Chuẩn bị đầy đủ thước thẳng, thước đo góc, bút chì, một vật dụng có dạng hình tam giác.
Ngày giảng: 14/02/2019 (6A3)
TIẾT 22. TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh định nghĩa được tam giác.
- Học sinh hiểu được đỉnh, cạnh, góc, của tam giác là gì.
2. Kỹ năng
- Biết vẽ tam giác, biết gọi tên, kí hiệu tam giác.
- Nhận biết được điểm nằm bên trong, bên ngoài tam giác.
3. Thái độ
- Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Compa, thước thẳng, phấn màu.
2. Học sinh: Compa, thước thẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành, dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là đường tròn (O; R); hình tròn.
- Vẽ dây cung AB, chỉ rõ các cung có trên hình vẽ.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV đưa ra hình ảnh cái móc treo quần áo dạng tam giác. Tam giác ABC là gì? Chúng ta cùng đi nghiên cứu bài học hôm nay để trả lời câu hỏi đó. => Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Yêu cầu HS lên bảng vẽ tam giác ABC
? Nhận xét 3 điểm A, B, C => ABC là gì?
? Vậy tam giác ABC là hình thoả mãn những điều kiện gì?
Tam giác ABC Û Hình gồm :
· Ba đoạn thẳng AB, BC, CA
· Khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng
- GV giới thiệu cách kí hiệu, các cách khác gọi tên tam giác ABC.
- Giới thiệu đỉnh, cạnh, góc của tam giác.
- GV treo bảng phụ MNP
? Nêu các cách gọi tên khác MNP
? Chỉ các đỉnh, cạnh, góc của tam giác đó
- GV giới thiệu điểm nằm trong, nằm ngoài tam giác
- Yêu cầu một vài học sinh khác nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức đúng.
1. Tam giác ABC
A
B
C
ABC là hình gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CA khi 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
- Kí hiệu: ABC, BCA,
ACB, BAC,
CAB, CBA
- A, B, C là 3 đỉnh của tam giác
- 3 đoạn thẳng AB, BC, CA là 3 cạnh của tam giác
M
N
P
. A
. B
- 3 góc BAC, CBA, ACB là 3 góc của tam giác
+) A nằm bên trong tam giác MNP
+) B nằm bên ngoài tam giác MNP
*) Bài tập:
Vẽ một tam giác ABC biết 3 cạnh BC = 4cm, AB = 3cm, AC = 2cm
? Ví dụ cho biết gì, yêu cầu gì ?
? Để vẽ DABC khi biết độ dài ba cạnh ta cần xác định những yếu tố nào ?
- Để xác định ba đỉnh A, B, C ta dựa vào đâu ?
GV: Ta đã biết cách vẽ độ dài đoạn thẳng. Giả sử ta đã vẽ cạnh BC = 4 cm thì ta xác định được đỉnh nào ?
HS: Đỉnh B, C
GV: Cần phải xác định đỉnh A. Vậy đỉnh A phải thoả mãn điều kiện gì ?
HS: Đỉnh A cách đỉnh B một khoảng bằng 3 cm, cách đỉnh C một khoảng bằng 2 cm.
GV: Vậy đỉnh A thuộc đường nào ?
- GV hướng dẫn cách vẽ:
+ Vẽ đoạn BC = 4cm
+ Vẽ cung tròn (B, 3cm)
+ Vẽ cung tròn (C, 2cm)
=> Giao điểm của 2 cung là A
+ Vẽ đoạn AB, AC có ABC
2. Cách vẽ tam giác.
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm
- Vẽ cung tròn (B, 3cm)
- Vẽ cung tròn (C, 2cm)
=> Giao điểm 2 cung là A
A
B
C
- Vẽ đoạn AB, AC có ABC
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
? Thế nào là một tam giác
? Cách vẽ tam giác khi biết số đo 3 cạnh
Bài 43
a) ... ba đoạn thẳng MN, NP, MP khi ba điểm M, N, P không thẳng hàng ...
b) ... gồm 3 đoạn thẳng TU, UV, VT khi b điêm T, U, V không thẳng hàng.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Vận dụng định nghĩa tam giác ta áp dụng làm bài tập sau (Chiếu đề bài). Trong các hình vẽ sau hình nào là tam giác? Vì sao?
