I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì
2. Kỹ năng:
- Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng
- Tính độ dài đoạn thẳng dựa vào tính chất trung điểm
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác , khoa học, hợp tác
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù
Năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ học toán, năng lực giải quyết vấn
đề toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Compa, thước thẳng, sợi dây.
2. Học sinh:
Com pa, thước thẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở-
vấn đáp, giải quyết vấn đề
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm đôi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách vẽ 2 đoạn thẳng trên 1 tia?
HS trả lời
30 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 10 đến 21 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 08/11/2019 (6B)
09/11/2019 (6C)
Tiết 10: TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
HS hiểu trung điểm của một đoạn thẳng là gì
2. Kỹ năng:
- Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng
- Tính độ dài đoạn thẳng dựa vào tính chất trung điểm
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác , khoa học, hợp tác
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù
Năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ học toán, năng lực giải quyết vấn
đề toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Compa, thước thẳng, sợi dây.
2. Học sinh:
Com pa, thước thẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở-
vấn đáp, giải quyết vấn đề
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm đôi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách vẽ 2 đoạn thẳng trên 1 tia?
HS trả lời
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
A M B
Cho hình vẽ sau (Treo bảng phụ)
Đo độ dài AM, BM. So sánh AM và BM
Tính AB? Nhận xét gì về vị trí của M đối với A, B?
+ AM = 3 cm
BM = 3 cm
AM = BM
+ Vì điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì AM + MB = AB
Thay AM = 3 cm; BM = 3 cm
Ta có: AB = 3 + 3 = 6 (cm)
Vậy AB = 6 cm
+ Nhận xét: M nằm giữa hai điểm A , B và M cách đều A, B
Qua bài tập trên ta thấy M nằm giữa hai điểm A, B và M cách đều A, B ta gọi M là
trung điểm của đoạn thẳng AB. Vậy trung điểm của đoạn thẳng là gì ? Có tính chất
gì ? Để trả lời câu hỏi này ta sang bài hôm nay:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- HS vẽ hình theo yêu cầu của GV
- GV giới thiêu trung điểm của đoạn
thẳng
- HS làm việc cá nhân làm bài 60 SGK
- HS lên bảng trình bày
- HS vẽ hình và thực hiện theo yêu cầu
của GV
- GV hướng dẫn HS thực hiện
1. Trung điểm của đoạn thẳng
MA B
Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm
nằm giữa A, B và cách đều A và B.
* Củng cố:
Bài 60 SGK
xO A B
a. A nằm giữa O và B
b. OA = AB ( =2 cm)
c. Điểm A là trung điểm của AB vì A nằm
giữa A, B (theo a), và cách đều A, B (
theo b).
2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
VD: SGK
A B M
Vì M là trung điểm của AB nên:
AM + MB = AB
MA = MB
Suy ra AM = MB
5
2,5
2 2
AB
= = (cm)
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn bài 61
Bài tập 61. SGK
x'x
O
BA
O là trung điểm của AB vì thoả mãn cả hai điều kiện là
+ O nằm giữa A và B
+ OA = OB= 2cm
Hoạt động 4: Vận dụng
? Để một điểm là trung điểm của đoạn thẳng thì điểm đó cần thoả mãn mấy
yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào?
- GV: Nhấn mạnh lại điều kiện để một điểm là trung điểm của đoạn thẳng
- GV yêu cầu HS sử dụng sợi dây để chia một vật cứng (như thanh gỗ hay mép
bàn) thành hai phần có độ dài bằng nhau.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
- Cho đoạn thẳng BD = 14cm BC=ED=3cm và A là trung điểm của đoạn thẳng
BD
+Cho biết độ dài của đoạn thẳng CA
+ Cho biết độ dài của đoạn thẳng BE
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Nắm vững điều kiện trung điểm của đoạn thẳng
- Làm bài tập 61; 62; 64; 65 SGK.
