1/ MỤC TIÊU:
1.1/Kiến thức cơ bản:
Hiểu được tính chất: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB và ngược lại.
1.2/ Kĩ năng: Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa A và B để giải các bài toán đơn giản.
1.3/ Thái độ: Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng, khi cộng các độ dài, nghim tc, tích cực,
2/ Chuẩn bị:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị: SGK, máy tính, thước, thước có chia khoảng, biểu bảng,
- Tư liệu: SGK, gio n, SBT, sch tham khảo, .
2.2 Chuẩn bị HS:
- Thiết bị: Máy tính, thước có chia khoảng, ôn tập đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, tìm hiểu trước bài tr 120-121 SGK,
- Tư liệu: SGK, SBT
3 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 6 - Lê Kim Tiến - Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Tiết: 9
NS: 23/ 9/2013
BÀI 8 - KHI NÀO THÌ AM + MB = AB?
1/ MỤC TIÊU:
1.1/Kiến thức cơ bản:
Hiểu được tính chất: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM +MB = AB và ngược lại.
1.2/ Kĩ năng: Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa A và B để giải các bài toán đơn giản.
1.3/ Thái độ: Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng, khi cộng các độ dài, nghiêm túc, tích cực, …
2/ Chuẩn bị:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị: SGK, máy tính, thước, thước có chia khoảng, biểu bảng, …
- Tư liệu: SGK, giáo án, SBT, sách tham khảo, ...
2.2 Chuẩn bị HS:
- Thiết bị: Máy tính, thước có chia khoảng, ôn tập đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng, tìm hiểu trước bài tr 120-121 SGK, …
- Tư liệu: SGK, SBT
3/ Các bước lên lớp:
3.1 Ổn định lớp: KTSS
3.2/ Kiểm tra bài cũ: (7’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (7’)
GV: Nêu câu hỏi
1/ Thế nào là đoạn thẳng AB ?
2/ Vẽ 3 điểm A, B, M thẳng hàng (M nằm giữa hai điểm A và B). Nêu tên các đoạn thẳng trong hình vẽ.
GV: cho HS nhận xét
GV: Nhận xét chung
GV: ĐVĐ: khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng bằng độ dài 1 đoạn thẳng?
Hs: Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
BT:
Trong hình vẽ có các đoạn thẳng : AM, MB, AB
HS tham gia nhận xét
Hoạt động 2:1-Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? (18’)
a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,…
b. Các bước tiến hành
Gv: Cho hs đọc ?1 SGK tr 120
GV: Vẽ thêm một hình nữa gần hình vẽ ở phần kiểm tra:
Hs: Đọc ?1 SGK tr 120
?1
Kết luận : AM + MB = AB.
Nhận xét:
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.Ngược
lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
Gv: Gọi 2 Hs lên bảng đo các đoạn thẳng AM, MB, AB. Điền kết quả đo được vào chỗ trống.
Hình a
AM = …
MB = ….
AB = …..
AM + MB =…..
Hình b
AM = …
MB = ….
AB = …..
AM + MB =…..
GV: Cho HS khác kiểm tra lại
GV: Yêu cầu HS so sánh : AM + MB vaØ AB
Gv:Qua ?1 các em có nhận xét gì khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B ?
Gv: Khi AM + MB = AB thì ta kết luận gì về điểm M với hai điểm A và B ?
Gv: Cho hs đọc nhận xét SGK tr 120
Gv: Yêu cầu hs phát biểu lại nhận xét.
Gv: Từ công thức trên, hãy nêu cách tính:
AM = ?
MB =?
GV: Ghi VD lên bảng:
Cho M là điểm nằm giữa A và B. biết AM = 3cm, AB = 8cm. Tính MB.
GV: Theo đề bài cho M nằm vị trí như thế nào so với A và B?
GV: Từ đó ta có biểu thức nào?
GV: Cho 1 HS lên bảng làm, yêu cầu các HS khác cùng làm.
GV: Cho HS nhận xét
GV: Nhận xét chung
Hs: 2Hs lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
2 HS khác kiểm tra lại kết quả
HS: AM + MB = AB
Hs: Rút ra nhận xét như SGK tr 120.
Hs: Đọc nhận xét SGK tr 120.
Hs:Một vài hs phát biểu lại nhận xét
Hs: Nêu cách tính:
AM = AB – MB
MB = AB – AM
HS tìm hiểu đề bài
HS: M là điểm nằm giữa A và B.
HS: Ta có: AM + MB = AB
1 HS lên bảng làm, các HS khác cùng làm.
HS tham gia nhận xét
Hoạt động 3: 2-Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất (5’)
a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,…
b. Các bước tiến hành
Gv:Cho hs tìm hiểu các dụng cụ đo khoảng cách trên mặt đất SGK tr 120-121.
Hs:Tìm hiểu các dụng cụ đo khoảng cách trên mặt đất SGK tr 120-121.
Gv: Làm thế nào để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất?
Hs: Trả lời như SGK tr 120-121.
Gv: Giới thiệu cho hs các trường hợp đo như SGK tr 120-121.
Hs: Theo dõi.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (18’ )
4.1/ Củng cố: (15’)
a. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thuyết trình, diễn giải,…
b. Các bước tiến hành
Gv: Yêu cầu hs nhắc lại :
Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB?
Hs:Nhắc lại như SGK tr 120.
Gv: Cho hs đọc bt 46
GV: Yêu cầu HS đứng lên tóm tắt đề bài.
GV: N nằm giữa I và K thì ta có được biểu thức nào ?
Gv: Gọi 1 Hs lên bảng + khác làm vào vở.
GV: Cho HS nhận xét
GV: Nhận xét chung
GV: Cho HS đọc BT 47
GV: Yêu cầu HS tóm tắt đề bài
GV: Để so sánh EM và MF ta phải làm gì ?
GV: Gọi 1 HS lên bảng làm, Yêu cầu các HS khác cùng làm
Gv: Cho hs nhận xét.
GV: Nhận xét chung
Hs: Đọc bt 46 tr 121 SGK.
HS: Tóm tắt:
N nằm giữa I và K
IN = 3cm
NK = 6cm
IK = ?
HS : ta có: IK = IN +NK
Hs: 2 Hs lên bảng + khác làm vào vở.
HS nhận xét
HS đứng lên đọc Bt 47 tr 121 SGK.
HS: Tóm tắt:
M nằm giữa E và F
EM = 4cm
EF = 8cm
So sánh EM và MF
HS: Tìm độ dài của EM và MF
HS: Lên bảng làm
Ta có :
EM +MF= EF(M nằm giữa E và F)
4 + MF = 8
MF = 8 – 4
MF = 4 (cm)
Vậy EM = MF
Hs: Nhận xét.
Bt 46 tr 121 SGK .
Ta có :
IK = IN +NK (N nằm giữa I và K )
IK= 3 + 6 = 9 (cm )
Vậy IK=9 (cm
Bt 47 tr 121 SGK
Ta có :
EM +MF= EF
(M nằm giữa E và F)
4 + MF = 8
MF = 8 – 4
MF = 4 (cm)
Vậy EM = MF
Hướng dẫn ở nhà ( 3’ )
-Học phần đóng khung trong SGK (nhận xét).
-Tìm hiểu thực tế các dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất và có thể thực hành đo.
-Bt :48;49; 50; 51; 52 trang 121- 122 SGK
-Chuẩn bị tiết sau luyện tập (các bt còn lại, thước có chia khoảng ).
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
File đính kèm:
- GA HH 6 TUAN 09.doc