Giáo án Hình học 9 - Tiết 31, bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo)

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

HS nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của 2 đường tròn ứng với từng vị trí tương đối. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của 2 đường tròn.

2. Kỹ năng:

Biết vẽ 2 đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong và tiếp tuyến chung của 2 đường tròn. Biết cách xác định vị trí tương đối của 2 đường tròn dựa vào đoạn nối tâm và các bán kính.

3. Thái độ:

Tích cực tinh thần hợp tác, tính cẩn thận trong vẽ hình.

B. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ vẽ sẵn các vị trí tương đối của 2 đường tròn, tiếp tuyến chung của 2 đường tròn, hình ảnh 1 số vị trí tương đối của 2 đường tròn trong thực tế.

HS: Ôn tập bất đẳng thức tam giác, thước, com pa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 - Tiết 31, bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/12/2008. Ngày giảng: 05/12/2008 9A; 06/12/2008 9B. Tiết 31. Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiếp theo) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của 2 đường tròn ứng với từng vị trí tương đối. Hiểu được khái niệm tiếp tuyến chung của 2 đường tròn. 2. Kỹ năng: Biết vẽ 2 đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong và tiếp tuyến chung của 2 đường tròn. Biết cách xác định vị trí tương đối của 2 đường tròn dựa vào đoạn nối tâm và các bán kính. 3. Thái độ: Tích cực tinh thần hợp tác, tính cẩn thận trong vẽ hình. B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ vẽ sẵn các vị trí tương đối của 2 đường tròn, tiếp tuyến chung của 2 đường tròn, hình ảnh 1 số vị trí tương đối của 2 đường tròn trong thực tế. HS: Ôn tập bất đẳng thức tam giác, thước, com pa. C. Tổ chức hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Kiểm tra. ( 7 Phút) Y/c: Lớp trưởng báo cáo sĩ số . GV nêu Y/c kiểm tra: HS1: Giữa 2 đường tròn phân biệt có những vị trí tương đối nào? + Nêu tính chất đường nối tâm. HS2: Chữa bài 33/ 119 SGK GV nhận xét và cho điểm. Hoạt động 2: Tìm các hệ thức liên hệ giữa đoạn nối tâm và bán kính của 2 đường tròn. ( 20 Phút) GV: Ta xét 2 đường tròn (O; R) và (O’; r) trong đó R > r. GV đưa ra hình vẽ. Em hãy chứng minh R– r <OO’< R+ r GV đưa ra hìmh vẽ và khẳng định cho mỗi trường hợp. Tiếp xúc ngoài Tiếp xúc trong OO’ = R + r OO’ = R - r Em hãy chứng minh các khẳng định trên ? GV cho 2 HS lên bảng . Mỗi HS chứng minh 1 khẳng định. GV đưa ra hình vẽ H.93 và H9.4 Em hãy tìm các hệ thức của từng trường hợp. GV treo bảng tóm tắt lên bảng . Y/c HS đọc và nghiên cứu bảng. Hoạt động 3: Tiếp tuyến chung của 2 đường tròn. ( 15 Phút) GV đưa ra H. 95 và H. 96. ? Đường thẳng d1 và d2 như thế nào với đường tròn ? GV nêu khái niệm tiếp tuyến chung. + Các tiếp tuyến chung không cắt đường nối tâm gọi là tiếp tuyến chung ngoài. Các tiếp tuyến chung cắt đường nối tâm gọi là tiếp tuyến chung trong. GV treo bảng phụ vẽ H.97 (SGK/ 122) Y/c HS làm ? 3 GV cho HS đứng tại chỗ trả lời GV cho HS thảo luận và nhận xét. Y/c HS đọc và quan sát H.98 Hoạt động 4: Củng cố – Hướng dẫn về nhà. ( 3 Phút) GV cho HS nêu lại các vị trí tương đối và hệ thức liên hệ giữa R; r với d. *Về nhà: + Nắm chắc bảng tóm tắt. + Làm bài tập 35; 36; 37 SGK/ (122 –123 ) + Đọc và nghiên cứu bài đọc thêm. + Lớp trưởng báo cáo sĩ số . HS1: Nêu như SGK HS 2: Chữa bài 33/ 119 SGK D OCA cân tại Oị = Â1 (1) D O’AD cân tại O’ ị = Â2 (2) Â1 = Â2 ( đối đỉnh) (3) Từ (1) ; (2) và (3) ị = ị OC // O’D đpcm. I. Hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính 1 – Hai đường tròn cắt nhau ? 1: Xét D OAO’ có : OA – O’A < OO’ < OA + O’A Hay R – r < OO’ < R + r (đpcm) 2 – Hai đường tròn tiếp xúc nhau. ? 2: Chứng minh: HS 1: *Nếu (O) và (O’) tiếp xúc ngoài nhau thì A nằm giữa O và O’ ị OO’ = OA + O’A Hay OO’ = R + r HS 2: *Nếu (O) và (O’) tiếp xúc trong thì O’ nằm giữa O và A ị OO’ = OA - O’A Hay OO’ = R – r 3 – Hai đường tròn không giao nhau. OO’ > R + r OO’ < R – r OO’ = 0 HS đọc và nghiên cứu bảng tóm tắt. II. Tiếp tuyến chung của 2 đường tròn. HS: + Đường thẳng d1 và d2 tiếp xúc với cả 2 đường tròn. *Tiếp tuyến chung của 2 đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả 2 đường tròn đó. ? 3: HS trả lời miệng. H.(a) d1 và d2 là tiếp tuyến chung ngoài. m là tiếp tuyến chung trong H.(b) d1 và d2 là tiếp tuyến chung ngoài. H.(c) d là tiếp tuyến chung ngoài. H.(d) không có tiếp tuyến chung. HS trong lớp thảo luận HS đọc và quan sát H. 98 HS nêu lại các vị trí tương đối và hệ thức liên hệ giữa R; r với d.

File đính kèm:

  • docHinh 9 (T31).doc
Giáo án liên quan