- Chuẩn bị thước
- Chuẩn bị tiết luyện tập: Thực hiện các yêu cầu bài 64,65
Ngày giảng: 15/11/2019 (6BC)
Tiết 11: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Củng cố khái niệm trung điểm của đoạn thẳng
2. Kỹ năng:
- Đọc hình và vẽ hình.
- Tính đoạn thẳng và xác định trung điểm của đoạn thẳng
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác , khoa học, hợp tác
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù
Năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ học toán, năng lực giải quyết vấn
đề toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Thước thẳng, bài tập
2. Học sinh:
- Thước thẳng.
III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập, gợi mở- vấn đáp
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm đôi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu điều kiện trung điểm của đoạn thẳng?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
- Cho đoạn thẳng BC = 10cm và M là trung điểm của BC
+Cho biết độ dài của đoạn thẳng CM.
+ Cho biết độ dài của đoạn thẳng BM
Hôm nay chúng ta cùng vận dụng tính chất của trung điểm để tính các độ dài
đoạn thẳng
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Ex1: Cho đoạn thẳng AB = 10cm.
Gọi M là trung điểm của AB. Tính
MB?
- HS làm việc cá nhân làm bài tập
- HS lên bảng trình bày
Ex1:
Vì M là trung điểm của AB nên
AB 10
MA = MB = = = 5
2 2
(cm)
- HS HĐ theo nhóm theo 2 trường
hợp làm bài tập dựa vào HD của GV
(10p)
- Đại diện các nhóm lên bảng trình
bày
- HS nhận xét chéo giữa các nhóm
- GV chốt lại cách làm
Ex: 64 SGK - T126
* T/h 1
ED x'x B
A C
3cm3cm
D nằm giữa A và C nên:
CD = AC - AD = 3 - 2 = 1cm
E nằm giữa C và B nên:
CE = BC - EB = 3 - 2 = 1cm
CD = CE; Và C nằm giữa D và E nên
C là trung điểm của CD.
* T/h2:
3cm ED x'x BA C 3cm
A nằm giữa C và D nên:
CD = AD + AC = 2 + 3 = 5cm
B nằm giữa C và E nên:
CE = CB + BE = 2 + 3 = 5cm
CD = CE = 5 cm và C nằm giữa D và
E nên C là trung điểm của DE.
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn bài tập:
Cho đoạn thẳng MN = 7cm, điểm T là trung điểm của MN. Tính TM, TN?
Giải: Vì T là trung điểm của MN nên TM = TN = 7 : 2 = 3,5 cm
Hoạt động 4: Vận dụng
? Khi có trung điểm của một đoạn thẳng ta có thể suy ra điều gì?
- GV: Nhấn mạnh lại điều kiện để một điểm là trung điểm của đoạn thẳng
- GV yêu cầu HS làm bài tập: Trên tia Oy, vẽ hai điểm C, D sao cho OC = 3cm,
OD = 4cm.
a) Điểm C có nằm giữa hai điểm O và D không?
b) So sánh OC và CD
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
? Bạn Nam và Trung cách nhau 12m, tìm vị trí của Hoa đứng ở vị trí trung
điểm của đoạn thẳng nối vị trí của Nam và Trung?
- HS về nhà suy nghĩ thực hiện
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Nắm vững điều kiện trung điểm của đoạn thẳng
- Làm bài tập : Trên tia Ax lấy hai điểm B, C sao cho AB = 2cm, AC = 6cm
a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Vì sao ?
b) Tính độ dài đoạn thẳng BC.
c) Gọi M là trung điểm của BC. Tính độ dài đoạn thẳng BM.
- Ôn tập đoạn thẳng, tia, đường thẳng, trung điểm của đoạn thẳng để chuẩn bị
ôn tập chương I
Ngày giảng: 22/11/2019 (6BC)
Tiết 12: ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Củng cố về đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng.
2. Kỹ năng:
- Vẽ đoạn thẳng, đo đoạn thẳng, xác định trung điểm đoạn thẳng.
