Giáo án Hình học 8 - Năm 2010 - Tiết 11

I. MỤC TIÊU

Củng cố kiến thức về hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng (một trục), về hình có trục đối xứng

Rèn luyện kỹ năng vẽ hình đối xứng của một hình (dạng hình đơn giản) qua một trục đối xứng

Kỹ năng nhận biết hai hình đối xứng nhau qua một trục, hình có trục đối xứng trong thực tế cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

* Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng Compa Bảng phụ

* Học sinh : Học bài và làm bài tập đầy đủ dụng cụ học tập đầy đủ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Năm 2010 - Tiết 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 Tiết 11 Ngày soạn: /09/2010 Ngày dạy: /09/2010 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Củng cố kiến thức về hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng (một trục), về hình có trục đối xứng - Rèn luyện kỹ năng vẽ hình đối xứng của một hình (dạng hình đơn giản) qua một trục đối xứng - Kỹ năng nhận biết hai hình đối xứng nhau qua một trục, hình có trục đối xứng trong thực tế cuộc sống. II. CHUẨN BỊ * Giáo viên : Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng - Compa- Bảng phụ * Học sinh : Học bài và làm bài tập đầy đủ - dụng cụ học tập đầy đủ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Bài cũ: - Nêu định nghĩa hai điểm đối xứng nhau qua 1 đường thẳng. - Vẽ hình đối xứng của D ABC qua đường thẳng d 3. Bài luyện tập: Hoạt động Nội dung Hoạt động 1: nhận dạng trục đối xứng của hình GV: Cho HS đọc đề bài HS quan sát hình vẽ trong SGK để trả lời câu GV GV yêu cầu HS tìm các hình có trục đối xứng trên hình 59 2 HS lên bảng vẽ trục đối xứng của các hình và trả lời mỗi hình có bao nhiêu trục đối xứng GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh GV: Giải thích thêm về các biển báo giao thông đồng thời tuyên truyền HS đi đường phải thực hiện tốt đảm bảo an toàn giao thông. Hoạt động 2: Vận dụng vào thực tế. GV: Cho HS đọc to đề, ngắt từng ý, yêu cầu HS vẽ hình theo lời đọc 1 HS vẽ hình trên bảng GV: Hãy phát hiện trên hình vẽ những cặp đoạn thẳng bằng nhau. Giải thích ? GV: AD + DB = ? AE + EB = ? GV: Tại sao AD + DB lại nhỏ hơn AE + EB ? GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện. GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh GV: Cho HS áp dụng kết quả câu a, hãy trả lời câu GV b? Hoạt động 3: Vẽ hình GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán. GV: Thế nào là hai hình đối xứng nhau? GV: Để vẽ hình đối xứng với hình đã cho ta làm như thế nào? GV phát phiếu học tập cho HS, mỗi em 1 phiếu có hình 58 - Yêu cầu HS vẽ nhanh, vẽ đúng và đẹp GV: Thu chấm điểm lấy hệ số 1 Dạng 1: Tìm trục đối xứng của hình Bài 37 trang 87 SGK Hướng dẫn Hình a có 2 trục đối xứng. Hình b ; c ; d ; e ; i mỗi hình có một trục đối xứng Hình g : Có 5 trục đối xứng Hình h : không có trục đối xứng Bài 40 trang 88 SGK Hướng dẫn Biển a, b, d: mỗi hình có 1 trục đối xứng Biển c : không có trục đối xứng nào? Dạng 2: Vận dụng đối xứng trục vào thực tế Bài 39 trang 88 SGK Hướng dẫn Chứng minh Vì A đối xứng với C qua d nên d là trung trực của AC Þ AD = CD, AE = EC (1) DCEB có : CB < CE + EB (bất đẳng thức trong tam giác) Mà CB = CD + DB Þ CD + BD < EC + EB (2) Từ (1) và (2) Þ AD + BD < AE + EB b) Con đường ngắn nhất mà bạn Trí nên đi là con đường A ® D ® B Dạng 3: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình đối xứng Bài 35 trang 87 SGK Hướng dẫn 4. Củng cố – GV nhấn mạnh lại lý thuyết của bài đối xứng trục; nắm được hai điểm đối xứng; hai hình đối xứng; trục đối xứng của một hình. – Hướng dẫn HS giải câu đố 42 SGK 5. Dặn dò – Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 42 và đọc mục có thể em chưa biết. – Chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 10.doc