D E
H.1
E
F H
A K
H.2
B C
H.3
GV: Quay lại tính chất hai chiều để khắc sâu: Nếu một hình thiếu một trong hai yếu tố trên thì không được gọi là tam giác .
- Hôm nay chúng ta đã nghiên cứu xong bài tam giác.Vậy trong thực tế các vật dụng có hình dạng tam giác có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, trong kiến trúc, trong kỹ thuật như eke, móc áo, một số thiết bị, chi tiết máy, kèo nhà...
- Qua bài học hôm nay các em cần nhớ khái niệm tam giác, điểm trong, điểm ngoài của tam giác. Cách vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Vẽ tam giác HIK với HK = 6cm, HI = 8cm, IK = 10cm.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài theo SGK + Vở ghi.
- Ôn lại định nghĩa tam giác, điểm trong, điểm ngoài của tam giác. Các cách đọc tên và kí hiệu tam giác - Cách vẽ tam giác khi biết độ dài ba cạnh.
- BTVN : 45; 46; 47 ( SGK - Tr. 95 )
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau: Luyện tập.
Ngày giảng: 14/02/2019 (6A3)
TIẾT 26. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu cho HS kiến thức về đường tròn, hình tròn, cung và dây cung.
- Củng cố khái niệm tam giác, đỉnh, cạnh, góc của tam giác.
2. Kỹ năng
- Quan sát hình và nhận biết được các hình.
- Biết vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ (Compa, thước ).
3. Thái độ
- Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác khi đo góc.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:
- Năng lực tính toán, năng lực khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, ê ke, máy chiếu.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, học bài và làm bài tập theo yêu cầu của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành, dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật:
- Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Khi nào thì
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi : Chuyền hộp quà
GV giới thiệu luật chơi :
Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho lớp hát một bài hát ngắn.
Các em vừa hát, vừa vỗ tay đồng thời chuyền hộp quà cho bạn bên cạnh.
Khi bài hát kết thúc, hộp quà trên tay bạn nào thì bạn đó có quyền mở hộp quà và trả lời câu hỏi bên trong hộp quà.
Trả lời đúng được nhận một phần quà, trả lời sai cơ hội cho những bạn còn lại.
Câu hỏi sử dụng trong trò chơi : Thế nào là hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù?
=> Bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Yêu cầu HS TB, Y làm bài 19 SGK
- GV đưa hình 26 ra bảng
? Hãy đọc tên hai góc kề bù.
? Biết , tính góc
- Yêu cầu HS làm bài 20 SGK
- GV đưa hình 27 ra bảng
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm
- Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung nếu có.
- Yêu cầu HS làm bài 21 SGK
- Yêu cầu 2HS lên bảng đo các góc ở hình 28a, b.
? Viết tên các cặp góc phụ nhau trong hình 28
? Vì sao các góc đó phụ nhau.
- GV chốt lại kiến thức về 2 góc phụ nhau.
- Yêu cầu HS K làm bài 23 SGK
- GV đưa H31 ra bảng
- GV hướng dẫn HS cùng làm.
? Hai tia AM và AN đối nhau nên góc MAN bằng bao nhiêu độ.
? Hai góc MAP và NAP có quan hệ như thế nào. Từ đó hãy tính ?
? Tia AQ nằm giữa hai tia nào từ đó nêu cách tìm x.
Bài 19 (SGK-Tr82)
y
O
x
(2 góc kề bù)
Bài 20 (SGK-Tr82).A
.B
.I
O
Bài 21 (SGK-Tr82)
- Hình 28b có các góc phụ nhau là: góc aOb và góc bOd, góc aOc và góc cOd
Bài 23 (SGK-Tr83)
H31 SGK
- Hai tia AM và AN đối nhau nên
- Hai góc MAP và NAP kề bù nên
- Vì tia AQ nằm giữa hai tia AN, AP nên
HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng
? Khi nào thì tổng số đo hai góc xOy và yOz bằng số đo góc xOz?
? Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù.
HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Cho góc bẹt xOy. Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy, kẻ hai tia Oz và Ot sao cho và . Tính = ?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài theo SGK.
- HS làm bài tập 16,17; 20; 23 (SBT-Tr87).
- Đọc trước bài tia phân giác của góc.
- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_2122_nam_hoc_2019_2020_truong_th.doc