- Tính đoạn thẳng thông qua trung điểm
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác , khoa học, hợp tác
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù
Năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ học toán, năng lực giải quyết vấn
đề toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Thước thẳng, bài tập
2. Học sinh:
- Thước thẳng. Bảng nhóm
III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập, gợi mở- vấn đáp
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm đôi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Đề bài:
Bài 1 (4 điểm ).
Khi nào ta nói ba điểm A, B, C thẳng hàng?
Bài 2: (6 điểm). Cho đoạn thẳng AB = 4cm
a, Vẽ trung điểm I của đoạn thẳng AB.
b, Tính độ dài đoạn thẳng IB
Hướng dẫn chấm:
Bài Nội dung Điểm
Bài 1:
(4 điểm)
Khi ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng , ta
nói chúng thẳng hàng.
4
Bài 2:
(6 điểm) A,
4 cm
2 cm BIA
3
b) Vì I là trung điểm của đoạn thẳng AB nên
AI = IB = AB/2 = 2cm
3
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến
thức cần kiểm tra bằng hình vẽ để chiếu lên màn hình máy.Học sinh chuẩn bị bảng
nhóm, bút dạ.
Cách chơi: Giáo viên chiếu nội dung kiến thức cần kiểm tra lên màn hình; yêu cầu
học sinh tìm và liệt kê những hình, những vấn đề liên quan đến bài học vào bảng
nhóm. Trong vài phút, đội nào tìm được nhiều hình(ghi lên bảng nhóm) chính xác
hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.
Câu hỏi: Cho các hình vẽ : điểm, đường thẳng, đường thẳng đi qua 2 điểm, tia,
hai tia đối nhau, trùng nhau, đoạn thẳng...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
GV nêu yêu cầu bài tập 1
- Hs thảo luận theo nhóm bàn làm bài
tập (5p)
- Đại diện các nhóm lên bảng điền
- HS đọc yêu cầu bài 5
- HS lên bảng vẽ hình theo yêu cầu
của đề bài
- HS làm theo nhóm bàn (5p)
- Trình bày và nhận xét
Bài 1
Điền vào ô trống trong các phát biểu sau để
được câu đúng :
a) Trong ba điểm thẳng hàng...... nằm giữa
hai điểm còn lại
b)Có một và chỉ một đường thẳng đi
qua.....
c) Mỗi điểm trên một đường thẳng là .....
của hai tia đối nhau
d) Nếu ................................... thì
AM + MB = AB
e) Nếu MA = MB =
2
AB
thì .............
Bài 5 (SGK – 127)
BMA
a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Vì
AM < AB.
b) Theo câu a ta có
AM + MB = AB
MB = AB - AM
MB = 3 cm
AM = MB
c) Từ a và b M là trung điểm của AB
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn bài tập:
Bài 6 ( SGK - 127)
3,5cm
7cm
BMA
Vì AM < AB nên M nằm giữa A và B
AM + MB = AB
3,5 + MB = 7
MB = 7 – 3,5 = 3,5
Vậy AM = MB nên M là trung điểm của AB
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Quan sát xung quanh em và chỉ ra những hình ảnh có liên quan đến
điểm; đường thẳng; tia; đoạn thẳng; trung điểm của đoạn thẳng; các điểm thẳng
hàng.
b) Ước lượng bằng mắt chiều dài của một gian nhà sau đó kiểm tra lại bằng
thước.
c) Trên sân trường , các học sinh của một lớp xếp theo đội hình 5 hàng dọc,
mỗi hàng 7 em mỗi em cách nhau 0,5 m và các em xếp thành hình chữ nhật.Chu vi
củ hình chữ nhật đó là bao nhiêu mét?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
Tìm hiểu thêm(qua người lớn hoặc Internet)
a)Về cách để người thợ xây ghép được các viên gạch thẳng hàng
b)Về cách người thợ chia đôi chiều dài một vật cứng như thanh gỗ hay chiều
rộng chiếc bàn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại cách vẽ, đo đoạn thẳng.
