Giáo án hình học 6 tuần 2 tiết 2: Ba điểm thẳng hàng

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.

- Biết khái niệm điểm nằm giữa hai điểm.

- Hiểu được tính chất: Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

2.Kĩ năng:

- Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.

- Biết dùng thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.

II. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên: Các dụng cụ vẽ hình, giáo án, sách giáo khoa,.

2. Học sinh: Các đồ dùng học tập hình học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 952 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hình học 6 tuần 2 tiết 2: Ba điểm thẳng hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2011 Tuần: 2 Tiết: 2 BA ĐIỂM THẲNG HÀNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. - Biết khái niệm điểm nằm giữa hai điểm. - Hiểu được tính chất: Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. 2.Kĩ năng: - Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. - Biết dùng thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Các dụng cụ vẽ hình, giáo án, sách giáo khoa,...... 2. Học sinh: Các đồ dùng học tập hình học. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (10 phút) - GV gọi 2HS lên bảng sửa bài tập về nhà bài tập 4, 5 sgk trang 105. - HS nhận xét, GV củng cố và cho điểm. - HS lên bảng làm bài tập. Hoạt động 2: Thế nào là ba điểm thẳng hàng. (12 phút) - Cho a) A Î d ; B Î d ; C Î d b) M Î a ; N Î a ; P Ï a Hãy đọc và vẽ hình trong hai trường hợp trên . - Khi nào thì ba điểm thẳng hàng - Khi nào thì ba điểm không thẳng hàng. - Nói cách vẽ ba điểm thẳng hàng. - Nói cách vẽ ba điểm không thẳng hàng. - Để nhận biết ba điểm có thẳng hàng hay không ta làm như thế nào? - GV yêu cầu HS làm bài 8 sgk trang 106. - HS lên bảng thực hiện. - Khi chúng cùng nằm trên một đường thẳng - Khi ba điểm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng. - Khi ba điểm M, N, P không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng - HS trình bày cách vẽ 3 điểm thẳng hàng và 3 điểm không thẳng hàng. - Để kiểm tra 3 điểm cho trước có thẳng hàng hay không ta dùng thước thẳng để gióng. - HS làm bài 8 sgk trang 106. Hoạt động 3: Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng. (10 phút) - Nhìn hình trên và nhận xét vị trí các điểm như thế nào? - Trong ba điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại. - GV nhấn mạnh: Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C ta nói điểm C nằm giữa hai điểm A và B Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Chú ý: Không có khái niệm điểm nằm giữa khi ba điểm không thẳng hàng. - Với ba điểm A, B, C thẳng hàng như hình thì: - Hai điểm C và B nằm cùng phía đối với điểm A.. - Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với điểm B. - Hai điểm A và B nằm khác phía đối với điểm C. - Có 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại - HS chú ý nghe giảng và chép bài vào vở. Hoạt động 4: Củng cố. (10 phút) - GV yêu cầu HS làm bài tập 8 và 9 sgk. Giáo viên nhận xét và sửa sai (nếu có). Bài Tập : - Vẽ ba điểm M, N, P thẳng hàng sao cho điểm M nằm giữa hai điểm N và P (chú ý có 2 trường hợp) - HS làm bài tập 11 và 12 sgk. - HS lên bảng vẽ: Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. (3 phút) - Nắm được định nghĩa ba điểm thẳng hàng và quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng. - Làm bài tập 10,11 sgk trang 107. - Đọc bài: Đường thẳng đi qua 2 điểm.

File đính kèm:

  • doctiet 2_hh.doc
Giáo án liên quan