I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Học sinh hiểu về mặt phẳng, khái niệm nửa mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho.
- Học sinh hiểu về tia nằm giữa hai tia khác.
Kĩ năng:
- Nhận biết nửa mặt phẳng.
- Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.
Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ tia nằm giữa hai tia.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, Phiếu học tập.
- Học sinh: Thước thẳng.
5 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Phạm Thị Kim Dung - Tiết 16, bài 1: Nửa mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 Ngày soạn: 04/ 11/ 2009
Tuần 20 Ngày dạy: 11/ 11/ 2009
CHƯƠNG II: GÓC
Bài 1: NỬA MẶT PHẲNG
I/ MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Học sinh hiểu về mặt phẳng, khái niệm nửa mặt phẳng bờ a, cách gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho.
- Học sinh hiểu về tia nằm giữa hai tia khác.
Kĩ năng:
- Nhận biết nửa mặt phẳng.
- Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.
Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ tia nằm giữa hai tia.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, Phiếu học tập.
Học sinh: Thước thẳng.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Hãy vẽ:
Đoạn thẳng AB.
Tia Ct.
Đường thẳng a.
GV gọi một HS lên bảng vẽ hình.
Sau đó cho HS lớp nhận xét.
Cuối cùng GV nhận xét ghi điểm và chuyển ý để dạy bài mới.
Hoạt động 1: HÌNH THÀNH KHÁI NIÊM MẶT PHẲNG.
Hoạt dộng của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội Dung
GV yêu cầu học sinh cho vài ví dụ về mặt phẳng.
- Bây giờ cô có một mặt phẳng và một đường thẳng a chia mặt phẳng thành hai phần, một phần màu xanh một phần màu cam.
Phần màu xanh người ta gọi là nửa mặt phẳng bờ a, và tương tự thì phần màu cam cũng được gọi là nửa mặt phẳng bờ a. Và đường thẳng a như vậy người ta gọi là bờ của hai nửa mặt phẳng.
- Cho HS đọc định nghĩa và ghi bài vào.
Hình 2
- Bây giờ cô có một mặt phẳng, đường thẳng a chia mặt phẳng thành hai nửa mặt phẳng, một nửa màu xanh một nửa màu xám. Đường thẳng b cũng chia mặt phẳng ra làm hai nửa mặt phẳng, một nửa màu xám một nửa màu cam.
? Nửa mặt phẳng màu xanh và nửa mặt phẳng màu cam có chung bờ hay không.
Tương tự nửa mặt phẳng màu xám và nửa mặt phẳng màu cam có chung bờ hay không
Cho HS khác nhận xét.
- GV khẳng định: Các em biết nếu hai nửa mặt phẳng có chung bờ thì ta nói hai nửa mặt phẳng đó đối nhau.
- Cho HS ghi bài vào
- GV đưa Hình 3 ra và trình bày: Người ta gọi nửa mặt phẳng (I) là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M, nửa mặt phẳng (II) là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm P.
- Hỏi HS nửa mặt phẳng (I) có chứa điểm N hay không, nửa mặt phẳng (II) có chứa điểm N hay không?
? Em nào hãy dựa vào sự nhận xét này để nêu cách gọi tên khác của nửa mặt phẳng (I) và nửa mặt phẳng (II).
- M, N nằm cùng phía hay khác phía so với đt a. tương tự cho hai điểm M và P.
- Nối M với N và M với P. Đoạn MN có cắt a hay không, đoạn MP có cắt a hay không?
- Cho HS tiến hành gấp tờ giấy lại rồi mở ra để lên mặt bàn và xem nếp gấp có phải là hình ảnh bờ chung của hai nửa mặt phẳng hay không?
- Mặt bảng, mặt bàn, trang giấy,…
- HS lắng nghe
- HS vẽ hình 1.
- HS đọc định nghĩa và ghi bài vào tập.
- Không
- HS chú ý lắng nghe và ghi bài vào tập.
