Kiến thức Kỷ năng
Giúp học sinh:
-Nắm chắc nội dung hai bài thực hành (đo gián tiếp chiều cao của vật và khoảng cách giữa 2 điểm) Giúp học sinh có kỷ năng:
-Chỉ ra các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp
Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt; Tính độc lập
2 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 51, bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết
51
Ngày Soạn: 15/3/05
§9.ỨNG DỤNG THỰC TẾ
CỦA TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
A. Mục tiêu:
Kiến thức
Kỷ năng
Giúp học sinh:
-Nắm chắc nội dung hai bài thực hành (đo gián tiếp chiều cao của vật và khoảng cách giữa 2 điểm)
Giúp học sinh có kỷ năng:
-Chỉ ra các bước tiến hành đo đạc và tính toán trong từng trường hợp
Thái độ
*Rèn cho học sinh các thao tác tư duy:
-Phân tích, so sánh, tổng quát hoá
*Giúp học sinh phát triển các phẩm chất trí tuệ:
-Tính linh hoạt; Tính độc lập
B. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
Giáo viên
Học sinh
Hình 54 và hình 55, giác kế
Thước, sgk
D. Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định lớp:( 1')
II. Kiểm tra bài cũ:(5')
Câu hỏi hoặc bài tập
Đáp án
Nêu các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông ?
1. Có một góc nhọn bằng nhau
2. Có hai cạnh tương ứng tỉ lệ
III.Bài mới: (37')
*Đặt vấn đề: (3')
Giáo viên
Học sinh
Có thể đo chiều cao của một cây mà không cần lên ngọn không ?
Lắng nghe, suy nghĩ
*Triển khai bài: (34')
HĐ1: Đo gián tiếp chiều cao của vật (12')
GV: Quan sát hình 54 sgk và chỉ ra cách xác định chiều cao của cây ?
HS: Bước 1: sgk/85 Bước 2: sgk/85
GV: Để xác định chiều cao của một tòa nhà, của một ngọn tháp hay của một cây nào đó, ta cần có những dụng cụ gì ?
HS: Cọc có gắn thước ngắm quay quanh một chốt gắn gần đỉnh cọc, một sợi dây, một thước dây
1) Đo gián tiếp chiều cao của vật
a) Tiến hành đo đạc: sgk
b) Tính chiều cao của cây: sgk
HĐ2:Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa
điểm không thể tới được (12')
GV: Quan sát hình 55 và chỉ ra cách xác định độ dài AB ?
HS: Bước 1: sgk/86 Bước 2: sgk/86
GV: Để xác định được khoảng cách AB ta cần những dụng cụ gì ?
HS: Thước dây, giác kế
2) Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được
a) Tiến hành đo đạc: sgk
b) Tính khoảng cách AB: sgk
HĐ3: Chia nhóm, phân công đem dụng cụ (10')
GV: Chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ) phân công đem dụng cụ:
Tiết thực hành 1: mỗi nhóm 1 sợi dây, một cọc có gắn thước ngắm quay quanh một cái chốt, 1 thước dây, giấy bút, máy tính bỏ túi
Tiết thực hành 2: mỗi nhóm 1 sợi dây, thước dây, giấy bút, thước kẻ có chia đơn vị, máy tính bỏ túi
HS: Các tổ trưởng ghi chép, phân công đem dụng cụ
GV: Hướng dẫn làm cọc có gắn thước ngắm quay quanh một cái chốt
IV. Củng cố:
V. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà:(2')
Về nhà thực hiện bài tập: 53 sgk/87
Chuẩn bị dụng cụ tiết sau thực hành
File đính kèm:
- TIET51~1.DOC