- BTVN: Bài 8 SGK - T127 và bài tập
Trên tia Oy lấy 2 điểm M và N sao cho OM = 4cm, ON = 7cm
a) Điểm M có nằm giữa O và N không?
b) So sánh OM và MN?
c) M có là trung điểm của ON không?
- Tiết sau tiếp tục ôn tập: Ôn cách tính và so sánh đoạn thẳng
Ngày giảng: 04/01/2020 (6C)
/01/2020 (6B)
Chương II: Góc
Tiết 15: NỬA MẶT PHẲNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu về mặt phẳng, khái niệm nửa mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa
mặt phẳng bờ đã cho.
- HS hiểu về tia nằm giữa 2 tia khác.
2. Kỹ năng:
- HS nhận biết được nửa mặt phẳng, biết vẽ hình.
- HS nhận biết tia nằm giữa hai tia.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác , khoa học, hợp tác
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
giao tiếp và hợp tác
b) Năng lực đặc thù
Năng lực tính toán, năng lực sử dụng công cụ học toán, năng lực giải quyết vấn
đề toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
Thước, phấn màu, câu hỏi và bài tập
2. Học sinh:
Kiến thức liên quan, đồ dùng học tập
III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở-
vấn đáp, giải quyết vấn đề
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm đôi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Nắm bắt sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Đường thẳng vẽ trong tờ giấy được gọi là gí? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học
hôm nay
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- HS lấy một số ví dụ về mặt phẳng
theo hướng dẫn của giáo viên
1. Nửa mặt phẳng:
a) Mặt phẳng:
Mặt bàn, mặt bảng, mặt nước lặng sóng,
- Nêu nhận xét về mặt phẳng
- GV: Vẽ nửa mặt phẳng
-HS: Vẽ hình và theo dõi gv hướng dẫn
về nửa mặt phẳng
- Theo dõi chú ý
GV: Vẽ hình
- HS: Vẽ hình và theo dõi giáo viên
hướng dẫn
- HS nêu điều kiện của tia nằm giữa
hai tia
là hình ảnh của mặt phẳng.
Mặt phẳng không giới hạn về hai phía
b) Nửa mặt phẳng:
* Chú ý: Học SGK
2. Tia nằm giữa hai tia:
x
M
O z
N y
z
x M O N y
M x
O N y
z
Tia Oz cắt MN tại 1 điểm nằm giữa M và
N, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn bài tập
Vẽ nửa mặt phẳng bờ ab, xy, c, e. Sau đó dùng thước chỉ vào nửa mặt phẳng đó
- HS thực hiện kiểm tra chéo
Hoạt động 4: Vận dụng
? Thế nào là mặt phẳng, nửa mặt phẳng? Cho ví dụ?
? Khi nào một tia nằm giữa hai tia còn lại?
HS trả lời
- GV yêu cầu HS sử dụng bút và thước vẽ tia Am nằm giữa tia Ac và Ad
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo
- GV tổ chức trò chơi tia nằm giữa: Chia HS làm các nhóm 4 bạn và
căng 3 sợi dây mỗi nhóm và quy định tên các sợi dây. GV sẽ đọc tên tia nằm
giữa, các bạn ở các nhóm sẽ nhanh chóng di chuyển theo tia đã yêu cầu. Nhóm
nào đúng và nhanh nhất sẽ chiến thắng
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài trong vở ghi và trong SGK, nhận biết nửa mp, nhận biết được tia nằm
giữa hai tia
- Làm bài tập: 4, 5 tr.73 (SGK) và 1, 4, 5 tr.52 (SBT)
+ HD bài 5: OM nằm giữa OA và OB
- Đọc trước bài 2: Góc (Xem định nghĩa và hình vẽ)
Ngày giảng: 08/05/2020 (6B)
09/05/2020 (6C)
Tiết 16: GÓC - SỐ ĐO GÓC-VẼ GÓC CHO BIÊT SỐ ĐO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu góc là gì? Góc bẹt là gì? Biết về điểm nằm trong góc, tia nằm giữa 2 tia
khác.