- Nửa mặt phẳng (I) có chứa điểm N, nửa mặt phẳng (II) không chứa điểm N
- HS suy nghỉ trả lời
- M, N nằm cùng phía
- M, P nằm khác phía.
- MN không cắt a, MP cắt a.
- HS tiến hành thực hành và trả lời.
1. Nửa mặt phẳng bờ a:
a
Hình.1
- Định nghĩa: Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.
- Hai nửa mặt phẳng có bờ chung được gọi là hai mặt phẳng đối nhau.
Một đường thẳng b bất kì nằm trên mặt phẳng thì đều chia mặt phẳng thành hai nửa mặt phẳng đối diện nhau
a
.
.
.
M
N
P
(I)
(II)
¬ Cách gọi tên nửa mặt phẳng:
Hình 3
- Nửa mặt phẳng (I) là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm N, nửa mặt phẳng (II) là nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm N.
a
.
.
.
M
N
P
(I)
(II)
Lưu ý:
- Hai điểm M, N nằm cùng phía với đường thẳng a thì M, N không cắt đường thẳng a
- Hai điểm M, P nằm khác phía với đường thẳng a thì M, P cắt đường thẳng a tại điểm nằm giữa M và P.
Hoạt động 2: TIẾP CẬN KHÁI NIỆM TIA NẰM GIỮA HAI TIA.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội Dung
Cho HS quan sát Hình 4.a
- Tia Oz như thế nào đối với đoạn thẳng MN?
GV khẳng định: Nếu tia Oz cắt đoạn MN tại điểm nằm giữa M và N thì ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
- Yêu cầu HS nhắc lại: Khi nào tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
GV cho HS ghi bài vào.
Cho HS quan sát Hình 4.b
- Tia Oz có nằm giữa hai tia Ox và Oy không?
Cho HS quan sát Hình 4.c
- Tia Oz có cắt đoạn MN không?
Vậy tia Oz có nằm giữa hai tia Ox và Oy không?
- Sau khi HS trả lời GV gọi vài HS khác nhận xét.
- Oz cắt đoạn MN
- Khi tia Oz cắt đoạn MN
HS ghi bài
- Có
- Không
- Không
2. Tia nằm giữa hai tia:
O
x
z
y
M
N
.
.
Hình 4.a
- Cho 3 tia Ox, Oy, Oz như hình Hình 4.a. Lấy điểm M bất kì trên tia Ox, N bất kì trên tia Oy ( M và N khác O )
Tia Oz cắt đoạn MN tại điểm nằm giữa M và N thì ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
O
x
z
y
M
N
.
.
.
Hình 4.b
O
x
z
y
M
N
.
.
Hình 4.c
Hoạt động 3: CỦNG CỐ.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh hoạt động nhóm để giải.
- Sau vài phút GV đưa kết quả lên màn hình (hoặc bảng phụ) cho HS so sánh kết quả. Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Cho HS làm bài 4 trang 74 SGK.
Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ.
- Học các khái niệm về mặt phẳng, nửa mặt phẳng, biết được tia nằm giữa hai tia.
- Làm các bài còn lại trong SGK.
- Xem trước bài “Góc”.
PHIẾU HỌC TẬP
- Nhóm: …………….. Lớp: …………………….
Điền vào chỗ trống các phát biểu sau:
a) Bất kì đường thẳng nào trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai ………………
………………………………………………………………………………………
b) Cho 3 điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa tia OA, OB khi tia Ox cắt………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………..
PHIẾU HỌC TẬP
- Nhóm: Lớp:
Điền vào chỗ trống các phát biểu sau:
a) Bất kì đường thẳng nào trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai ……
………………………….
b) Cho 3 điểm không thẳng hàng O, A, B. Tia Ox nằm giữa tia OA, OB khi tia Ox cắt………… …………………………
File đính kèm:
- Nuamatphang.doc