- HS công nhận mỗi góc có một số đo xác định, số đo của góc bẹt là 1800.
- HS biết định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù.
2. Kỹ năng:
- Biết vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc. Nhận biết điểm nằm trong góc.
- HS biết đo góc bằng thước đo góc.
- HS biết so sánh hai góc.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu, thước đo góc
2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc.
III.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, Vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân, HĐ nhóm.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, kĩ thuật chia nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khởi động
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV cho hs quan sát hình tạo bởi hai cây kim của đồng hồ, hình được tạo bởi
hai thân của com pa.
GV: Đó chính là hình ảnh của một góc. Vậy góc là gì => bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
I. Góc:
Định nghĩa: SGK
x
O
y
O: đỉnh góc; Ox, Oy cạnh của góc
- Vẽ hình theo yêu cầu của giáo
viên
- Theo dõi gv giới thiệu các yếu tố
của góc
Đọc: Góc xOy, góc yOx, góc O
Ký hiệu: xOy , yOx ,O
Bài 7 SGK - T75
Hình
Tên
góc
Tên
đỉnh
Tên
cạnh
Kí hiệu tên
góc
a
Góc
yCz,
góc
zCy,
góc C
C
Cy,
Cz
yCz , zCy ,C
b
c
II. Góc bẹt:
III. Vẽ góc:
IV. Điểm nằm trong góc:
V. Đo góc:
- Mỗi góc có một số đo xác định.
- Số đo của góc bẹt là 1800.
- Số đo mỗi góc không quá 1800
PHT
- Góc vuông là góc có số đo bằng 900
- Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 900
- Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ
hơn 1800
VI. So sánh hai góc:
VII. Các loại góc:
- Làm bài 7 theo nhóm bàn (10p)
- Trình bày và nhận xét giữa các
nhóm
- hướng dẫn học sinh tự học.
- GV hướng dẫn HS cách đo góc
- GV phát PHT vẽ một số góc yêu
cầu HS HĐ nhóm thực hành đo các
góc
Qua PHT giáo viên giới thiệu cách
so sánh góc và các loại góc HS về
tự ng/ cứu
- hướng dẫn học sinh tự học.
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV yêu cầu HS vẽ các góc 600, 1500 và tự đặt tên
- HS thực hiện
Hoạt động 4: Vận dụng
- Cách đo góc ?
- Muốn so sánh hai góc ta làm như thế nào ?
- Thế nào là góc vuông, nhọn, tù ?
HS trả lời
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
1.Vẽ góc xOy =350
2.Vẽ góc mOn=450
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- HS nắm vững cách đo góc.
- Phân biệt góc vuông, góc nhọn, góc bẹt, góc tù.
- Bài tập 11, 12, 13, 15, 16, 17 ( SGK)
+ Bài 11 SGK- T79
xOy = 500; xOz = 1000; xOt = 120
Ngày giảng: 15/05/2020 (6B)
16/05/2020 (6C)
Tiết 17: KHI NÀO THÌ ·xOy + ·yOz = ·xOz
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì ·xOy + ·yOz = ·xOz
- Biết định nghĩa hai góc bù nhau, phụ nhau, kề nhau, kê bù.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết hai góc bù nhau, phụ nhau, kề nhau, kề bù
- Tính số đo góc khi biết hai góc cho trước.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu, thước đo góc
2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc.
III.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, Vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân, HĐ nhóm.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, kĩ thuật chia nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện bài 29 SGK
GV: Nhận xét, chữa bài.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
Quan sát hình vẽ trong khung, ta thấy x y và y z là hai góc kề nhau. Vậy thì
khi nào x y + y z = x z ? Chúng ta cùng đi nghiên cứu bài học hôm nay để
trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Vẽ hình theo yêu cầu
- Làm việc cá nhân và thông báo
kết quả.
·
·
·
0
0
0
.......
........
........
xOy
yOz
xOz
=
=
=
1. Khi nào thì tổng số đo 2 góc ·xOy và ·yOz
bằng tổng số đo góc ·xOz
- Nêu nhận xét theo hướng dẫn
của giáo viên
- HĐ nhóm bàn tính số đo góc
BOC(7p)
- Trình bày và nhận xét
y
x
z
O
Ta thấy:
xOy yOz+ = xOz
* Nhận xét: SGK
Bài tập 18. SGK-T82
Vì tia OA nằm giữa hai tia OB và OC nên:
· · ·BOA AOC BOC+ =
Thay · ·0 045 ; 32BOA AOC= = ta có: ·BOC = 450 +
320
·BOC = 770
- Quan sát hình vẽ của giáo viên
- Theo dõi giáo viên giới thiệu
- Nêu đặc điểm của hai góc kề,
phụ, kề bù và bù nhau
2. Hai góc kề nhau, bù nhau, phu nhau, kề
bù.
a) Hai góc kề nhau
1
2
b) Hai góc phụ nhau
2
1
c) Hai góc bù nhau
12
d) Hai góc kề bù
2 1
Hoạt động 3: Luyện tập
- Đọc yêu cầu bài 19
- Nêu nhận xét về các tia
- Làm theo nhóm bàn (10)
Bài 19 SGK-T82
120° y'
y
x
- Trình bày và nhận xét giữa các nhóm
- Đọc yêu cầu bài 21
- Làm cá nhân
- Trình bày và nhận xét
·xOy + · 'yOy = 1800 (Hai góc kề bù).
1200 + · 'yOy = 1800
Vậy · 'yOy = 600
Bài 21 SGK-T82
b)a)
d
c
b
a
z
y
x
OO
·aOb và ·bOd ; ·aOc và ·cOd
Hoạt động 4: Vận dụng
? Khi nào thì tổng số đo 2 góc ·xOy và ·yOz bằng tổng số đo góc ·xOz ?
? Thế nào là hai góc kề, phụ, kề bù và bù nhau?
HS trả lời
GV:Mỗi câu sau đây đúng hay sai?
a) một góc không phải góc nhọn thì phải là góc vuông(S)
b) ) một góc không phải góc tù thì phải là góc nhọn(S)
c)một góc lớn hơn góc nhọn phải là góc tù.(S)
d) Nếu góc xOy là góc nhọn thì 00 < xOy < 900(Đ)
e)Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì chỉ cần đo hai góc trong số ba góc
xOy ; yOx ; xOz ta biết được số đo của góc còn lại(Đ)
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Bài 1: Ta coi kim giờ và kim phút của một chiếc đồng hồ là hai tia chung gốc.
Tai mỗi thời điểm xem đồng hồ thì hai kim đó tạo thành một góc.Theo em, tại mỗi
thời điểm: Lúc 3 giờ; lúc 4 giờ; lúc 6 giờ; lúc 12 giờ thì góc giữa hai kim đó có số đo
lần lượt là bao nhiêu?
Bài 2: Vẽ góc xOy = 300. Vẽ góc yOz kề phụ với góc xOy. Góc yOz có số đo
bằng bao nhiêu?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài theo SGK
- Làm các bài tập còn lại trong SGK.
- HD bài 20
· ·
· · ·
· · ·
O O
O O O
O
O
1 1
= = 60 =15
4 4
+ =
= - =60 -15 = 45
BOI AOB
AOI I B AOB
AOI AOB I B
- Đọc trước tia phân giác của một góc là gì?
- Cách vẽ tia phân giác của một góc,
Ngày giảng: 22/05/2020 (6B)
23/05/2020 (6C)
Tiết 18: TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC - LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là tia phân giác, hiểu đường phân giác của góc là gì
2. Kỹ năng:
- Biết vẽ tia phân giác của góc. Tính góc
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: - Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu, thước đo góc
2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, Vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân, HĐ nhóm.
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, kĩ thuật chia nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Khi nào thì tổng số đo hai góc xOy và yOz bằng số đo góc xOz? Thế nào là 2
góc kề bù? Vẽ hình minh họa.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động
GV treo hình vẽ hai cái cân: ( thăng bằng và không thăng bằng)
+ Điểm khác nhau giữa hai cái cân ?
+ Khi nào cân thăng bằng ?
+ Khi cân thăng bằng thì kim cân ở vị trí nào ?
GV: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tia Ot trên và kim cân ở vị trí cân thăng bằng có
tên gọi là gì chúng ta vào bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Vẽ hình theo yêu cầu
- Nhận xét về các góc
- Theo dõi giáo viên giới thiệu
- Rút ra định nghĩa tia phân giác
1. Tia phân giác của một góc là gì?
B
t
O A
- Hoạt động cá nhân vẽ tia phân
giác của góc (2’)
- Hoạt động nhóm ( 5’)
- Đại diện nhóm lên bảng trình
bày
- Theo dõi nhận xét
- Làm ? cá nhân
- Quan sát hình vẽ
- HStrả lời chú ý- HS vẽ hình cá
nhân, 1 HS vẽ trên bảng
- Nêu cách tính theo nhóm bàn
(5p)
- Trình bày cá nhân và nhận xét
Ot nằm giữa OA và OB
AOt tOB=
Ot là tia phân giác của AOB
2. Cách vẽ tia phân giác.
a) Cách 1:
Nhận xét: Một góc chỉ có 1 tia phân giác.
?
x O y
3. Chú ý
x
y
m
n
O
mn là đường phân giác của xOy
Hoạt động 3: Luyện tập
- Đọc yêu cầu bài 33,34
- Vẽ hình cá nhân
- Nêu cách làm theo gợi ý của giáo viên
- Hoạt động nhóm bàn trình bày (12p)
Bài 33 SGK - T87
O
x
t
y
130°
x'
y
t
x
O
·xOy và ·yOx ' là hai góc kề bù nên
·xOy + ·yOx ' = 1800
=> ·x 'Oy = 1800 - ·xOy = 1800 - 1300 = 500.
Tia Ot là phân giác của góc ·xOy nên
·
· 0
0xOy 130yOt 65
2 2
= = =
=> ·x 'Ot = ·x 'Oy + ·yOt = 500 + 650 = 1150
Bài 34 SGK - T87
100°
t' t
y
x'
O
x
·xOy và ·yOx ' là hai góc kề bù nên
·xOy + ·yOx ' = 1800
=> ·x 'Oy = 1800 - ·xOy
= 1800 - 1000 = 800.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Tia phân giác của một góc là gì?
- Nếu cách vẽ tia phân giác của một góc ?
- Vẽ góc mOn = 1200. Vẽ tia phân giác của góc mOn
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Quan sát xung quanh và tìm ra những hình ảnh liên quan đến tia ( đường)
phân giác của một góc, chẳng hạn tên và dây cung
- Vẽ góc xOy = 600
- Vẽ góc yOz kề bù với góc xOy
-Vẽ Om là tia phân giác của góc xOy
- Vẽ On là tia phân giác của góc yOz
- Tính và cho biết góc xOn = ? ; góc mOn = ? ; mOz = ?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học bài trong vở ghi và trong SGK
- Làm bài tập: 30, 31,32 SGK
+ Bài 30: Ot là tia phân giác của góc xOy
Ngày giảng:29/05/2020 (6B)
30/05/2020 (6C)
Tiết 19: ĐƯỜNG TRÒN - TAM GIÁC - LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu và phân biệt được khái niệm đường tròn, hình tròn và định nghĩa được
tam giác.
- HS hiểu được bán kính, đường kính của đường tròn, đỉnh, cạnh, góc của tam giác
là gì?
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng compa để vẽ đường tròn và cung tròn.
- Biết gọi tên đường tròn
- HS biết vẽ tam giác, biết gọi tên tam giác, nhận biết được điểm nằm bên
trong và năm bên ngoài tam giác.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp, năng lực
giải quyết vấn đề và sáng t
File đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_10_den_21_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf